Bác rất chú ý tới việc tăng gia sản xuất và bản thân Người cũng tích cực tham gia. Thời kỳ kháng chiến, lúc mới lên rừng khó khăn nhiều, thóc gạo hiếm, nhân dân đói, cán bộ cũng đói, cơ quan di chuyển luôn Bác thường động viên chúng tôi tăng gia sản xuất, Bác nói:

- Các chú làm mà không ăn thì dân ăn, đi đâu mà thiệt.
Bác còn chỉ thị phải học và làm theo những người dân địa phương, Bác nói:
- Các chú phải phát nương, muốn phát được nương thì phải hỏi dân.
Chúng tôi học tập kinh nghiệm phát nương, trồng mướp, khoai lang, đậu, rau và bắp. Kết quả là chẳng thiếu thứ gì. Hằng ngày, đến giờ tăng gia, Bác cũng tham gia.
Bác thích ăn hoa quả và lá bí. Hồi ở thác Khấu Lấu năm 1949-1950, chúng tôi trồng rất nhiều bí đỏ, có lần Bác hỏi:
- Bí của các chú có bao nhiêu quả.
Chúng tôi trả lời không biết.
Bác bảo:
- Sáng mai các chú cho chặt một ít que nứa, vót nhọn rồi đếm xem bao nhiêu que, đến chỗ nào thấy quả bí thì cắm một que, sau đó đếm số que còn lại thì ra số bí.
Nghe lời Bác, chúng tôi đếm được ba trăm quả. Khi thu hoạch Bác bảo đem sang biếu văn phòng Trung ương và các đồng chí công an. Kết quả đã khuyến khích được việc tăng gia sản xuất, phong trào nhân rộng và phát triển mạnh.
Chúng tôi ăn sáng bằng bí đỏ thoải mái. Anh Cả(1) đưa 200 vạn tài chính chỉ để mua gạo, muối và mắm. Anh Dũng và anh Định đi câu cá ở suối. Chúng tôi vào làng mua thóc, xay giã ăn dần, có cám nuôi gà, trứng đủ để Bác ăn thường xuyên không phải mua. Vậy là sinh hoạt cũng tạm đủ.
ở chiến khu, công việc kháng chiến bận rộn. Tuy vậy đôi lúc Bác cũng tìm được cho mình một chút thư giãn, đó là thả mình trong cảnh vật thiên nhiên của núi rừng. Bác nuôi một đôi chim bồ câu trắng, Bác cho chim ăn. Đôi chim quấn quýt cạnh Người, có khi đậu lên hai vai. Chúng tôi ngắm Bác, giữa khung cảnh núi rừng Việt Bắc trông Bác như một ông tiên, tạm thời quên hết mọi việc nhọc nhằn, khó khăn của những ngày kháng chiến.
Khi về Hà Nội, phá đất trồng rau, trồng chuối, Bác cũng tham gia, vườn nhài Bác góp nhiều công chăm sóc. Ao cá chúng tôi vét bùn, Bác nhận cho cá ăn. Lúc đầu Bác luyện cho cá ăn bằng mõ, sau vỗ tay. Thế là cứ nghe tiếng vỗ tay là cá bơi đến ăn dầy đặc cả bờ ao, trông thật vui mắt.

(1) Đồng chí Nguyễn Lương Bằng.
Theo baotanghochiminh.vn

Bác rất chú ý tới việc tăng gia sản xuất và bản thân Người cũng tích cực tham gia. Thời kỳ kháng chiến, lúc mới lên rừng khó khăn nhiều, thóc gạo hiếm, nhân dân đói, cán bộ cũng đói, cơ quan di chuyển luôn Bác thường động viên chúng tôi tăng gia sản xuất, Bác nói: - Các chú làm mà không ăn thì dân ăn, đi đâu mà thiệt. Bác còn chỉ thị phải học và làm theo những người dân địa phương, Bác nói: - Các chú phải phát nương, muốn phát được nương thì phải hỏi dân. Chúng tôi học tập kinh nghiệm phát nương, trồng mướp, khoai lang, đậu, rau và bắp. Kết quả là chẳng thiếu thứ gì. Hằng ngày, đến giờ tăng gia, Bác cũng tham gia. Bác th&iacu

Tin khác cùng chủ đề

Giá trị đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng hiện nay
Chương trình truyền hình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2021”
Công an Khánh Hòa: Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
Kiểm tra thực hiện Chỉ thị số 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 tại Huyện ủy Cam Lâm
Nhớ Bác Hồ trong mùa xuân thành lập Đảng

Gửi bình luận của bạn