Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng là một xu thế tất yếu, hàm chứa cả cơ hội và thách thức đối với các quốc gia trên con đường phát triển. Trong những năm qua, Việt Nam luôn tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ sớm, từ xa. Trên cơ sở khái quát bối cảnh tình hình tác động và những kết quả nổi bật trong tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng những năm qua bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả việc tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng của Việt Nam trong tình hình mới.

Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong tình hình mới
Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong tình hình mới

“Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm”[2]. Đối ngoại quốc phòng Việt Nam là một bộ phận đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước, là một thành tố của nền quốc phòng toàn dân. Kể từ khi Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập, đối ngoại quốc phòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trước những diễn biến phức tạp, khó dự báo của khu vực và thế giới; sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước hiện nay, Việt Nam cần tiếp tục tích cực, chủ động hơn nữa trong hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong tình hình mới.

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn dặn các sĩ quan lên đường nhận nhiệm vụ gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc. (Nguồn: vietnamnet.vn)

1. Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng những năm qua

1.1. Bối cảnh tình hình

Trên thế giới, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, tuy nhiên, môi trường chính trị, quân sự, an ninh thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó dự báo. Tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh mạng và các thách thức an ninh phi truyền thống diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực với nhiều đặc điểm mới. Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Các nước lớn đều điều chỉnh chiến lược theo hướng đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng gia tăng.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế, chính trị, chiến lược ngày càng quan trọng. Nơi đây đã chứng kiến những thay đổi lớn với xu thế đối thoại hòa bình, tác động tích cực đến sự ổn định và phát triển của khu vực. Một số nội dung mới như “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, “Chiến lược hành động hướng Đông”... đã thu hút sự quan tâm của nhiều nước.

Việt Nam có vị trí địa chiến lược quan trọng. Sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; thế, lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước được nâng lên, quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, uy tín quốc tế được nâng cao đã tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ bước khởi đầu tham gia “sân chơi” hội nhập quốc tế đến nay Việt Nam đã chủ động tham gia một cách tích cực, là thành viên có uy tín, trách nhiệm.

1.2. Một số kết quả nổi bật của Việt Nam trong tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng

Thượng tướng Phan Văn Giang chủ trì buổi tiếp Đại tướng Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Liên bang Nga cùng đoàn công tác sang thăm Việt Nam, tháng 3-2021. Ảnh: Linh Oanh, https://www.qdnd.vn/

Một là, Việt Nam đã thực hiện nhất quán đường lối tăng cường hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, nâng cao khả năng bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Tăng cường hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng theo phương châm “tích cực, chủ động, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả” để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước, giải quyết các thách thức an ninh chung và luôn coi đó là kế sách giữ nước từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình. Đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của tất cả các nước theo luật pháp quốc tế; đồng thời yêu cầu các nước tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, pháp luật của Việt Nam. Đây là hướng ưu tiên trong đối ngoại quốc phòng với các nước; đồng thời là mục tiêu chiến lược quốc gia của Việt Nam.

Hai là, Việt Nam đã tích cực, chủ động triển khai đối ngoại quốc phòng trên cơ sở nắm vững đường lối, nguyên tắc chiến lược, vận dụng sách lược mềm dẻo, linh hoạt, sát với từng đối tượng.

- Hợp tác quốc phòng song phương

Việt Nam tiếp tục duy trì và giữ vững mối quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc phòng với các nước láng giềng, các nước lớn, các nước ASEAN và các nước bạn bè, truyền thống. Đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đã chính thức thiết lập quan hệ đối ngoại quốc phòng với trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ; đặt văn phòng Tùy viên quân sự tại Liên Hợp quốc và 37 quốc gia khác; có 49 quốc gia đặt văn phòng Tùy viên quân sự tại Việt Nam”[3, tr.16-29].

- Hợp tác quốc phòng đa phương

Việt Nam luôn coi trọng và từng bước tham gia các cơ chế quốc phòng, an ninh đa phương ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Liên minh châu Âu. Tham gia sâu vào diễn đàn quốc phòng, an ninh của ASEAN và do ASEAN chủ trì như Đối thoại Shangri-la; Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN (ADMM); Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+).

Việt Nam cam kết thực hiện nghiêm túc các hiệp định, thỏa thuận đã ký với các nước; đồng thời, thiết lập và duy trì đường dây nóng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam với Bộ Quốc phòng các nước để trao đổi thông tin, giải quyết những vấn đề tồn đọng. Bám sát phương châm chỉ đạo “gắn kết và chủ động thích ứng”, với quyết tâm chính trị, sự tích cực, chủ động nên những sáng kiến của Việt Nam đưa ra tại các hội nghị đều nhận được sự đồng thuận cao của các nước. Đặc biệt, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát nhưng chưa được Tổ chức Y tế thế giới coi là đại dịch toàn cầu, Việt Nam đã đề xuất và tham vấn các nước để ASEAN ra Tuyên bố chung về hợp tác quốc phòng trong ứng phó dịch bệnh tại Hội nghị Hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN vào tháng 02/2020 tại Hà Nội. Từ đó, làm cơ sở, nền tảng quan trọng để quân đội các nước ASEAN đề xuất, triển khai nhiều sáng kiến trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh cũng như hoạt động hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN phù hợp với bối cảnh mới.

- Hợp tác bảo vệ an ninh biên giới trên bộ

Việt Nam tiếp tục triển khai xây dựng tuyến biên giới hữu nghị, an toàn, ổn định, phát triển và vững mạnh toàn diện với Lào, Campuchia và Trung Quốc; hợp tác bảo vệ an ninh biên giới trên bộ giữa Việt Nam với ba nước được thực hiện dưới nhiều hình thức góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, tăng cường sự đoàn kết, tin cậy giữa quân đội và nhân dân Việt Nam với các nước có chung biên giới. Qua đó, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau được các nước ghi nhận, đánh giá cao góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

- Trong tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Từ Đối thoại Shangri-La 12 (5/2013), Việt Nam quyết định cử lực lượng trực tiếp tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, trước mắt là lĩnh vực công binh, quân y và quan sát viên quân sự. Những năm qua thế giới tiếp tục ghi nhận sự đóng góp tích cực của Việt Nam vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc ở cả 3 hoạt động trên. Năm 2020 khi cả 2 bệnh viện dã chiến cấp 2 tại Nam Sudan duy trì hoạt động tốt, được Liên Hợp quốc đánh giá cao về kết quả phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho chính bệnh viện cũng như lực lượng của Liên Hợp quốc tại Nam Sudan.

2. Một số giải pháp thực hiện tốt hơn việc tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Văn kiện Đại hội XIII chỉ rõ phải đẩy mạnh hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, an ninh: “Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh theo tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc”[4, tr.163].

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 chỉ rõ: “Triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh công tác đối ngoại quốc phòng theo phương châm “tích cực, chủ động, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả” góp phần nâng cao uy tín, vị thế của quân đội nhân dân và đất nước trên trường quốc tế”[5, tr.45-46].

Để chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng nhằm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong tình hình mới cần quán triệt và thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây:

Một là, quán triệt và triển khai nghiêm túc, hiệu quả hoạt động đối ngoại quốc phòng theo đường lối đối ngoại được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định; Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 Về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết số 806-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về “Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. Triển khai hiệu quả Đề án “Hội nhập quốc tế về quốc phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Chủ động nghiên cứu, nắm chắc tình hình thế giới, khu vực, kịp thời tham mưu xử lý các vấn đề liên quan đến hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, vấn đề biển Đông, không để đất nước bị động, bất ngờ. Tổ chức tổng kết công tác đối ngoại quốc phòng và nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên ASEAN, Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Hai là, chú trọng đẩy mạnh hợp tác quốc phòng song phương với các đối tác chiến lược quan trọng, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập vào thực chất, hiệu quả thiết thực, phù hợp với lợi ích của Việt Nam và đối tác. Xử lý thận trọng, chặt chẽ, hài hòa các yếu tố phát sinh. Tiếp tục ưu tiên quan hệ hợp tác quốc phòng với các nước láng giềng, các nước lớn, các nước ASEAN và các nước bạn bè truyền thống, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với các nước có tiềm năng. Rà soát và triển khai hiệu quả các văn bản đã ký, tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm như tăng cường trao đổi đoàn cấp cao; đào tạo cán bộ; khắc phục hậu quả chiến tranh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; quân y; nghiên cứu chiến lược, khoa học công nghệ; công nghiệp quốc phòng; an ninh biển; gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc. Tăng cường giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát. Tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Campuchia Việt Nam - Lào và Giao lưu Biên cương thắm tình hữu nghị; Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam hằng năm.

Ba là, chủ động, tích cực tham gia các cơ chế, diễn đàn quốc phòng, quân sự đa phương do ASEAN giữ vai trò trung tâm; tham gia việc xây dựng, định hình, củng cố các cơ chế, luật pháp, chuẩn mực duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, ngăn ngừa xung đột, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi. Tăng cường trao đổi thông tin, đề xuất sáng kiến tại các hội nghị, diễn đàn đa phương quốc phòng, quân sự ASEAN. Tiếp tục đấu tranh, xây dựng quan điểm, lập trường chung của lãnh đạo quốc phòng các nước ASEAN về vấn đề biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế.

Bốn là, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc. Thông qua các cơ chế, các diễn đàn hợp tác quốc phòng - quân sự khu vực và quốc tế để tiếp tục thể hiện rõ quan điểm, lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế, khu vực làm cho thế giới, khu vực hiểu rõ hơn chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ và chính nghĩa của Việt Nam; đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của khu vực và thế giới trong giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích chính đáng của Việt Nam.

Năm là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại quốc phòng. Trong đó, tập trung tuyên truyền về kết quả hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng giai đoạn 2015 - 2020; thành công của năm Chủ tịch ASEAN 2020 và kết quả nhiệm kỳ Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc 2020 - 2021. Đồng thời, làm nổi bật thành công trong kiểm soát dịch bệnh COVID19; kết quả khắc phục hậu quả chiến tranh; hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa; bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, biển, đảo; đối ngoại biên giới; kết quả Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc.

Sáu là, tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác đối ngoại của toàn quân tinh gọn, chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, nắm chắc luật pháp quốc tế, thông thạo ngoại ngữ và địa bàn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trên nền tảng công nghệ số trong hoạt động đối ngoại quốc phòng, đảm bảo đủ khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới.

Kết luận

Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng trong thời gian vừa qua được triển khai đồng bộ, toàn diện, đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch, chương trình hành động đã đặt ra, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao nhằm khẳng định được vị trí là trụ cột quan trọng của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế hiện nay đang đặt ra cho công tác đối ngoại quốc phòng và hội nhập quốc tế phải quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả mục tiêu, phương hướng, nhất là những giải pháp chủ động hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Tài liệu tham khảo:

[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

[2] Ban Tuyên giáo Trung ương (2017), Hướng dẫn số 42-HD/BTGTW ngày 01/9/2017 về Thực hiện chương trình bồi dưỡng chuyên đề “Hội nhập quốc tế”, https://thuvienphapluat.vn

[3] Bộ Quốc phòng (2019), Quốc phòng Việt Nam 2019, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

[5] Tổng cục Chính trị (2020), Tài liệu học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

NGUYỄN ĐỨC HẠNH

 

Học viện Chính trị khu vực I
“Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm”[2]. Đối ngoại quốc phòng Việt Nam là một bộ phận đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước, là một thành tố của nền quốc phòng toàn dân. Kể từ khi Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập, đối ngoại quốc phòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững c

Tin khác cùng chủ đề

Ngoại giao Việt Nam vì sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước
Tăng cường tin cậy, hợp tác hiệu quả Việt Nam-Nhật Bản
          Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết 26 thỏa thuận hợp tác Việt - Anh
          Thủ tướng: Đảng và Nhà nước luôn coi người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời
VÀI SUY NGHĨ VỀ TRƯỜNG PHÁI NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH
Việt Nam tham dự Phiên họp lần thứ 43 Hội nghị cấp Bộ trưởng của FAO

Gửi bình luận của bạn