Trung thành thẳng thắn với Đảng, với nhân dân là đạo đức cốt yếu của mỗi người cách mạng. Trái lại, giấu giếm sai lầm tức là dối trá với Đảng, với nhân dân, là trái với đạo đức cách mạng.

1. Trung thành thẳng thắn với Đảng, với nhân dân là đạo đức cốt yếu của mỗi người cách mạng. Trái lại, giấu giếm sai lầm tức là dối trá với Đảng, với nhân dân, là trái với đạo đức cách mạng.

Có hoạt động thì khó tránh khỏi sai lầm, hoặc nhiều hoặc ít. Khi đã phạm sai lầm thì nên nhận sai lầm một cách thẳng thắn trước Đảng, trước nhân dân, để Đảng và nhân dân giúp cho mình sửa chữa.

2. Trung thành thẳng thắn là lập trường vững vàng tin tưởng sâu sắc vì đã trung thành thẳng thắn thì bao giờ cũng đặt lợi ích chung của Đảng của cách mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết.

Vì Đảng, vì cách mạng, vì dân mà ra sức phấn đấu, dù phải hy sinh cả tính mệnh của mình cũng vui lòng.

3. Căn cứ vào cái gì mà biết ai thật thà thẳng thắn, ai không thật thà thẳng thắn?

Căn cứ vào thái độ tự phê bình và phê bình mà biết.

Ai tự tư tự lợi, dối trá với mình, dối trá với người thì không thành khẩn tự phê bình, cũng không thẳng thắn phê bình người khác.

Trái lại, trung thành với Đảng với nhân dân thì không giấu giếm khuyết điểm của mình mà cũng không nỡ để người khác giấu giếm khuyết điểm, vì khuyết điểm có hại đến lợi ích của cách mạng cho nên phải mở rộng tự phê bình và phê bình, để sửa chữa sai lầm, cùng nhau tiến bộ.

Đồng chí Lê-nin dạy chúng ta rằng: Một Đảng chân chính cách mạng thì không sợ bộc lộ khuyết điểm của mình, và kiên quyết sửa chữa thì nhất định sửa chữa được. Lê-nin lại nói: “Công khai thừa nhận sai lầm, tìm cho ra nguyên nhân sai lầm, phân tích hoàn cảnh của sai lầm, thảo luận kỹ càng cách sửa chữa sai lầm - đó là tiêu chuẩn của một Đảng đúng đắn, như thế mới là làm tròn nhiệm vụ của Đảng, như thế mới là giáo dục và huấn luyện giai cấp, và giáo dục quần chúng”.

Đảng phải làm như thế, mỗi một người cách mạng cũng phải làm như thế. Người chân chính cách mạng vì Đảng, vì nhân dân mà dám hy sinh cả tính mệnh thì không lẽ gì lại vì thể diện, hoặc vì một cái gì khác mà không dám thẳng thắn tự phê bình để vứt bỏ những tư tưởng, những ý nghĩ hoặc những tác phong sai lầm.

Cho nên căn cứ vào thái độ tự phê bình và phê bình của một người mà biết người ấy tốt hay là xấu, tiên tiến hoặc là lạc hậu, trung thành với sự nghiệp cách mạng hay là không.

Khi chúng ta có sai lầm, chúng ta thành khẩn tự phê bình để Đảng và nhân dân giúp chúng ta sửa chữa, như thế tinh thần chúng ta sẽ thảnh thơi không bị mắc mứu, chúng ta một lòng một dạ công tác cho Đảng, cho nhân dân. Cho nên trung thành thẳng thắn là đạo đức cách mạng mà cũng là cái động lực giúp chúng ta công tác có hiệu quả hơn cho Đảng, cho nhân dân.

Viết năm 1957. Tài liệu bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.



(*) Hồ Chí Minh toàn tập. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 11, trang 209-210.

Theo https://nhandan.com.vn/chinhtri/item/44432902-phe-binh-va-tu-phe-binh.html

1. Trung thành thẳng thắn với Đảng, với nhân dân là đạo đức cốt yếu của mỗi người cách mạng. Trái lại, giấu giếm sai lầm tức là dối trá với Đảng, với nhân dân, là trái với đạo đức cách mạng. Có hoạt động thì khó tránh khỏi sai lầm, hoặc nhiều hoặc ít. Khi đã phạm sai lầm thì nên nhận sai lầm một cách thẳng thắn trước Đảng, trước nhân dân, để Đảng và nhân dân giúp cho mình sửa chữa. 2. Trung thành thẳng thắn là lập trường vững vàng tin tưởng sâu sắc vì đã trung thành thẳng thắn thì bao giờ cũng đặt lợi ích chung của Đảng của cách mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết. Vì Đảng, vì cách mạng, vì dân mà ra sức phấn đấu, dù phải hy sinh cả tính m

Tin khác cùng chủ đề

Chương trình truyền hình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2021”
Công an Khánh Hòa: Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 tại Huyện ủy Cam Lâm
Nhớ Bác Hồ trong mùa xuân thành lập Đảng
"CHIẾU CẦU HIỀN" CỦA TRUNG ƯƠNG

Gửi bình luận của bạn