Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta, mãi mãi là nguồn sáng bất tận soi rọi vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam, hướng cho mọi người đến với chân, thiện, mỹ của cuộc sống.
Phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn của Đảng, của dân tộc ta
Phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn của Đảng, của dân tộc ta

Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta, mãi mãi là nguồn sáng bất tận soi rọi vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam, hướng cho mọi người đến với chân, thiện, mỹ của cuộc sống.

Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, tạo thành một hệ thống bao gồm: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương.v.v.. Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của người Việt Nam. Đó là phong cách của một con người với nhân cách siêu việt, cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí minh mẫn, cái hành mực thước, phong cách của một lãnh tụ, một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản chân chính, của người công dân số một của Việt Nam. Đó còn là phong cách của người anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời cũng là nhà văn hóa kiệt xuất. Nói đến phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh. Đó là một phong cách vừa dân tộc, vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả và thiết thực.

Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức.  Phong cách Hồ Chí Minh có thể khái quát và thể hiện ở những đặc trưng chủ yếu sau đây: Phong cách quần chúng, phong cách dân chủ, phong cách nêu gương…

Phong cách quần chúng của chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin: quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Bác có lòng tin vô tận đổi với quần chúng. Bác luôn luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng, và coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Tư tưởng “Quốc dĩ dân vi bản”, “Dân vi quí” tức là tư tưởng: "Nước lấy dân làm gốc", được lòng dân thì được nước, mất nước là do mất lòng dân”. Bác còn nói: "gốc có vững, cây mới bền; xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân". Người thường nhắc đến câu ca truyền miệng của Nhân dân tỉnh Quảng Bình: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.

          Bác thường xuyên căn dặn các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên phải coi trọng mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, và phải thể hiện tinh thần trách nhiệm  trước Nhân dân. Bác nói: "Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc đều vì lợi ích của quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không phù hợp với quần chúng, thì ta phải bỏ hoặc sửa lại...", Cho nên Bác viết những câu mà chúng ta đọc bây giờ vẫn có sức lay động lòng người: “Trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân, trong xã hội không có gì vẽ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân”. Chính vì thế mà sau cách mạng tháng 8/1945 Bác chủ trương xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Phong cách quần chúng của Bác Hồ là Phải đi sâu sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của Nhân dân”. Đây là nguyên tắc cơ bản, là phong cách lãnh đạo của cán bộ, đảng viên: Người kết luận: “ Người cán bộ cách mạng là hoà mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng”. Theo một thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong vòng 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1955-1965), dù tuổi cao, công việc bề bộn, nhưng Bác đã thực hiện 700 chuyến đi thực tế xuống cơ sở để nắm tình hình của Nhân dân. Chính vì vậy mà Hồ Chí Minh thường yêu cầu cán bộ, đảng viên “phải từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”. Người nhiều lần phê phán tệ xa rời quần chúng, lên mặt “làm quan cách mạng”, “quan Nhân dân”, không thấy mình là đày tớ, người học trò của Nhân dân. Bác nói không phải cứ viết hai chử “cộng sản” thì đương nhiên sẽ được mọi người quý trọng. Quần chúng Nhân dân chỉ quý trọng những người có đức, có tài, hết lòng phụng sự Nhân dân. Phải yêu dân, kính dân thì dân mới dành sự yêu kính cho mình. Phong cách quần chúng của Bác Hồ khẳng định tư tưởng, tấm gương đạo đức “suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của Nhân dân”.

Phong cách dân chủ, hay “cách làm việc dân chủ” là nội dung quan trọng hàng đầu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách công tác. Cơ sở của phong cách dân chủ là tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của dân, quan hệ tốt với dân, học hỏi dân.

Hồ Chí Minh luôn khẳng định chế độ ta “dân là chủ” và khi dân là chủ thì cách lãnh đạo phải dân chủ. Người nói: không một người nào có thể hiểu được mọi thứ, làm hết được mọi việc. Ngay đến anh hùng lãnh tụ cũng vậy. Đem so với công việc của cả loài người trên thế giới, thì những người đại anh hùng xưa nay cũng chẳng qua làm tròn một bộ phận mà thôi. Do vậy, Người yêu cầu mỗi cán bộ phải biết cách tập hợp được tài năng, trí tuệ của nhiều người, của tập thể để phấn đấu cho mục tiêu chung. Mà muốn làm được như vậy, phải tạo ra được một không khí dân chủ thực sự trong nội bộ.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề. Người viết: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và, trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều”. Vì vậy, Người kịch liệt phê phán những cán bộ quan liêu, những người “miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng” nhưng họ làm trái ngược với lợi ích quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ”.

Phong cách dân chủ theo Bác là dựa vào quần chúng để lãnh đạo, quản lý, nhằm phục vụ lợi ích quần chúng là đặc trưng cơ bản, thể hiện đặc trưng bản chất của phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh. Lòng thương yêu bao la, niềm tin tưởng vô tận đối với quần chúng, lý tưởng cộng sản - tất cả vì lợi ích chính đáng và thiết thực của quần chúng ở Hồ Chí Minh đã làm cho tác phong, phương pháp Hồ Chí Minh trở thành phong cách dân chủ Hồ Chí Minh, thể hiện bản sắc nhân cách hết sức cao đẹp của Người.

Phong cách nêu gương, theo Bác nêu gương trước hết là phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, nói phải đi đôi với làm. Trong cuộc sống hằng ngày, người cán bộ, đảng viên chẳng những phải có trách nhiệm tự tu dưỡng, tự rèn luyện để trở thành con người có đời tư trong sáng mà còn phải là một tấm gương sáng để quần chúng nhìn vào đó làm những điều đúng, điều thiện, chống lại thói hư tật xấu. Bác nói “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”, bản thân mình nêu gương trước, nhưng còn phải biết phát huy, động viên, nhân rộng gương người tốt kịp thời.

Sinh thời, khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, đứng trước nạn đói đang đến gần, Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng một hành động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo đó cứu những người bị đói và chính Người đã làm gương thực hiện trước. Người đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo. Người chủ trương: "Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới".

Trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVII với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm  từng địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn với việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Do vậy, cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ phải nâng cao trách nhiệm nêu gương: Về tư tưởng chính trị; về đạo đức, lối sống, tác phong; về tự phê bình, phê bình; về quan hệ với nhân dân; về trách nhiệm trong công tác; về ý thức tổ chức kỷ luật và về đoàn kết nội bộ, nhất là đội ngủ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp theo  phương châm trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau; học đi đôi vi làm theo, chú trọng việc làm theo bằng những hành động và việc làm cụ thể, kết hợp giữa "xây" với "chống”. Đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác học trước, làm theo trước để nêu gương của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Việc học tập và làm theo phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay, giúp cán bộ, đảng viên phải luôn luôn tự tu dưỡng, rèn luyện để trở thành những người có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống giản dị trong sáng, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, luôn lấy lợi ích của Nhân dân làm mục đích hoạt động của mình. Bởi vì, Phong cách Hồ Chí Minh không phải để cho người đời ca ngợi, sùng bái mà là tấm gương để mọi người noi theo, học tập. Không phải chỉ người Việt Nam, từ lao động chân tay đến lao động trí óc, từ già đến trẻ, từ miền xuôi đến miền ngược, từ người tu hành đến các chính khách, thương gia đều tìm thấy ở Hồ Chí Minh phong cách của chính mình, mà cả người nước ngoài ở phương Đông hay ở phương Tây cũng cảm thấy gần gũi, không xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, phong cách của Người không chỉ là bài học, là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách người cán bộ cách mạng mà còn bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau./.

Nguyễn Quốc Ninh

                                                                     

Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta, mãi mãi là nguồn sáng bất tận soi rọi vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam, hướng cho mọi người đến với chân, thiện, mỹ của cuộc sống. Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, tạo thành một hệ thống bao gồm: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh c

Tin khác cùng chủ đề

Chương trình truyền hình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2021”
Công an Khánh Hòa: Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 tại Huyện ủy Cam Lâm
Nhớ Bác Hồ trong mùa xuân thành lập Đảng
"CHIẾU CẦU HIỀN" CỦA TRUNG ƯƠNG

Gửi bình luận của bạn