Tiếp thu tư tưởng của các bậc tiền nhân “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn” “phi trí bất hưng”, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của đội ngũ trí thức, Người khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế. Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng”. Bên cạnh đó, Người cũng rất quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ trí thức và phát huy vai trò của họ đối với đất nước.

Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời kỳ mới
Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong thời kỳ mới

Với tầm nhìn của một nhà trí thức lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin vào đội ngũ trí thức. Ngay khi nước nhà mới giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng việc thu hút và trọng dụng nhân tài cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Để tìm người tài đức ra gánh vác việc nước, Người đã viết bài “Nhân tài và kiến quốc” đăng trên báo Cứu quốc ngày 14/11/1945, nêu quan điểm: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”.

Cách đây 70 năm, ngày 06/02/1953, trong buổi Khai mạc lớp chỉnh huấn cán bộ Đảng, Dân, Chính ở cơ quan Trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức. Nhưng trọng trí thức như thế nào? Không phải tất cả đều là trọng. Trí thức đáng trọng là trí thức hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Tiêu chí sử dụng hiền tài và nghệ thuật dùng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất rõ ràng, cụ thể nhưng không quá khắt khe “Miễn là không phản lại quyền lợi dân chúng, có lòng trung thành với Tổ quốc là có thể dùng được”, đúng với tinh thần “dụng nhân như dụng mộc”, “Không có ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay. Vì vậy, chúng ta phải khéo dùng người, sửa chữa những khuyết điểm cho họ, giúp đỡ ưu điểm của họ”.

Bác Hồ nói chuyện tại buổi khai mạc lớp chỉnh huấn cán bộ Đảng, dân, chính

ở cơ quan Trung ương ngày 06/02/1953. (Ảnh tư liệu)

Có thể nói, những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ sở để Đảng ta hoạch định đường lối, chủ trương xây dựng đội ngũ trí thức cách mạng, đồng thời, là cơ sở để đấu tranh với những nhận thức, quan điểm, tư tưởng sai trái về đội ngũ trí thức. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng phát triển đội ngũ trí thức và nhân tài cho đất nước; có nhiều chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách để xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam. Mới đây, phát biểu tại Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân dịp đầu Xuân Quý Mão, ngày 16/02/2023, đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: Nói đến các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, trước tiên là nói đến tài năng, tâm huyết, lòng yêu nước, sự mẫn cảm với thời cuộc, tinh thần trách nhiệm với quốc gia, dân tộc, với Nhân dân. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong điều kiện và khả năng có thể để thúc đẩy giải phóng năng lực nghiên cứu, sáng tạo và khuyến khích mọi thể nghiệm, tìm tòi của đội ngũ các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ ở trong và ngoài nước, trên tinh thần cùng chia sẻ và nhân lên tình yêu, niềm cảm hứng, khát vọng và quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Đối với Khánh Hòa, xác định đội ngũ trí thức là lực lượng lao động sáng tạo quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, những năm qua, tỉnh luôn quan tâm đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức; tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ trí thức phát huy năng lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cấp ủy, chính quyền các cấp luôn sâu sát lãnh đạo, chỉ đạo công tác trí thức; từng bước đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức phát triển, sáng tạo, cống hiến. Nhờ vậy, đội ngũ trí thức có sự phát triển nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, góp phần đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động sáng tác văn học, nghệ thuật của tỉnh ngày càng phát triển; nhiều tác phẩm văn học, sân khấu, nhiếp ảnh, âm nhạc, mỹ thuật... có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, được xuất bản và công bố.

Tỉnh đã tập trung nguồn lực, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. Giai đoạn 2010 - 2020, tỉnh bố trí 231 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển cho khoa học, công nghệ. Nhiều công trình nghiên cứu được ứng dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác tuyển chọn, xét duyệt, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngày càng chặt chẽ, khách quan. Giai đoạn 2010 - 2020, đội ngũ trí thức của tỉnh thực hiện 15 nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia, từ nguồn Trung ương hỗ trợ thông qua nhiệm vụ là 119.721 triệu đồng; 148 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh với tổng kinh phí 147.161 triệu đồng. Một số doanh nghiệp triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất mang lại hiệu quả, hình thành sản phẩm hàng hóa chất lượng và tính cạnh tranh cao. Trong giai đoạn 2010 - 2020, tỉnh đã có 11 thương hiệu sản phẩm đặc trưng của các địa phương được hỗ trợ xây dựng và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có sử dụng tên địa danh/chỉ dẫn địa lý của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa luôn quan tâm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của đội ngũ trí thức, tôn vinh trí thức tiêu biểu. Hàng năm, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh gặp mặt trí thức, nhà nghiên cứu khoa học, văn nghệ sỹ, báo chí, vận động viên tiêu biểu, doanh nhân, trí thức để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và tôn vinh những đóng góp của trí thức trong sự phát triển của tỉnh. Nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nghiên cứu, sáng tạo, UBND tỉnh đã ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng khoa học và công nghệ tỉnh. Qua 02 lần tổ chức trao Giải thưởng Khoa học và Công nghệ và 05 lần tổ chức Lễ tôn vinh trí thức tiêu biểu, đã có 248 lượt trí thức và 38 tập thể đội ngũ trí thức được suy tôn ở nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, UBND tỉnh tổ chức xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật hàng năm và giai đoạn 05 năm, trong giai đoạn 2016 - 2020, đã có 45 văn nghệ sĩ được trao thưởng. Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức thành công 08 kỳ Hội thi sáng tạo Khoa học Kỹ thuật tỉnh, qua đó, đã có 262 lượt trí thức, nhóm trí thức được khen thưởng, các tác phẩm tham gia Hội thi được hỗ trợ hoàn thiện để ứng dụng, nhân rộng. Năm 2022, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức TechFest 2022 vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với chủ đề “Khung trời cửa biển, sáng tạo bứt phá”, góp phần hình thành cộng đồng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Qua đó, vị trí của đội ngũ trí thức ngày càng được nâng cao, kịp thời động viên, khuyến khích đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà khoa học đổi mới, sáng tạo, đóng góp vào sự phát triển của địa phương, của đất nước.

Ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao chứng nhận “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiềm năng tỉnh Khánh Hòa” cho chủ nhiệm các dự án tại TechFest 2022

Với mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung triển khai Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025; có nhiều chủ trương, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, trong đó ưu tiên đào tạo, thu hút trí thức ở các ngành; các khâu của công tác cán bộ được thực hiện đúng quy định, công khai, minh bạch, công bằng; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ trẻ, cán bộ nữ;…. Nhờ vậy, số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực ở một số ngành, lĩnh vực quan trọng đã có chuyển biến, nhiều trí thức nghỉ hưu vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học, đóng góp công sức, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế - xã hội. Tính đến tháng 6/2022, đội ngũ trí thức có trình độ đại học trở lên trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp tăng 2,78 lần so với năm 2007; toàn tỉnh có 1.011 trí thức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ công tác tại các cơ quan, đơn vị. Về lý luận chính trị, đến năm 2021, toàn tỉnh có 5.111 cán bộ, công chức, viên chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị; 751 cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Tỉnh luôn chú trọng triển khai các chương trình cụ thể để thu hút và phát huy có hiệu quả đóng góp của các nhà khoa học, người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một hội nghị tuyên truyền, phổ biến kiến thức tại TP. Nha Trang do Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức

Xác định các hội trí thức là lực lượng đi đầu trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ, chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Tỉnh đã quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để nâng cao năng lực hoạt động của Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh trong vận động, tập hợp, đoàn kết trí thức đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Liên hiệp Hội có 38 tổ chức hội thành viên, tập hợp hơn 85.000 hội viên (không kể hệ thống hội viên Hội Khuyến học), tăng 12 hội thành viên và tăng hơn 45.000 hội viên so với năm 2008. Hội Khuyến học tỉnh được tổ chức bài bản từ tỉnh đến xã, bao phủ khắp các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp, dòng họ, tôn giáo, doanh nghiệp,… với 205.655 hội viên. Các hội thành viên hoạt động chặt chẽ, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của tỉnh. Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh có hơn 400 hội viên là các văn nghệ sĩ thuộc 06 chuyên ngành văn học, nghệ thuật; trong đó, hơn 150 văn nghệ sĩ là hội viên các hội chuyên ngành Trung ương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng đội ngũ trí thức cũng còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức, của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; chưa quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cho đội ngũ trí thức. Vai trò của đội ngũ trí thức có mặt chưa được phát huy. Việc kết hợp giữa viện nghiên cứu, trường đại học và các đơn vị sản xuất để đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chưa có chuyển biến đáng kể. Công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương trong hoạt động xây dựng đội ngũ trí thức chưa thật sự hiệu quả. Chưa có giải pháp, mô hình hoạt động cụ thể, phù hợp để thu hút, tập hợp lực lượng trí thức trẻ, trí thức trong các doanh nghiệp, trí thức dân tộc ít người, trí thức nghỉ hưu có nhiều kinh nghiệm hoặc Việt kiều trong tỉnh tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;…

Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh, các cấp, các ngành cần quan tâm triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Tiếp tục nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác trí thức, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và lâu dài. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ để khai thác tiềm năng, lợi thế, nhất là kinh tế biển, dịch vụ, du lịch. Có chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, sử dụng có hiệu quả đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Đổi mới công tác cán bộ, bảo đảm công khai, minh bạch trong tất cả các khâu. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học và công nghệ. Tăng cường mở rộng hợp tác, hội nhập quốc tế về đào tạo nhân lực có tay nghề cao, nhất là những ngành nghề về công nghệ biển, logistic; thực hiện đặt hàng đào tạo nhân lực trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cấp độ quốc gia, quốc tế. Tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Liên hiệp Hội, các hội trí thức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình mới. Tổ chức và nâng cao chất lượng các Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, các Diễn đàn trí thức; đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, góp phần triển khai thực hiện hiệu quả các đề án, dự án, kế hoạch, chương trình kinh tế - xã hội của tỉnh;…

Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa đang đứng trước “vận hội lịch sử” khi Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ ban hành các nghị quyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong bối cảnh đó, tin tưởng rằng, đội ngũ trí thức của tỉnh sẽ tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong sáng tạo và truyền bá tri thức, đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực, là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển tỉnh để đạt các mục tiêu đề ra, đóng góp xứng đáng cho sự vững mạnh của quê hương, đất nước.

                                                                                                             Lâm An

Với tầm nhìn của một nhà trí thức lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin vào đội ngũ trí thức. Ngay khi nước nhà mới giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng việc thu hút và trọng dụng nhân tài cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Để tìm người tài đức ra gánh vác việc nước, Người đã viết bài “Nhân tài và kiến quốc” đăng trên báo Cứu quốc ngày 14/11/1945, nêu quan điểm: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”. Cách đây 70 năm, ngày 06/02/195

Tin khác cùng chủ đề

Chương trình truyền hình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2021”
Công an Khánh Hòa: Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 tại Huyện ủy Cam Lâm
Nhớ Bác Hồ trong mùa xuân thành lập Đảng
"CHIẾU CẦU HIỀN" CỦA TRUNG ƯƠNG
Tiểu đoàn 460 học tập và làm theo Bác

Gửi bình luận của bạn