Kỷ niệm 106 năm ngày ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành, từ cuộc hành trình lịch sử đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
Hồ Chí Minh 30 năm hành trình tìm đường cứu nước
Hồ Chí Minh 30 năm hành trình tìm đường cứu nước
Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville từ cảng Sài Gòn cách đây 106 năm, là sự mở đầu cho một cuộc hành trình vĩ đại, vô cùng gian lao, sáng tạo suốt 30 năm đi tìm chân lý, tìm con đường giải phóng cho cả dân tộc Việt Nam của Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh. Sự khởi đầu đó đã đi vào lịch sử dân tộc như một sự kiện lớn lao, một mốc son đánh dấu giai đoạn lịch sử vẻ vang, mở ra cuộc hành trình của toàn dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, thống nhất non sông, vững bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội...


Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ và gần 30 quốc gia, hàng trăm thành phố lớn, nhỏ, tiếp xúc với nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa và hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa, Người đã bổ sung cho mình những kiến thức vô cùng phong phú với một tầm nhìn hết sức rộng lớn và bao quát. Từ đó Người đã rút ra kết luận là chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa, đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp cuối năm 1920 và trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc.

Sớm nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà Cách mạng Tháng Mười mở ra, Người xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, khám phá ra chân lý lịch sử: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Người đã viết: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế III”. Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường Kách mệnh”, đặc biệt là việc xuất bản tờ báo Thanh niên ra ngày 21-6-1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ với việc lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ và gửi đi học ở Liên Xô ... Khi điều kiện thành lập Đảng đã chín muồi, ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản đã nhất trí thành lập một đảng thống nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong Cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị, về con đường cứu nước, cứu dân, thống nhất đất nước, thoát khỏi ách áp bức của thực dân, phong kiến, thoát khỏi bần cùng, lạc hậu.

Mùa Xuân năm 1941, sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài, rời xa Tổ quốc, ngày 28/1/1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Người chỉ ra rằng, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, con đường duy nhất phải theo là con đường cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc, sau đó tiến lên thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Chặng đường 30 năm bôn ba khắp thế giới của Nguyễn Ái Quốc, vừa tìm đường cứu nước, vừa kiên trì chiến đấu đầy bản lĩnh và trí tuệ để bảo vệ con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. Thành quả vĩ đại của cuộc hành trình 30 năm đó thể hiện ở chỗ: Những câu hỏi lớn nhất đối với dân tộc Việt Nam, với cách mạng Việt Nam, mà trước đó chưa ai tìm được câu trả lời, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải đáp sáng tỏ, đầy sức thuyết phục. Sự kiện ngày 5/6/1911 là một sự kiện vĩ đại của lịch sử dân tộc, không những đã chứng tỏ sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt và công lao to lớn của Bác Hồ trên hành trình tìm đường cứu nước và giải phóng cho nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam, mà còn là động lực giúp chúng ta càng phấn khởi, củng cố niềm tin, tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vững bước trên con đường Người đã chọn. Chính vì vậy, loài người tiến bộ đánh giá rất cao và ca ngợi chủ nghĩa nhân văn đích thực, phong cách sống chuẩn mực, phẩm chất đạo đức cao đẹp Hồ Chí Minh. Vì thế mà những con người như Hồ Chí Minh ngày càng trở nên vĩ đại, vì họ đã cho chúng ta lý do để sống và khả năng để thực hiện những giấc mơ của chính mình. Hơn thế nữa, sự kiện Unesco tôn vinh Người với danh hiệu cao quý: “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất và đã khẳng định; Hồ Chí Minh là một trong những người hiếm có của thời đại chúng ta”.

Kỷ niệm 106 năm ngày ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành, từ cuộc hành trình lịch sử đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người đã sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Tự hào về Đảng quang vinh, về Bác Hồ vĩ đại, mỗi người dân Việt Nam càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, nguyện đi theo Đảng, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Hoài Nam
Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville từ cảng Sài Gòn cách đây 106 năm, là sự mở đầu cho một cuộc hành trình vĩ đại, vô cùng gian lao, sáng tạo suốt 30 năm đi tìm chân lý, tìm con đường giải phóng cho cả dân tộc Việt Nam của Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh. Sự khởi đầu đó đã đi vào lịch sử dân tộc như một sự kiện lớn lao, một mốc son đánh dấu giai đoạn lịch sử vẻ vang, mở ra cuộc hành trình của toàn dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, thống nhất non sông, vững bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội... Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ và gần 30

Tin khác cùng chủ đề

Giá trị đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng hiện nay
Chương trình truyền hình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2021”
Công an Khánh Hòa: Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 tại Huyện ủy Cam Lâm
Nhớ Bác Hồ trong mùa xuân thành lập Đảng

Gửi bình luận của bạn