Ngày 18/5/1946, trên trang nhất báo Cứu Quốc xuất bản tại Hà Nội có đăng bài báo đặc biệt, với tựa đề: “Cụ Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam”, bài báo đã chính thức thông báo ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngày 19 tháng 5 năm 1890. Và kể từ thời điểm đó, mỗi dịp tháng 5 về, hàng triệu trái tim người Việt và bạn bè trên khắp thế giới luôn dành nhiều tình cảm kính yêu, bồi hồi, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.
Bài học sâu sắc từ những mẩu chuyện  về Ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bài học sâu sắc từ những mẩu chuyện về Ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 18/5/1946, trên trang nhất báo Cứu Quốc xuất bản tại Hà Nội có đăng bài báo đặc biệt, với tựa đề: “Cụ Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam”, bài báo đã chính thức thông báo ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngày 19 tháng 5 năm 1890. Và kể từ thời điểm đó, mỗi dịp tháng 5 về, hàng triệu trái tim người Việt và bạn bè trên khắp thế giới luôn dành nhiều tình cảm kính yêu, bồi hồi, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.

Ngày 19/5/1946, lần đầu tiên một hình thức mừng sinh nhật Bác được tổ chức như để biểu thị khối đại đoàn kết của toàn dân quanh vị lãnh tụ của một quốc gia non trẻ đang đương đầu với những thử thách to lớn. Hôm đó, tại Bắc Bộ phủ, Bác Hồ đã tiếp đại biểu thiếu nhi Thủ đô, tự vệ, hướng đạo sinh và các đại biểu Nam Bộ đến chúc thọ. Đáp lại tình cảm của mọi người, Bác nói “Thật ra, các bác ở đây làm to sinh nhật tôi, chứ tuổi 56 chưa có gì đáng chúc thọ, cũng hãy còn như thanh niên cả, mà trước các anh, các chị, trước cảnh êm vui ở Bắc đây, tôi thật thấy làm xấu hổ rằng trong Nam chưa được thái bình”. Và những năm sau đó cứ đến dịp kỷ niệm ngày sinh của mình, Bác thường dặn trước các địa phương, các cơ quan là không nên tổ chức chúc thọ linh đình, vì Bác sợ tốn thời giờ, tiền bạc của Nhân dân, trong lúc đời sống và cuộc chiến đấu của Nhân dân còn khó khăn, gian khổ…



Ngày 19/5/1947, giữa lúc chiến tranh lan rộng ra cả nước, sinh nhật Bác diễn ra tại một địa điểm bí mật trên chiến khu ở Sơn Dương (Tuyên Quang) chỉ với một bó hoa rừng của những người thân cận tặng Người đứng đầu cuộc kháng chiến. Nhưng Bác đã dành bó hoa ấy để đi viếng người cấp dưỡng của mình vừa qua đời vì sốt rét.

Ngày 19/5/1948, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đã gửi thư chúc mừng nhân sinh nhật Bác. Đáp lại những lời chúc mừng, Bác viết thư cảm ơn, có đoạn: "Đồng bào yêu mến chúc thọ tôi, tôi biết lấy gì, nói gì để báo đáp lại lòng thân ái ấy? Tôi chỉ có một cách báo đáp là kiên quyết cùng đồng bào chịu cực, chịu khổ, quyết cùng đồng bào kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn…".

Ngày 19/5/1949, Bác không muốn tổ chức lễ mừng sinh nhật của mình, vả lại lúc này tình hình chiến sự đang ác liệt. Vì thế để trả lời một số cán bộ đề nghị tổ chức sinh nhật mình, trước ngày 19/5, Bác đã làm bài thơ “Không đề”:

“Vì nước nên chưa nghĩ đến nhà
Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già
Chờ cho kháng chiến thành công đã
Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta”.

Trước ngày 19/5/1950, tại một cuộc họp cán bộ các cơ quan Trung ương ở Thác Dẫng (Tuyên Quang), để cảm ơn và đáp lại lời chúc thọ của mọi người, Bác đã làm bài thơ:

“Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán
So với ông Bành vẫn thiếu niên
Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe
Trần mà như thế kém gì tiên”.

Khi ở Hà Nội, đúng vào dịp sinh nhật (ngày 19/5), Bác thường sắp xếp đi làm việc, thăm hỏi một nơi khác để tránh những nghi lễ phiền phức tốn kém.

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa II năm 1963 khai mạc đúng vào dịp chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 73 ngày sinh của Bác. Trong kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội đã nhất trí đề nghị Quốc hội trao tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam. Biết tin, Bác nói: “Tôi vừa nhận được một tin tức làm tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để thưởng người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội”; Bác nói tiếp: “Miền Nam thật là xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc” và xứng đáng được tặng Huân chương cao quý nhất, vì những lẽ đó, tôi xin Quốc hội đồng ý thế này: Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình, thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng vui mừng”.


Dịp sinh nhật lần thứ 79 (năm 1969), ngày 11/5/1969, Bác Hồ đến thăm và nói chuyện thân mật với các đại biểu dự Hội nghị cán bộ cấp cao toàn quân. Khi Bác vào phòng họp, mọi người đứng dậy hô vang: “Hồ Chủ tịch muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Bác thân mật hỏi thăm: “Các chú khỏe cả chứ? Có vui không?”, những lời đáp: “Thưa Bác chúng cháu khỏe. Thưa Bác! Vui lắm ạ!”, và Bác bảo “Thế là tốt. Vậy các chú vỗ tay đi”. Cả hội trường lại được dịp vang lên những tràng vỗ tay vui mừng, phấn chấn.

Chiều 18/5, các đồng chí trong Bộ Chính trị và một số ủy viên Trung ương Đảng vào chúc thọ Bác ở nhà họp Bộ Chính trị, ngay sau nhà sàn. Bác Hồ ngồi thoải mái phía đầu bàn, mọi người đứng, ngồi vây quanh. Đồng chí Lê Duẩn đứng lên chúc thọ và đồng chí Tố Hữu tặng hoa Bác. Khi bánh kẹo bưng ra, Bác thân mật mời và lại căn dặn nhớ mang phần về cho các cô, các cháu ở nhà. 10 giờ 30 phút ngày 19/5, Bác tiếp chị Phan Thị Quyên (vợ Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi). Cũng trong ngày này, Bác gửi tặng tỉnh Nghệ An tấm ảnh chân dung có ghi phía dưới ảnh “Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi công tác, phải hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân”. Nào ai biết đó là sinh nhật cuối cùng của Bác.

Qua những mẩu truyện kể về Ngày sinh nhật Bác, cho chúng ta bài học sâu sắc: Sự từ chối lễ nghi phiền phức của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Chủ tịch nước, lãnh tụ tối cao của Ðảng ta, trong những dịp kỷ niệm ngày sinh của mình thể hiện đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác. Nhân cách ấy, sự cao thượng ấy càng làm cho hình ảnh Bác Hồ trở nên cao đẹp và là tấm gương mẫu mực về đức tính khiêm tốn, giản dị, của người đứng đầu đất nước, của một lãnh tụ Đảng đối với toàn Đảng, toàn dân. Đó là tinh thần lạc quan, yêu đời, khát vọng cháy bỏng thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Người xưa có câu: “Phú quý sinh lễ nghĩa”. Trong thực tế đời sống kinh tế, vật chất của Nhân dân ta hiện nay ngày được nâng cao; đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng phong phú. Ngày sinh nhật của mỗi người được gia đình, người thân, bạn bè và tổ chức công đoàn cơ quan quan tâm tổ chức trong không khí tình cảm yêu thương, ấm áp. Đây là nét đẹp văn hóa tinh thần cần được phát huy. Song bên cạnh đó, do nhận thức chưa đầy đủ, nên cũng không ít người muốn thể hiện mình, đã tổ chức những tiệc sinh nhật phô trương, xa hoa, lãng phí và cũng không ít tiệc sinh nhật trở thành dịp quà cáp, biếu xén để mưu cầu lợi ích cá nhân. Bên cạnh đó, một số thanh niên tổ chức tiệc sinh nhật với cảnh ăn chơi trác táng, gây rối đánh nhau… Đây là những biểu hiện lệch lạc, trái với ý nghĩa văn hóa tinh thần tốt đẹp của ngày sinh nhật, cần phải phê phán, loại bỏ trong đời sống xã hội.

Trong những ngày tháng 5 lịch sử này, toàn Đảng, toàn dân ta luôn nhớ về ngày sinh của Bác (19/5) với tấm lòng thành kính và biết ơn công lao to lớn của Người - Người đã đưa đất nước ta từ nô lệ, lầm than trở thành một đất nước tự do, độc lập và đang vững bước trên con đường: Độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. Năm nay, nhân kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm thực hiện Di chúc của Người, với tấm lòng kính yêu vô hạn mỗi người chúng ta nguyện học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, và ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Di chúc của Người trước lúc đi xa: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh…” .

Nguyễn Thọ
Ngày 18/5/1946, trên trang nhất báo Cứu Quốc xuất bản tại Hà Nội có đăng bài báo đặc biệt, với tựa đề: “Cụ Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam”, bài báo đã chính thức thông báo ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngày 19 tháng 5 năm 1890. Và kể từ thời điểm đó, mỗi dịp tháng 5 về, hàng triệu trái tim người Việt và bạn bè trên khắp thế giới luôn dành nhiều tình cảm kính yêu, bồi hồi, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Ngày 19/5/1946, lần đầu tiên một hình thức mừng sinh nhật Bác được tổ chức như để biểu thị khối đại đoàn kết của toàn dân quanh vị lãnh tụ của một quốc gia non trẻ đang đương đầu vớ

Tin khác cùng chủ đề

Giá trị đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng hiện nay
Chương trình truyền hình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2021”
Công an Khánh Hòa: Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 tại Huyện ủy Cam Lâm
Nhớ Bác Hồ trong mùa xuân thành lập Đảng

Gửi bình luận của bạn