Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân ta, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, Nhân dân ta và non sông đất nước ta, Người đã đi xa - nhưng để lại cho chúng ta - Di sản tinh thần to lớn, đó là tư tưởng vĩ đại, đạo đức, phong cách sáng ngời của người Cộng sản. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo.
Những lời chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền
Những lời chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân ta, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, Nhân dân ta và non sông đất nước ta, Người đã đi xa - nhưng để lại cho chúng ta - Di sản tinh thần to lớn, đó là tư tưởng vĩ đại, đạo đức, phong cách sáng ngời của người Cộng sản. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo.

 

 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng. Người xem đó là công việc quan trọng không chỉ để tạo nên lực lượng to lớn của cách mạng mà còn góp phần vào công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Không chỉ đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác tuyên truyền mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tấm gương, mẫu mực tuyệt vời trong phong cách thực hiện công tác tuyên truyền.

 

Về mục đích của tuyên truyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, “ là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại ”. Vì vậy mục đích cơ bản của công tác tuyên truyền do Đảng tiến hành là góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị trong toàn xã hội giúp cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân xây dựng thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, nâng cao nhận thức chính trị, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng.

 

Về đối tượng tuyên truyền, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh trước hết, người tuyên truyền phải nắm vững đối tượng được tuyên truyền. Nếu người tuyên truyền không điều tra, không phân tích, không nghiên cứu, không hiểu biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, nhất định thất bại.

 

Người cũng lưu ý rằng: Dân chúng không nhất luận như nhau, trong dân chúng cũng có nhiều tầng lớp khác nhau, ý kiến khác nhau, có lớp tiên tiến, có lớp lưng chừng, có lớp lạc hậu. Đối với mỗi tầng lớp, mỗi đối tượng, Người yêu cầu phải có phương thức tuyên truyền thích hợp và phải chú trọng ưu tiên cho lớp đối tượng có trình độ nhận thức, trình độ văn hóa thấp. Vì đối tượng này hiểu được thì các đối tượng khác cũng nắm bắt dễ dàng.

 

Từ nhận thức rõ đặc điểm dân trí nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn cách tuyên truyền ngắn ngọn, dễ hiểu, thiết thực để vận động giác ngộ quần chúng. Từ đó, tạo nên một phong cách tuyên truyền mang tính đại chúng.

 

Trong phần đầu cuốn sách “Đường Kách mệnh”, Người đã nói rõ: “Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ”, “nói việc gì, thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như ; 2 lần 2 là 4, không tô vẽ - trang hoàng - gì cả”. Nói và viết là phương pháp cơ bản của công tác tuyên truyền, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với người làm công tác tuyên truyền phải có cách tuyên truyền phù hợp với đối tượng, với hoàn cảnh, cách nói, cách viết phải ngắn - gọn.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra phương pháp tuyên truyền sao cho đạt hiệu quả “Người tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi: Viết cho ai xem ? Nói cho ai nghe? Nếu không vậy, thì cũng như cố ý không muốn cho người ta nghe, không muốn cho người ta xem”.

 

Do mục đích, yêu cầu của công tác tuyên truyền, nhất là tính chính xác, sức lay động, lan tỏa đối với dân chúng, Người yêu cầu cán bộ tuyên truyền: “Phải biết cách nói. Nói thì phải giản đơn, rõ ràng, thiết thực. Phải có đầu, có đuôi, sao cho ai cũng hiểu được, nhớ được”.

 

Người tuyên truyền phải học cách tuyên truyền của quần chúng. Đó là sự kết hợp của việc học trong sách vở, học trong thực tiễn công tác. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, cách tuyên truyền phù hợp nhất, có hiệu quả nhất đối với Nhân dân chính là cách tuyên truyền của chính Nhân dân, bằng cách đó, dân dễ hiểu, dễ nhớ nên sẽ tin và sẽ làm theo.

 

Muốn nâng cao hiệu quả tuyên truyền thì người tuyên truyền phải là người hiểu biết rộng, đặc biệt là nhận thức sâu việc mình tuyên truyền. Không những có đủ kiến thức lý luận mà phải có vốn sống phong phú; không những giỏi về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải có trình độ văn hóa cao, người tuyên truyền giỏi phải là người biết tổ chức quần chúng, người thức tỉnh và tập hợp quần chúng…

 

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành một phần nói về những căn bệnh thường mắc phải của cán bộ làm công tác tuyên truyền trong khi nói và viết: Đó là “thói ba hoa” mà biểu hiện của bệnh đó là: dài dòng, rỗng tuếch; "cầu kỳ"; khô khan, lúng túng; báo cáo lông bông; lụp chụp, cẩu thả; bệnh theo "sáo cũ"…

 

Những căn bệnh đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích sâu sắc:

 

Viết dài mà rỗng, thì không tốt. Viết ngắn mà rỗng, cũng không hay. Chúng ta phải chống tất cả những thói rỗng tuếch…. Viết và nói cố nhiên phải vắn tắt. Song trước hết phải có nội dung. Phải chữa cho hết bệnh nói dài, viết rỗng…

 

Người căn dặn: Khi viết xong một bài báo, một bản báo cáo hoặc thảo một bài diễn văn nhất định phải đọc lại ba bốn lần. Nếu là một tài liệu quan trọng phải xem đi xem lại chín mười lần. Mình tự phê bình bài viết của mình, hỏi ý kiến đồng chí khác. Những câu, những chữ thừa vô ích thì bỏ đi…

 

Những thông tin trong bài nói, viết của Người luôn có tính xác thực cao, có nhiều số liệu thực tế. Người luôn chọn lọc từ ngữ trong quá trình sử dụng để làm sao cho “lời ít nhưng ý nhiều”, đặc biệt là ưu tiên lựa chọn và sử dụng từ thuần Việt để không ngừng làm trong sáng tiếng nói của dân tộc.

 

Cách diễn đạt trong các bài nói, bài viết của Người rất mộc mạc, ngắn gọn trong sáng, giản dị, dễ hiểu phù hợp với trình độ nhận thức, sự hiểu biết và cách suy nghĩ của từng đối tượng người đọc, người nghe. Nhờ đó, những bài nói, bài viết của Người luôn được mọi người cảm thụ sâu sắc và có sức thuyết phục mạnh mẽ.

 

Những lời chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền, đây mãi mãi là hành trang, là phương pháp luận quý báu để đội ngũ những người làm công tác tuyên giáo nỗ lực, rèn luyện, phấn đấu để tự tin hơn, trí tuệ hơn, sắc sảo hơn trong thực hiện nhiệm vụ được Đảng phân công.

 

HT

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân ta, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, Nhân dân ta và non sông đất nước ta, Người đã đi xa - nhưng để lại cho chúng ta - Di sản tinh thần to lớn, đó là tư tưởng vĩ đại, đạo đức, phong cách sáng ngời của người Cộng sản. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo.     Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng. Người xem đó là công việc quan trọng khô

Tin khác cùng chủ đề

Chương trình truyền hình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2021”
Công an Khánh Hòa: Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 tại Huyện ủy Cam Lâm
Nhớ Bác Hồ trong mùa xuân thành lập Đảng
"CHIẾU CẦU HIỀN" CỦA TRUNG ƯƠNG
Tiểu đoàn 460 học tập và làm theo Bác

Gửi bình luận của bạn