Cách đây đúng 72 năm (11/6/1948 - 11/6/2020), khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn cam go, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, mở đầu cho phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, động viên mọi lực lượng cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc, “làm cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc chóng thành công” theo tinh thần Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc ngày 27/3/1948 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Thấm nhuần tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thấm nhuần tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cách đây đúng 72 năm (11/6/1948 - 11/6/2020), khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn cam go, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, mở đầu cho phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, động viên mọi lực lượng cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc, “làm cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc chóng thành công” theo tinh thần Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc ngày 27/3/1948 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

 

 

Bác nhấn mạnh: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái, bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ đều cần phải trở nên một chiến sỹ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa… Ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc”.

 

Lời kêu gọi của Bác đã động viên, cổ vũ và truyền thêm sức mạnh, thôi thúc mọi người dân Việt Nam phát huy tinh thần yêu nước, nêu cao ý chí cách mạng, ra sức thi đua chiến đấu giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

 

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước đã dấy lên phong trào thi đua yêu nước sâu rộng, toàn dân hăng hái thi đua “diệt giặc đói,” “diệt giặc dốt,” “diệt giặc ngoại xâm”.

 

Đồng bào ở hậu phương ra sức thi đua tăng gia sản xuất với tinh thần “Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sỹ, hậu phương thi đua với tiền tuyến”.

 

Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất trong công nhân diễn ra sôi nổi ở nhiều nơi. Ngành quân giới thi đua sản xuất nhiều vũ khí phục vụ chiến trường. Ngành giáo dục thi đua xóa nạn mù chữ. Các chiến sỹ ở chiến trường thi đua giết giặc lập công…

 

Đại hội Chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (năm 1952) với sự tham gia của 154 Chiến sỹ thi đua công, nông, binh và trí thức, đã tuyên dương các Anh hùng Lao động Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh; các Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Chiên, Cù Chính Lan (truy tặng), La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị.

 

Đây là những Anh hùng đầu tiên tiêu biểu cho phong trào thi đua yêu nước của quân và dân ta, đã tiếp thêm ý chí quyết chiến, quyết thắng, động lực mạnh mẽ cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc.

 

Nhiều tấm gương quả cảm, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh như Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo…, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.

 

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam (1954-1975), thực hiện Nghị quyết của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước” (26/01/1961), các ngành, các cấp đã phát động nhiều phong trào thi đua, điển hình là: Phong trào thi đua trong nông nghiệp với lá cờ đầu là Hợp tác xã Đại Phong (Quảng Bình); Phong trào thi đua trong công nghiệp với điển hình là Nhà máy cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng); Phong trào thi đua “Hai tốt” trong giáo dục, đào tạo với điển hình là Trường Phổ thông Cấp II Bắc Lý (Hà Nam). Các phong trào thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”, “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”; “Ngày thứ bảy đẩy mạnh sản xuất”, “Tay búa, tay súng”; “Ba sẵn sàng” ,“Năm xung phong”, “Ba đảm đang”... được dấy lên rộng khắp.

 

Từ tháng 2/1965 đến tháng 4/1965 đã có 2,5 triệu nam, nữ thanh niên miền Bắc hăng hái tình nguyện “Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần” và 1,7 triệu chị em phụ nữ phấn đấu đạt danh hiệu “Phụ nữ ba đảm đang”…

 

Các phong trào thi đua “bám đất giữ làng”, “thi đua ấp Bắc, giết giặc lập công”, “bám thắt lưng địch mà đánh”... phát triển sâu rộng ở miền Nam.

 

Từ các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, các anh hùng, chiến sỹ thi đua, dũng sỹ diệt Mỹ, dũng sỹ diệt xe tăng, những tấm gương hi sinh anh dũng.

 

Sau khi đất nước thống nhất, tinh thần thi đua theo Lời kêu gọi của Bác tiếp tục được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ. Nội dung thi đua hướng vào thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới và hội nhập, các phong trào thi đua đã từng bước bắt kịp với những thay đổi của đất nước gắn với nhiệm vụ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

 

Giai đoạn 2016 - 2020, với chủ đề thi đua “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, các ngành, các cấp đều hưởng ứng tích cực, bằng nhiều phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực, có tác động lan tỏa rộng khắp, liên tục trên tất cả các lĩnh vực. Tiêu biểu là 3 phong trào thi đua trọng tâm, trọng điểm do Thủ tướng Chính phủ phát động: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”... Cùng với đó là các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; “Dạy tốt, học tốt”; “Thi đua quyết thắng”, “Vì an ninh Tổ quốc”, “Vì Trường Sa, Hoàng Sa”, “Dân vận khéo”... Các phong trào đã được các cấp, các ngành, các địa phương nhanh chóng triển khai thực hiện, góp phần phát triển kinh tế của đất nước và hội nhập quốc tế.

 

Trong những tháng đầu năm 2020, cả nước ta phải đối đầu với dịch bệnh Covid-19. Với phương châm “chống dịch như chống giặc”, hơn bao giờ hết, lòng yêu nước, tính năng động, sáng tạo, trí tuệ và bản lĩnh của con cháu Lạc Hồng được phát huy cao độ trong thời kỳ đầy cam go, thử thách này. Qua đó đã xuất hiện nhiều tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong phòng chống dịch như: Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa cấp cứu (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) điều trị cho nhiều bệnh nhân nhiễm Vi rút SARS-CoV2; ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Công ty PHGLock sáng tạo cây “ATM gạo” giúp đỡ nhiều người khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

 

Hưởng ứng các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Khánh Hòa có 51 tập thể được Cờ Chính phủ; 01 tập thể được Huân chương Độc lập hạng Ba; 01 tập thể được Huân chương Độc lập hạng Nhì; 06 tập thể được Huân chương Lao động hạng Nhất; 10 tập thể Huân chương Lao động hạng Nhì; 5 tập thể Huân chương Lao động hạng Ba; và nhiều tập thể, cá nhân được của Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen; toàn tỉnh có 11 chiến sỹ thi đua cấp tỉnh.

 

Thấm nhuần tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hưởng ứng phong trào thi đua do Khối thi đua các cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy (khối 1) phát động, cán bộ, công chức Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã thi đua hoàn thành xuất sắc chương trình công tác đề ra hàng năm, với nhiều nhiệm vụ đột xuất do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao. Ban đã chủ động, sáng tạo, đổi mới trong công tác tham mưu cho cấp ủy, từng bước đổi mới phương pháp công tác tuyên giáo phù hợp với tình hình mới, góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Cán bộ, công chức trong Ban thực hiện tốt các phong trào thi đua “xây dựng cơ quan văn hóa và ngày làm việc 8 giờ có chất lượng hiệu quả”; không ngừng phát huy sáng kiến; cải tiến phương pháp làm việc; ứng dụng công nghệ thông tin; học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác; rèn luyện thể dục - thể thao; chị em phụ nữ cơ quan thực hiện tốt phong trào thi đua “giỏi việc nước, đảm việc nhà”;... Với những nỗ lực trên, năm 2016, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; nhiều lượt cá nhân, tập thể được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.

 

Kỷ niệm 72 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc và kỷ niệm Ngày truyền thống thi đua yêu nước (11/6) là dịp để chúng ta càng khắc sâu lời dạy của Người: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, cán bộ, công chức Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, nỗ lực ra sức thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị năm 2020, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo Đảng (01/8/1930 - 01/8/2020); chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Phấn đấu trong thời gian sớm nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

 

HT

Cách đây đúng 72 năm (11/6/1948 - 11/6/2020), khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn cam go, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, mở đầu cho phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, động viên mọi lực lượng cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc, “làm cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc chóng thành công” theo tinh thần Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc ngày 27/3/1948 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.     Bác nhấn mạnh: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái, bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ đều cần phải trở nên một chiến sỹ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn h

Tin khác cùng chủ đề

Chương trình truyền hình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2021”
Công an Khánh Hòa: Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 tại Huyện ủy Cam Lâm
Nhớ Bác Hồ trong mùa xuân thành lập Đảng
"CHIẾU CẦU HIỀN" CỦA TRUNG ƯƠNG

Gửi bình luận của bạn