"CHIẾU CẦU HIỀN" CỦA TRUNG ƯƠNG

Trong bài viết đăng trên Báo Cứu quốc ngày 20-11-1946, sau khi nhận khuyết điểm về việc chưa chiêu mộ được hết hiền tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “… Các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết”.
"CHIẾU CẦU HIỀN" CỦA TRUNG ƯƠNG
"CHIẾU CẦU HIỀN" CỦA TRUNG ƯƠNG

Trong bài viết đăng trên Báo Cứu quốc ngày 20-11-1946, sau khi nhận khuyết điểm về việc chưa chiêu mộ được hết hiền tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “… Các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết”.

Đó được xem như “chiếu cầu hiền” của người đứng đầu Chính phủ nước Việt Nam non trẻ lúc bấy giờ. Sau hơn bảy thập niên, tinh thần đó lại được thể hiện rất rõ tại Hội nghị Trung ương 12, khóa XII, với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm trong thảo luận, quyết nghị các vấn đề liên quan đến phát hiện, lựa chọn cán bộ, quyết tâm không bỏ sót cán bộ tốt. Tinh thần đó được dư luận hết sức ghi nhận, xem đây là thông điệp về trọng dụng hiền tài của Đảng.

Tư duy trọng người tài của Bác Hồ không chỉ thể hiện ở việc tìm kiếm người tài, mà còn ở việc sử dụng người tài. Ảnh minh họa: TTXVN

Thực tiễn cho thấy, các triều đại trong lịch sử dân tộc đều coi việc tìm chọn hiền tài là vấn đề hệ trọng của quốc gia. Nhà Lý cho ra đời Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước ta để mở khoa thi đầu tiên đào tạo nhân tài. Năm 1253, nhà Trần lập Quốc học viện, ban hành thể lệ thi cử rất nghiêm khắc để tránh chuyện con nhà giàu chạy chọt đỗ đạt. Vua Lê Lợi ngay năm đầu lên ngôi đã hạ chiếu: “Muốn thịnh trị phải được người hiền tài…”. Sách "Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ" của nội các triều Nguyễn ghi lại, có tới 11 lần vua Minh Mạng ban dụ để cầu người hiền tài tham gia vào bộ máy hành chính nhà nước… Trong thời đại Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quan tâm phát hiện và trọng dụng những cá nhân kiệt xuất, tài năng trên các lĩnh vực. Đó là nguyên nhân tiên quyết giúp Đảng lãnh đạo toàn dân tộc đi đến những thắng lợi cách mạng vẻ vang. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, mặc dù công tác cán bộ (CTCB) đã được đổi mới nhiều nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót, vẫn còn kẽ hở để những cá nhân cơ hội, kém đức, kém tài chui vào bộ máy, tạo dựng bè cánh, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vẫn còn thực trạng “chảy máu chất xám” khi cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài chưa được hoàn thiện đồng bộ, dẫn đến bỏ sót cán bộ tốt.

Vậy, làm thế nào để phát hiện, lựa chọn được những hiền tài cho quốc gia? Trước hết cần nhớ lời Bác dạy: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận”. Bác đã nêu gương và để lại bài học quý về việc chịu trách nhiệm của người đứng đầu trong CTCB. Vận vào thực tiễn hiện nay, trong tiến hành CTCB, những người đứng đầu, một mặt cần chú trọng quy hoạch, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ tốt; mặt khác phải thấy rõ trách nhiệm khi chọn nhầm cán bộ hay chưa chiêu mộ được người tài ở cơ quan, đơn vị do mình phụ trách.

Tâm huyết với việc đánh giá đúng để lựa chọn đúng cán bộ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Trong công tác chuẩn bị nhân sự, phải nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm rất cao, thật sự khách quan, công tâm, trong sáng, chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức, quy chế, quy định của Đảng, đặt sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Quan điểm ấy được đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng ủng hộ, trông chờ hiện hữu trong CTCB ở các cấp. Theo đó, Đảng cần tập trung một hệ thống các giải pháp từ xây dựng quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; xây dựng các quy chế về CTCB, trong đó có đánh giá, tuyển chọn, bầu cử, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ, luân chuyển cán bộ; đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách thu hút nhân tài cho Đảng và hệ thống chính trị.

Đất nước, nhân dân trông chờ và hy vọng vào đội ngũ cán bộ hội tụ cả đức và tài, nhất là cán bộ cấp cao sắp tới khi Đảng đã có chiến lược rất rõ ràng về cán bộ, với việc thấu triệt quan điểm: “Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”-lời căn dặn đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không lúc nào được quên!

ĐÀO HỒNG

Theo https://www.qdnd.vn/cung-ban-luan/chieu-cau-hien-cua-trung-uong-617797

Trong bài viết đăng trên Báo Cứu quốc ngày 20-11-1946, sau khi nhận khuyết điểm về việc chưa chiêu mộ được hết hiền tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “… Các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết”. Đó được xem như “chiếu cầu hiền” của người đứng đầu Chính phủ nước Việt Nam non trẻ lúc bấy giờ. Sau hơn bảy thập niên, tinh thần đó lại được thể hiện rất rõ tại Hội nghị Trung ương 12, khóa XII, với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm trong thảo luận, quyết nghị các vấn đề liên quan đến phát hiện, lựa chọn cán bộ, quyết tâm không bỏ sót cán bộ tốt. Tinh thần đó được dư luận hết sức ghi nhận, xe

Tin khác cùng chủ đề

Chương trình truyền hình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2021”
Công an Khánh Hòa: Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 tại Huyện ủy Cam Lâm
Nhớ Bác Hồ trong mùa xuân thành lập Đảng
Tiểu đoàn 460 học tập và làm theo Bác
19 tập thể và cá nhân được vinh danh tại chương trình Vinh quang Việt Nam 2019

Gửi bình luận của bạn