Tiến sĩ Bùi Thị Hồng Tiến - Giám đốc Quỹ khuyến học, khuyến tài tỉnh Khánh Hòa năm nay đã 75 tuổi đời với 55 năm tuổi đảng. Cuộc đời của Tiến sĩ Bùi Thị Hồng Tiến là tấm gương sáng trong việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Tiến sĩ Bùi Thị Hồng Tiến đã giữ nhiều trọng trách khác nhau, dù ở cương vị công tác nào cô cũng luôn làm việc tận tụy, cống hiến hết sức mình để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Tiến sĩ Bùi Thị Hồng Tiến - Giám đốc Quỹ khuyến học, khuyến tài tỉnh Khánh Hòa năm nay đã 75 tuổi đời với 55 năm tuổi đảng. Cuộc đời của Tiến sĩ Bùi Thị Hồng Tiến là tấm gương sáng trong việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Tiến sĩ Bùi Thị Hồng Tiến đã giữ nhiều trọng trách khác nhau, dù ở cương vị công tác nào cô cũng luôn làm việc tận tụy, cống hiến hết sức mình để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Cô học sinh xuất sắc vinh dự được gặp Bác Hồ

Tiến sĩ Bùi Thị Hồng Tiến có tên khai sinh là Bùi Thị Hảo, sinh năm 1943 trong một gia đình nghèo ở cố đô Mê Linh, quê hương của Hai Bà Trưng, thuộc ngoại thành Hà Nội. Tuy bố mất sớm, mẹ một mình tần tảo nuôi 2 anh em ăn học, nhưng Hồng Tiến nổi tiếng là cô học trò học giỏi, văn thể mỹ hay, là nữ sinh duy nhất trong Xưởng đúc lưỡi cày 51 của Trường Chu Văn An – Hà Nội.
Thời đó, có một kỷ niệm sâu sắc trong đời là cô được gặp Bác Hồ, sau lần cô mạnh dạn viết thư gửi lên Bác Hồ.

Trong thư cô viết:
Thưa Bác Hồ kính mến!
Hôm nay, Bác đến thăm trường cháu, Bác vào xưởng đúc lưỡi cày 51 mà cháu lại bị ốm ở nhà không đi học được, cháu tiếc quá Bác ạ. Cháu viết thư này để Bác hiểu lòng kính mến Bác của cháu. Cháu xin hứa với Bác là: Luôn học tập chăm chỉ, tích cực đúc lưỡi cày để phục vụ đông xuân; luôn học tập sách báo, tu dưỡng rèn luyện để xứng đáng là một Đoàn viên, xứng đáng là cháu ngoan của Bác, Phấn đấu không ngừng để thực hiện lý tưởng của Đoàn, của Đảng. Cháu gửi Bác những chiếc hôn kính mến nhất.
Cháu ngoan của Bác
Bùi Thị Hảo
Một niềm vui bất ngờ đến với Hảo, chiều ngày 10-1-1959, Hảo đang làm ở xưởng đúc, cô Thuận vào xin phép thầy Kính cho em Hảo về sớm. Cô căn dăn: 17 giờ 45 chiều nay em đến Văn phòng Đảng ủy nhà trường gặp thầy Hiểu trưởng. Bước vào phòng đã có 5 bạn nữ của các trường khác và thầy Châu - Hiệu trưởng chờ sẵn. Vừa ngồi vào bàn thầy Châu hỏi ngay: Em viết thư lên Bác Hồ phải không? Hảo trả lời: Vâng ạ! Thầy bảo, vậy hôm nay em cùng 5 bạn được lên gặp Bác. Hảo cùng các bạn sung sướng reo to, bởi quá bất ngờ và không nghĩ mình vinh dự được lên gặp Bác.

Trong lần gặp Bác Hồ buổi tối hôm ấy ở Phủ Chủ tịch, Hảo và các bạn được Bác ân cần hỏi thăm hoàn cảnh từng người, về thành tích học tập, tham gia công tác của lớp, của trường. Ngoài được tặng mỗi người một hộp kẹo, Hảo và các bạn còn được Bác mời xem phim với các cô, chú trong Phủ Chủ tịch. Trước lúc ra về, Bác căn dặn: Các cháu hãy cố gắng học tập, rèn luyện tốt để sau này phục vụ nhân dân. Từ đó, lời Bác căn dặn cứ vang mãi, như một lời nhắc nhở, động viên Hảo trên mỗi chặng đường học tập, công tác.

Đi theo tiếng gọi của Đảng

Mùa thu năm 1959, Hồng Tiến từ giã mẹ, bạn bè, người thân và ngôi trường đầy ắp những kỷ niệm của tuổi thơ, xung phong lên đường phục vụ công trình Đường sắt Thanh niên Đông Anh – Thái Nguyên. Từ đây tên thường gọi của cô là Bùi Thị Hồng Tiến. Tối trước khi lên đường, cô ôm mẹ vào lòng thủ thỉ và hứa với mẹ sẽ tiếp tục phấn đấu học lên đại học, nước mắt mẹ trào ra, mẹ thương và lo cho Tiến còn trẻ người non dạ, phải đi công trường sẽ vất vả quá sớm. Nhưng mẹ biết sẽ không giữ Hồng Tiến được bên mình, vì cô con gái đã quyết muốn được cống hiến sức mình cho Tổ quốc, được rèn luyện trong thực tế để tiến bộ. Bất chợt cô đọc những câu thơ tự làm để mẹ vui lòng: “Mẹ thân yêu ơi. Tự hào mẹ nhé. Đứa con tuy bé. Mà đã nên người. Mẹ cười đi mẹ”.

Hồng Tiến tâm sự qua những trang viết của mình: Ánh mắt mẹ là muôn ngàn sức mạnh, đã đưa con đi suốt trên con đường này. Con hứa với mẹ từ nay con sẽ rèn luyện không ngừng, để xứng đáng là người cộng sản. Trong cuốn nhật ký “Vào đời” với nét chữ nắn nót, Hồng Tiến đã viết: “Xe đi dầm dập. Lòng tôi dâng trào. Sung sướng tự hào. Tôi vui vui nhất. Tim tôi mạnh đập. Lòng tôi cháy bừng. Được mang sức mình. Đắp xây Tổ quốc”.

Trên công trình Thanh niên xây dựng đường sắt Đông Anh - Thái Nguyên, nữ Bí thư Chi đoàn C202 Bùi Thị Hồng Tiến đã cùng hàng vạn thanh niên tình nguyện bất chấp cái nắng hè oi bức hay mùa đông giá rét, lạnh buốt thấu xương và những cơn sốt rét nơi rừng thiêng nước độc hành hạ, nhưng đã không làm cho cô gái trẻ và những thanh niên tình nguyện lùi bước. Các khẩu hiệu: “Sống bám cầu bám đường, chết kiên cường dũng cảm”; “Tim có thể ngừng đập, nhưng tuyến đường sắt không thể hỏng”… đã trở thành lẽ sống và mục tiêu hành động của thanh niên đường sắt lúc bấy giờ. Những lời dạy bảo ân cần của Bác Hồ năm xưa, cũng như hình ảnh cuộc sống sôi nổi của Pa-ven trong “Thép đã tôi thế đấy”. Cuốn sách gối đầu giường của bao thế hệ thanh niên Việt Nam mà cô đọc say sưa đã tiếp thêm sức mạnh cho Tiến, câu nói bất hủ của Pa-ven: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình. Để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…”.

Nhiều đêm trong mơ, Tiến lại thấy hình ảnh người chiến sĩ cộng sản đó đang vẫy tay cười gọi Tiến, và ngay tại tổng công trường xây dựng đường sắt thanh niên, nơi mưa bom, lửa đạn, Bí thư Chi đoàn Bùi Thị Hồng Tiến được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng vào ngày 8-1-1963. Cô Tiến chia sẻ: “Tôi đã mất ngủ cả đêm khi biết ngày mai mình được kết nạp vào Đảng, tâm trạng vừa lo lắng và nôn nao chờ đợi, vừa vinh dự, tự hào. Giây phút được đọc lời tuyên thệ dưới cờ Đảng tôi thấy thật thiêng liêng và hạnh phúc”.

Sau chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ lần thứ nhất, người Bí thư đoàn – Phó Trưởng ban Tuyên huấn Đoàn thanh niên Tổng cục Đường sắt Bùi Thị Hồng Tiến được đơn vị phân công đi học tại Trường đoàn Trung ương. Ra trường, cô được phân công phụ trách Trưởng ban Tuyên huấn Đoàn thanh niên Giao thông vận tải Trung ương và lần lượt trải qua nhiều trọng trách ở Tổng cục Đường sắt và ngành Giao thông vận tải. Tháng 9-1975, cô được Ban Tổ chức Trung ương và Trung ương Đoàn chọn đi dự lễ kỷ niệm 30 năm Chiến thắng phát xít Đức ở Vongarat – Liên bang Xô Viết.

Mãi giữ vững nhân cách người đảng viên

Năm 1977, cô Tiến trở về quê chồng, “Miền thùy dương cát trắng, nắng vàng” - Nha Trang và phụ trách Khoa Lịch sử Đảng của Trường Đảng Phú Khánh. Đến năm 1982, cô tiếp tục đi học Trường Đại học Tuyên giáo Trung ương và chuyển tiếp lên học ở Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc Hà Nội. Sau đó, cô tiếp tục ở trường làm nghiên cứu sinh chuyên ngành Lịch sử Đảng. Ra trường, cô được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng, rồi Hiệu trưởng Trường Đảng tỉnh Khánh Hòa. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Khánh Hòa lần thứ IV, cô được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Cô Tiến tâm sự: “Nhờ được tôi rèn trong chiến tranh, được trau dồi những phẩm chất tốt đẹp của người cộng sản, đã thôi thúc tôi vượt qua bao khó khăn gian khổ, tích cực học tập, công tác, hết lòng chăm lo cho chồng, con, gia đình.” Trong gần 30 năm vừa làm nhiệm vụ quản lý (Hiệu trưởng), vừa tham gia công tác “trồng người”, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo cho tỉnh, nhiều học viên được cô trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng đã trở thành cán bộ chủ chốt các cấp của tỉnh Khánh Hòa. Trong những năm giảng dạy và làm quản lý, cô Tiến đã nghiên cứu 4 đề tài khoa học cấp tỉnh, được ứng dụng vào công tác giảng dạy của nhà trường, góp phần đổi mới một số mặt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương. Đồng thời, làm chủ biên cuốn sách “Những điểm sáng trong kinh tế hộ ở nông thôn Khánh Hòa” - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1999. Trong câu chuyện với tôi, cô Hồng Tiến vẫn canh cánh trong lòng làm sao phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, tư duy chiến lược, rèn luyện bản lĩnh, năng lực lãnh đạo, quản lý và điều hành cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Với 75 năm tuổi đời, 55 năm tuổi Đảng, về hưu nhưng cô Bùi Thị Hồng Tiến vẫn xắn tay áo lo công việc của Đảng, của nhân dân. Đối với cô, lời thề năm xưa vẫn văng vẳng bên tai: “Cống hiến cho Đảng đến hơi thở cuối cùng”. Hiện tại, cô đảm nhận nhiều nhiệm vụ: Trưởng Ban Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Hội Trí thức Khánh Hòa, Giám đốc Quỹ Khuyến học, khuyến tài Khánh Hòa… Tâm huyết với sự nghiệp trồng người, bằng uy tín của mình, cô cùng với các thành viên Hội đồng Quỹ khuyến học, khuyến tài đã tích cực vận động các nhà tài trợ trong và ngoài tỉnh ủng hộ, mỗi năm Quỹ đã trao trên 1000 suất học bổng và phần thưởng tới sinh viên, học sinh trên địa bàn tỉnh, mỗi suất học bổng từ 1 triệu đến 7 triệu đồng. Riêng cá nhân cô đã đóng góp và trao hơn 100 suất học bổng, mỗi suất 1 triệu đồng, tới các sinh viên, học sinh hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha mẹ. Điều cô tâm đắc nhất là Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng. Đây không chỉ là sân chơi bổ ích, cơ hội cho học sinh giao lưu, học hỏi, kết bạn với những bạn bè có cùng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, mà còn khơi dậy tính sáng tạo, rèn giũa tính kiên nhẫn, tiết kiệm; hướng các em có trách nhiệm hơn trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn nảy sinh trong cuộc sống hiện đại, tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo những sản phẩm, những giải pháp hữu ích, có hàm lượng trí tuệ cao, góp phần phục vụ sản xuất, đời sống, việc học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động xã hội.

Gặp cô trong buổi lễ mít tinh kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và trao huy hiệu 55 tuổi đảng, cô chia sẻ: “Cảm giác của ngày hôm nay thật xúc động, rất đỗi vinh dự và tự hào. Cũng giống như ngày tôi được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng”. Tôi luôn nhớ lời Bác dạy: học để phục vụ nhân dân, nên còn sức khỏe tôi còn làm việc. Nay dù ở cương vị nào tôi vẫn không ngừng học tập, giữ gìn nhân cách, phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của một người Đảng viên cộng sản./.
Nguyễn Quốc Ninh
Tiến sĩ Bùi Thị Hồng Tiến - Giám đốc Quỹ khuyến học, khuyến tài tỉnh Khánh Hòa năm nay đã 75 tuổi đời với 55 năm tuổi đảng. Cuộc đời của Tiến sĩ Bùi Thị Hồng Tiến là tấm gương sáng trong việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Tiến sĩ Bùi Thị Hồng Tiến đã giữ nhiều trọng trách khác nhau, dù ở cương vị công tác nào cô cũng luôn làm việc tận tụy, cống hiến hết sức mình để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Cô học sinh xuất sắc vinh dự được gặp Bác Hồ Tiến sĩ Bùi Thị Hồng Tiến có tên khai sinh là Bùi Thị Hảo, sinh năm 1943 trong một gia đình nghèo ở cố đô Mê Linh, quê hương của Hai Bà Trưng, thuộc ngoại thành H&agra

Tin khác cùng chủ đề

Chương trình truyền hình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2021”
Công an Khánh Hòa: Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 tại Huyện ủy Cam Lâm
Nhớ Bác Hồ trong mùa xuân thành lập Đảng
"CHIẾU CẦU HIỀN" CỦA TRUNG ƯƠNG

Gửi bình luận của bạn