Bác đã có kế hoạch đi đâu thì nhất định đi. Có những lần vì phải đến chỗ không an toàn nên chúng tôi đã tìm cớ để không đưa Bác đi, nhưng Bác không chịu. Bác nói: Khó khăn cần phải tìm cách khắc phục. Những ngày ở Việt Bắc ô tô không đi được vì đường đã phá để kháng chiến, không cho địch dùng đường của ta để đánh ta. Chúng tôi chuẩn bị ngựa cho Bác đi nhưng Bác nói: Đi ngựa thì lộ mất, vì chỉ cán bộ cao cấp mới được đi ngựa. Vì vậy khi cần đi xa mấy ngày đường Bác cũng chỉ đi bộ.
Lúc đi bộ, Bác cũng đeo ba lô và ăn mặc như người dân địa phương, chúng tôi cũng cải trang như Bác. Khi đi không bao giờ Bác tỏ ra mệt mỏi, chúng tôi không dám kêu ca mặc dù mệt. Có lần đi bộ mấy ngày mà chưa đến địa điểm, chúng tôi sốt ruột hỏi đường Bác trả lời: Khắc đi, khắc đến. Những lúc mệt thấy chúng tôi không vui, Bác không hài lòng. Bác thường đem chuyện cổ tích ra kể. Đặc biệt Bác nhớ Chinh phụ ngâm và Truyện Kiều. Bác nói: Các chú có thích đọc truyện không? Rồi Bác đọc trước, chúng tôi đọc theo, cứ như thế đi quên đường dài.
Hồi trước Cách mạng tháng Tám, ở Việt Bắc, chúng tôi đi giày kiểu đi rừng, khi về Hà Nội, ở 12 Ngô Quyền, sàn nhẵn hay bị ngã nên chúng tôi thay giày đế kếp. Kháng chiến trở lại chiến khu, đi về nông thôn giày này đi không hợp, lại hay bị ngã, chúng tôi phải bỏ giày đi chân không, nhưng vì đau chân, mặt mũi nhăn nhó. Bác nhắc chúng tôi phải tìm cách khắc phục không nên kêu ca nhiều.
Những lần từ Thái Nguyên đi họp Hội đồng Chính phủ sang tận Tuyên Quang, đường xa, để quên mệt Bác thường động viên chúng tôi kể chuyện. Đến chỗ nghỉ Bác bảo đem báo ra đọc. Đến “Suối đọc báo” (tên chúng tôi đặt cho con suối mà Bác cháu thường ngồi nghỉ), Bác nói:
- Trên đường đi các chú không vui, Bác thấy không nên thế. Các chú xem Bác có khác gì các chú, các chú kêu không giải quyết được gì mà lại làm ảnh hưởng đến người khác.
Bác không bao giờ kêu ca phàn nàn kể cả mùa nóng cũng như mùa lạnh. Mùa đông, Bác cũng mặc như chúng tôi, một áo bông, một quần nâu. Đi đường Bác nghe thấy kêu trời, Bác nói ngay:
- Làm gì có trời mà kêu.
Và khi có tiếng kêu chết rồi, Bác nói:
- Sao các chú kêu chết nhiều thế.
Năm 1948, ở xã Thắng Lợi, Bản Ca, Bắc Cạn bị địch tấn công phải về Khuôn Tát thuộc xã Phú Đình, chân Đèo De. Trời rét đậm, tôi và đồng chí Kỳ bàn nhau: Dự kiến phải đi hai ngày. Tính Bác khẩn trương, không muốn rề rà, vì vậy có lúc lội suối đến nứt chân, Bác vẫn đi. Đường đi lẽ ra đi hai ngày, Bác chỉ đi hơn một ngày. Nửa đêm đến nơi, Bác nói:
- Cố một chút đi đến nhà nghỉ tốt hơn, nghỉ dọc đường nhiều phiền hà.
Đến nơi mọi người đau chân nằm cả, riêng Bác vẫn đi đi lại lại xem mọi việc chuẩn bị đã tốt chưa.
Tôi được phục vụ Bác từ năm 1945. Trong thời gian ở gần Bác, tôi thấy ba lần Bác bị ốm nặng.
Hồi mới về xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, ở nhà ông Nguyễn Tiến Sự, tôi bị ốm Bác khuyên không nên nằm. Nằm càng thêm ốm. Bác ngồi làm việc thấy tôi nằm, Bác bảo phải dậy.
ít lâu sau Bác bị ốm, có lúc Bác sốt run lên, nhưng không kêu, lúc sốt nặng quá Bác ngả lưng một tí, rồi gượng dậy đi đi lại lại chứ kiên quyết không nằm. Sau đợt ấy về Hà Nội, bác sĩ Tôn Thất Tùng chữa cho Bác. Sau đó Bác đỡ bị sốt hơn.
Trong lúc mệt, Bác vẫn làm việc, nhất là những lúc phải tiếp bọn Tàu Tưởng đến quấy nhiễu. Bác không có thì giờ để nghỉ.
Dạo đó một số đồng chí trước tình hình ấy thì không được bình tĩnh, nhưng Bác lại rất bình tĩnh. Có một lần bọn Tàu chuyển vũ khí từ Sơn Tây về Hà Nội, các đồng chí của ta được tin là bọn Quốc dân đảng chuyển nên định bắt. Khi thấy thuyền không chịu quay vào bờ theo lệnh, các đồng chí ta đã bắn chết một tên. Thế là bọn chúng lấy cớ quấy rầy Bác nhưng Bác vẫn bình tĩnh xử lý mọi việc.
Bác ốm lần thứ hai là vào năm 1948. Lúc này Bác đang ở thôn Lục Giã, xã Phú Đình. Tôi được Bác cho đi học lớp chính trị do Trung ương mở. Bác vừa sốt, vừa đau răng. Hàng ngày tôi đi học về vẫn thấy Bác ngồi làm việc.
Lần thứ ba Bác ốm là năm 1969, khi ấy tôi được phân công bảo vệ đoàn cán bộ Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình miền Nam do Luật sư Trịnh Đình Thảo dẫn đầu ra thăm miền Bắc. Khi đang bảo vệ đoàn đi tham quan thì nhận được tin Bác ốm, tôi về ngay. Lúc này Bác lên cơn đau tim, mặt tái, người đờ ra. Nhưng mỗi lần như vậy Bác chỉ để các bác sĩ chăm sóc cho Bác, chứ tuyệt đối không hề rên rỉ một lời.
Những năm cuối đời, Bác yếu đi nhiều, khi Bác tiếp khách, chúng tôi phải dìu. Bác phải chống gậy, nhưng lúc đến gần địa điểm thì Bác bảo chúng tôi lui ra để Bác tự vào. Hôm Bác đi xem pháo binh bắn tập ở Ba Vì, phải leo lên đồi mới xem được, tôi đưa tay để Bác vịn đi lên, khi lên vẫn không ai biết là Bác mệt. Bác đến thăm đoàn cán bộ Liên minh chỉ cách hai mươi ngày trước khi Bác mất, Bác vẫn vui vẻ, vì vậy mọi người trong đoàn không biết là Bác đã yếu.
Năm 1967, Bác bị đau thần kinh toạ phải chống gậy đi, nhưng khi làm việc với các đồng chí Trung ương, các đồng chí vẫn không biết Bác bị đau, vì Bác không để lộ ra là mình yếu.
Tôi lại nhớ năm 1958 khi Hà Nội bắt đầu xây dựng kiến thiết. Hôm khánh thành cống Chèm mời Bác đi thăm. Chúng tôi vô tình không kiểm tra nên Bác đi bị vấp, móng chân cái bị lật, máu chảy nhiều. Tôi vội xin thuốc lào để đắp. Khi về nhà bác sĩ cắt móng chân bị lật đó, Bác ngồi yên không mảy may xuýt xoa một lời.
Đi công tác không chuẩn bị cẩn thận Bác phê bình. Những lần đi thăm Bác đều không muốn báo trước, vì đi bất ngờ mới thấy được thực tế. Tôi thường báo trước cho các nơi được Bác đến thăm để họ chuẩn bị nên Bác phê bình:
- Lần sau không cho chú Kháng đi nữa, đi như vậy không thấy hết những điều cần biết.
Hồi ở Tràng Xá chúng tôi thường đi giúp dân, được dân cho quà Bác nhắc chúng tôi trả tiền.
Bác rất nghiêm khắc trong việc tự phê bình. Có lần tôi đánh vỡ một lọ hoa to, khá đẹp, Bác nhìn không nói. Nhưng nếu tôi mắc khuyết điểm với dân hay phạm nguyên tắc của tập thể là Bác phê bình đến nơi.
Tôi bị Bác phê bình gay gắt nhất là vào dịp bầu cử năm 1969. Năm đó Bác đã yếu nhiều, vì vậy rất khó giữ bí mật về sức khoẻ của Bác. Địa điểm Bác đến bỏ phiếu là Nhà thuyền Hồ Tây, quận Ba Đình, Hà Nội. Chúng tôi định khi nào nhân dân bầu gần xong thì đưa Bác vào hoặc để dân dừng một lúc để Bác bỏ phiếu trước. Khi biết chuyện, Bác nghiêm nghị nói với tôi:
- Chú có biết Nguyễn Hải Thần vì sao dân ghét không? Ai là người bảo vệ Bác? Chú nhớ là: Nhân dân là người bảo vệ tốt nhất cho Bác.
Nghe Bác hỏi tôi giật mình, nhớ lại năm 1945, mỗi lần Nguyễn Hải Thần đi đâu thì bọn lính bảo vệ của ông ta ngồi trên xe tay lăm lăm chĩa súng ra ngoài. Một khẩu trung liên được đặt trên nóc xe luôn luôn sẵn sàng nhả đạn, trông rất chướng mắt.
Theo baotanghochiminh.vn
Bác đã có kế hoạch đi đâu thì nhất định đi. Có những lần vì phải đến chỗ không an toàn nên chúng tôi đã tìm cớ để không đưa Bác đi, nhưng Bác không chịu. Bác nói: Khó khăn cần phải tìm cách khắc phục. Những ngày ở Việt Bắc ô tô không đi được vì đường đã phá để kháng chiến, không cho địch dùng đường của ta để đánh ta. Chúng tôi chuẩn bị ngựa cho Bác đi nhưng Bác nói: Đi ngựa thì lộ mất, vì chỉ cán bộ cao cấp mới được đi ngựa. Vì vậy khi cần đi xa mấy ngày đường Bác cũng chỉ đi bộ. Lúc đi bộ, Bác cũng đeo ba lô và ăn mặc như người dân địa phương, chúng tôi cũng cải trang như Bác. Khi đi không bao giờ Bác tỏ ra mệt mỏi, ch&u

Tin khác cùng chủ đề

Giá trị đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng hiện nay
Chương trình truyền hình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2021”
Công an Khánh Hòa: Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 tại Huyện ủy Cam Lâm
Nhớ Bác Hồ trong mùa xuân thành lập Đảng

Gửi bình luận của bạn