Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Kế thừa và phát triển tư tưởng của Người, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng, là động lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là định hướng quan trọng để Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trong những năm qua.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng sáng tạo vào thực tiễn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng sáng tạo vào thực tiễn tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là hệ thống những luận điểm, nguyên tắc, phương pháp tập hợp quần chúng nhân dân, tổ chức lực lượng cách mạng nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác”. Khi đề cập đến vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đoàn kết làm nên sức mạnh và là cội nguồn của thành công: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. Để đánh bại các thế lực đế quốc, thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và con người, bên cạnh tinh thần yêu nước, cần phải xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Người khẳng định Dân tộc Việt Nam là một, Nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”.

Bác Hồ chỉ huy dàn nhạc giao hưởng chơi bài nhạc Kết đoàn tại đêm Dạ hội Nhân dân thủ đô mừng thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng vào ngày 03/9/1960

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đại đoàn kết toàn dân là phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, tinh thần cộng đồng của dân tộc; phải có lòng khoan dung, độ lượng, tin vào Nhân dân, tin vào con người; đồng thời luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp - dân tộc để tập hợp lực lượng, với phương châm “nước lấy dân làm gốc”. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người căn dặn: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Suốt 93 năm qua, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ ở từng giai đoạn để đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đặc biệt là quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hơn 35 đổi mới. Bám sát tinh thần đó, tỉnh Khánh Hòa luôn quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần tạo sự đồng thuận trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh. Cấp ủy đảng các cấp thường xuyên chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết. Chính quyền các cấp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực phục vụ Nhân dân; chủ động cung cấp thông tin đối với các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, đồ án, dự án có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện nhằm tạo sự đồng thuận. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được thực hiện ngày càng hiệu quả.

Trong phát triển kinh tế, tỉnh đặc biệt quan tâm phát triển đa dạng các thành phần kinh tế. Chú trọng liên kết vùng, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Phú Yên, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh…; tham gia liên kết phát triển vùng duyên hải miền Trung. Quan tâm phát triển kinh tế ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân; đẩy mạnh hỗ trợ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng;... Nhờ vậy, đời sống của người đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên, đến năm 2021, thu nhập bình quân đạt trên 14 triệu đồng, tăng gần 12 lần so với năm 2005. Bên cạnh đó, đời sống tinh thần của người dân được quan tâm cải thiện. Về văn hóa, 100% cấp xã đều có điểm sinh hoạt văn hóa phục vụ người dân; nhiều hoạt động văn hóa được duy trì thường xuyên như “Ngày văn hóa các dân tộc”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”;… bản sắc văn hóa các dân tộc được giữ gìn và phát huy; các phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan dần bị đẩy lùi. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động, 100% trạm y tế đạt bộ tiêu chí quốc gia. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa; thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu dạy và học;…

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh trao bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Với vai trò nòng cốt trong đoàn kết, tập hợp nhân dân, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp Nhân dân; động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước. Chủ động gặp gỡ già làng, người có uy tín trong các dân tộc; phối hợp tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo. Trong giai đoạn 2019-2022, toàn tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, tặng hơn 7.700 phần quà, trị giá hơn 3 tỷ đồng chúc mừng các cơ sở thờ tự, các tổ chức tôn giáo nhân dịp các ngày lễ trọng; tặng hơn 15.000 phần quà trị giá trên 10 tỷ đồng cho bà con các huyện miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, góp phần tăng cường tình đoàn kết, gắn bó trong các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc, các tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trao nhà đại đoàn kết cho người dân Khánh Vĩnh

Nhiều phong trào thi đua đã thu hút đông đảo người dân hưởng ứng, như: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau; Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam… Trong 20 năm qua, MTTQ và các tổ chức thành viên đã vận động quà, tiền với tổng trị giá hơn 116 tỷ đồng; từ nguồn vận động đã hỗ trợ xây mới 1.300 nhà đại đoàn kết (50 triệu đồng/nhà), sửa chữa 2.500 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo. Công tác an sinh xã hội, hỗ trợ Nhân dân bị thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai, bão lũ được chú trọng thực hiện với nhiều hình thức, nhận được sự chung tay của các tổ chức, các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, các tôn giáo, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Kết quả của các phong trào, cuộc vận động lớn đã góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc; đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh; củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, phong trào thi đua “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19” đã thật sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, làm sáng lên hình ảnh tốt đẹp về tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc trong những thời điểm gian nan, nguy cấp nhất.

Bên cạnh đó, vai trò giám sát của Mặt trận ở cơ sở thông qua Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tiếp tục được duy trì và phát huy. Thời gian qua, các Ban Thanh tra nhân dân đã tổ chức hàng nghìn cuộc giám sát và kiến nghị xử lý các vụ việc. Hàng năm, các Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức hơn 500 cuộc giám sát, tích cực tham gia các hoạt động hòa giải ở cơ sở, tỷ lệ hòa giải thành đạt 84%. Các ý kiến, kiến nghị qua giám sát đều được các đơn vị liên quan tiếp thu, khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng các công trình, dự án được triển khai xây dựng, đảm bảo vốn, tài sản của Nhà nước, lợi ích của cộng đồng, tạo niềm tin trong Nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở. Vai trò nòng cốt của Ban Công tác Mặt trận tại khu dân cư trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy tốt. Hàng năm, vận động trên 97% hộ gia đình và 100% khu dân cư đăng ký đạt danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; xây dựng, triển khai 130 mô hình điểm về khu dân cư tự quản; vận động Nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực tham gia phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng với hơn 130 mô hình hiệu quả, như: Hỗ trợ cho vay không lấy lãi; giúp nhau vần đổi công lao động, tín chấp ngân hàng chính sách xã hội,... Đến tháng 10/2022, toàn tỉnh có 61/92 xã (66,3%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; không còn xã dưới 10 tiêu chí; số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới bình quân chung trên địa bàn tỉnh là 16,4 tiêu chí/xã.

Bên cạnh những ưu điểm, việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân còn một số hạn chế: Cấp ủy đảng, chính quyền một số nơi chưa nhận thức sâu sắc, toàn diện về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, chưa phát huy được vai trò, quyền làm chủ của Nhân dân. Chủ trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân có lúc, có nơi chưa được thực hiện nghiêm túc. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có nơi chưa sâu sát với Nhân dân và cơ sở; chưa chủ động nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Việc tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân đối với các dự án, công trình đôi lúc chưa đảm bảo quy trình. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội đôi lúc chưa đáp ứng với tình hình mới;…

Để tiếp tục phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ về chính trị kinh tế xã hội, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng tỉnh Khánh Hòa thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục quan tâm, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tăng cường công tác vận động quần chúng, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân, nhất là những vấn đề phát sinh; làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở, không để xảy ra các điểm nóng. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Thường xuyên trao đổi, đối thoại, lắng nghe và giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng sát cơ sở, cụ thể, thiết thực; thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong việc triển khai, thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Thực hiện tốt công tác biểu dương các điển hình các mô hình tốt, những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động là động lực khuyến khích các tập thể, cá nhân. Xây dựng, củng cố tổ chức đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ ở cơ sở, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân; tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta, là sức mạnh quyết định sự thành bại của cách mạng. Vì vậy, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm là động lực nhằm khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống cách mạng, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, góp phần thực hiện các mục tiêu chính trị của đất nước, của tỉnh trong giai đoạn mới, nhất là thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 

                                                                                                          Lâm An

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là hệ thống những luận điểm, nguyên tắc, phương pháp tập hợp quần chúng nhân dân, tổ chức lực lượng cách mạng nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của toàn dân tộc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác”. Khi đề cập đến vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đoàn kết làm nên sức mạnh và là cội nguồn của thành công: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại th&agrave

Tin khác cùng chủ đề

Giá trị đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng hiện nay
Chương trình truyền hình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2021”
Công an Khánh Hòa: Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 tại Huyện ủy Cam Lâm
Nhớ Bác Hồ trong mùa xuân thành lập Đảng

Gửi bình luận của bạn