(TTĐN) - Sáng 11/1, Ủy ban Dân tộc đã tổng kết thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2019 - 2021 và triển khai nhiệm vụ những năm tiếp theo.

Báo chí đã tuyên truyền hiệu quả, giúp đồng bào dân tộc vươn lên xóa đói giảm nghèo
Báo chí đã tuyên truyền hiệu quả, giúp đồng bào dân tộc vươn lên xóa đói giảm nghèo
Đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị (Ảnh: TTXVN)

Đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị (Ảnh: TTXVN)

Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trường, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đồng chí Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị còn có lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tấn xã Việt Nam và lãnh đạo các cơ quan báo chí tham gia Quyết định số 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 49/51 tỉnh, thành phố đã tham gia dự hội nghị trực tuyến.

Bám sát chủ trương, định hướng tuyên truyền

Phát biểu tại Hội nghị, bà Hoàng Thị Lề, Vụ trưởng Vụ tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc (UBDT), khẳng định: Là cơ quan thường trực thực hiện chính sách, UBDT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và địa phương trong công tác chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Quyết định số 45/QĐ-TTg; chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch, quản lý, định hướng và hướng dẫn triển khai tổ chức thực hiện chính sách kịp thời; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả các ấn phẩm báo, tạp chí cấp cho các đối tượng thụ hưởng được thực hiện hàng năm.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các Bộ Thông tin và Tuyền thông, Bộ Tài chính xây dựng và ban hành 59 văn bản chỉ đạo, quản lý và hướng dẫn thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg. Chỉ đạo các cơ quan báo chí, đơn vị phát hành xây dựng quy chế hoạt động, quy trình, kế hoạch xuất bản, phát hành các ấn phẩm báo, tạp chí; kế hoạch tự kiểm tra chất lượng nội dung, hình thức và hiệu quả của ấn phẩm theo tiêu chí xác định; rà soát kết quả thực hiện hàng quý, 6 tháng, cả năm và đối chiếu số lượng, địa chỉ các đối tượng thụ hưởng theo hợp đồng. 

Chỉ đạo, hướng dẫn các báo, tạp chí tuyên truyền thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc; Tổ chức điểm tin hàng ngày, điểm báo tuần, điểm báo tháng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBDT; kịp thời định hướng nội dung tuyên truyền cho các báo, tạp chí hàng tháng. Tổ chức họp báo, thông cáo báo chí để thông tin kịp thời về tổ chức các sự kiện chính trị - xã hội và các sự kiện lớn có liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

Chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg đối với một số báo, tạp chí và đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách cấp báo tại các địa phương; kết hợp lồng ghép với các chương trình công tác của Ủy ban Dân tộc tại cơ sở. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg; định hướng tuyên truyền hàng quý, hàng năm và định hướng tuyên truyền theo chuyên đề gắn với các sự kiện chính trị, nhiệm vụ trọng tâm công tác dân tộc, chính sách dân tộc đối với các báo, tạp chí thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg và các quy định có liên quan.

UBDT đã tổ chức rà soát số lượng tin, bài tuyên truyền theo các lĩnh vực, vùng miền trên từng số báo; định kỳ hàng tuần, hàng tháng tổng hợp số lượng, đánh giá chất lượng nội dung, hình thức, hiệu quả tuyên truyền trên 19 ấn phẩm báo, tạp chí thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg. Từ kết quả rà soát cho thấy, nhiều báo, tạp chí có số lượng tin bài trên các lĩnh vực, vùng miền cân đối, chất lượng nội dung, hình thức được đánh giá cao như Báo Tin tức, Báo Dân tộc và Phát triển, Báo Tài nguyên và Môi trường, Báo Đại đoàn kết, Báo Biên phòng, Báo Sức khỏe và Đời sống, Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng, Báo Văn hóa, Báo Tuổi trẻ Thủ đô…

Việc duy trì cấp phát báo in phục vụ đối tượng đồng bào DTTS là cần thiết

Phát biểu tại hội nghị, ông Lâm Sách, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng cho rằng: Việc phát hành các ấn phẩm phát qua bưu điện vẫn còn chậm, một số nơi báo vẫn để ở bưu điện văn hóa, UBND xã, nên các ấn phẩm chưa tới tay người dân. Từ đó, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân chưa kịp thời.

“Những tin bài biểu dương đồng bào DTTS, gương người tốt, việc tốt còn ít. Nơi phát hành các ấn phẩm chưa báo với Ban Dân tộc địa phương về số lượng nên công tác kiểm tra, quản lý chưa được sát sao”, ông Lâm Sách cho hay.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng đề nghị, thời gian tới, UBDT kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện Quyết định 45/QĐ-TTg để người dân vùng đồng bào DTTS được thụ hưởng các ấn phẩm báo, tạp chí. Các cơ quan báo, tạp chí tiếp tục mở rộng tuyên truyền các văn bản, chính sách mới để người dân tiếp cận chính sách sớm hơn.

“Phát huy dạy và học tiếng nói của đồng bào DTTS đã được tỉnh Sóc Trăng triển khai, đề nghị các báo, tạp chí tiếp tục quan tâm để cổ vũ địa phương và người dân. Tăng cường tin, bài tôn vinh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ những hủ tục lạc hậu trong đời sống đồng bào DTTS…”, ông Lâm Sách đề xuất.

Đồng quan điểm này, ông Hoàng Văn Chính, Phó Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên cho rằng: Có hiện tượng các ấn phẩm đến với vùng đồng bào DTTS có nơi thì thừa, nhưng có nơi lại thiếu. Hàng năm Phòng Dân tộc các huyện, tỉnh có kiểm tra thường xuyên để kiến nghị việc bổ sung các ấn phẩm đến với các đối tượng có địa chỉ. Tăng cường phối hợp giữa các địa phương và Ban Dân tộc để đưa ấn phẩm báo, tạp chí đến với đồng bào được thụ hưởng tốt hơn.

Còn lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang cho rằng, các báo, tạp chí cấp phát đến vùng đồng bào DTTS vẫn chủ yếu là thông tin về chuyên ngành của ngành mình, ít có thông tin về vùng đồng bào DTTS. Người dân kiến nghị báo in nên ít chữ, chữ in cỡ to để đồng bào dễ đọc. Bên cạnh đó, việc cấp phát báo đến vùng sâu, vùng xa vẫn còn khó khăn. “Đề nghị tăng kinh phí hữu trợ cho bưu tá bưu điện văn hóa xã, vì hiện nay khoản này rất thấp. Cần cấp phát báo, tạp chí cho các Phòng Dân tộc ở huyện miền núi, vùng biên giới để tiện theo dõi, giám sát”, lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang kiến nghị.

Đề cập đến việc báo đến tay đồng bào chậm, ông Lý Trọng Nhân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước cho biết: Hệ thống bưu điện văn hóa xã ở Bình Phước gần như đã xóa bỏ, cho nên việc cấp phát báo đã không đến được địa chỉ. Nguyên nhân là có sự nhận giúp, nhận hộ nên có thể đã thất lạc. Hệ thống những người làm công tác dân tộc lại không được thụ hưởng chính sách này, vì vậy việc theo dõi, triển khai thực hiện và kiểm tra gặp rất nhiều khó khăn.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Tuấn Hùng, Phó Tổng giám đốc TTXVN cho biết: Việc tiếp tục duy trì báo in là cần thiết, tuy nhiên theo xu hướng báo chí hiện đại, báo mạng điện tử phát triển mở rộng đối tượng bạn đọc cũng rất cần, nhưng việc này đòi hỏi phải có hạ tầng kỹ thuật internet tốt thì mọi việc mới thuận lợi. Các ấn phẩm báo giấy là một kênh thông tin cho đồng bào DTTS và cũng là kênh thông tin đối ngoại của đồng bào. “Hiện nay, chúng ta đang thiếu thông tin phản hồi và việc bảo tồn văn hóa truyền thống, nhất là văn hóa dân tộc cần được tuyên truyền mạnh mẽ hơn”, Phó Tổng giám đốc TTXVN nhấn mạnh. 

Cũng theo đồng chí Nguyễn Tuấn Hùng, là cơ quan thông tin chiến lược của quốc gia, TTXVN có mạng lưới cơ quan thường trú ở cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, có đội ngũ nhà báo dày dạn kinh nghiệm, am hiểu địa bàn, nắm chắc chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực dân tộc. TTXVN sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ các cơ quan báo chí kiểm chứng lại thông tin để giúp người làm công tác dân tộc, cơ quan làm chính sách dân tộc và cá cơ quan báo chí, chính quyền địa phương trong việc thẩm định thông tin, kiểm chứng.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn, cho rằng: Các báo, tạp chí nên đổi mới thông tin. Tin bài cần đi vào những vấn đề đời sống dân sinh, đổi mới cách tiếp cận để đồng bào DTTS thụ hưởng báo chí dễ tiếp thu, đưa công nghệ vào làm báo để truyền tải thông tin nhanh và thích ứng với thời đại.

“Trong thời gian tới Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét đánh giá chất lượng các cơ quan báo chí phục vụ theo Quyết định 45/QĐ-TTg, xem việc đặt hàng cơ quan nào nhiều, cơ quan nào ít. Nâng cao việc công tác giám sát, tôn chỉ mục đích của các báo, căn cứ vào đó để làm thủ tục thanh toán. Liên quan đến việc giám sát công tác phát hành báo, tạp chí đến tay đồng bào dân tộc”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết. 

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn khẳng định: Quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông là ủng hộ chương trình này, vẫn duy trì báo in và tăng thêm kênh thông tin khác là báo điện tử. Về hình thức vẫn là báo giấy, ngoài ra thêm báo điện tử, báo phát thanh và truyền hình.

Kết luận hội nghị, đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT khẳng định: Sau 3 năm thực hiện Quyết định 45/QĐ-TTg là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đồng bào DTTS. Quyết định 45/QĐ-TTg là chính sách đặc thù, góp phần truyền tải chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn để bà con học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tiếp thu phản hồi ý kiến của bà con để sửa đổi, bổ sung, xây dựng chính sách cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

“Trong 2 năm qua, do đại dịch COVID-19, bà con vùng đồng bào DTTS thực hiện rất nghiêm các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nhân dân đã thay đổi hành vi của mình trong việc phòng dịch, đó là hiệu quả của báo chí trong việc tuyên truyền góp phần giúp nhận thức của đồng bào ý thức hơn trọng phòng dịch. Cũng từ thông tin tuyên truyền của báo chí, đã giúp bà con vươn lên, tin Đảng, tin Chính phủ, vươn lên xóa đói giảm nghèo. Đó là hiệu quả quan trọng mà báo chí đã làm được”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh nhấn mạnh. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT cũng chỉ ra rằng, tuy nhiên, có lúc, có nơi thực hiện còn chưa được như mong muốn, như việc tổ chức thông tin, phát hành, cấp phát báo đến với đồng bào… chậm, chưa đầy đủ, cần rút kinh nghiệm.

Người đứng đầu UBDT mong muốn chính sách phải đến được người dân sao cho hiệu quả, “báo chí theo đơn đặt hàng” phải tổ chức thông tin truyền tải đến được vùng đồng bào DTTS và miền núi. Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho rằng, trong thời gian tới, theo tinh thần Quyết định 45/QĐ-TTg, sau 3 năm thực hiện phải có báo cáo đầy đủ về hiệu quả của Quyết định này, đánh giá khách quan, chỉ ra những mặt được, tồn tại hạn chế mà các ý kiến của địa phương đã đề cập. Lấy hiệu quả đặt lên trên hết để báo cáo với Chính phủ, từ đó đưa ra những mục tiêu, giải pháp, phương hướng trong thời gian tới. Chính sách này phải lấy người dân làm chủ thể, làm động lực, phục vụ nhân dân, nhất là đồng bào DTTS và miền núi.

“Trong bối cảnh hiện nay, với đặc thù vùng đồng bào DTTS khó khăn, cách trở. Trong xu thế chung các loại hình báo chí phát triển rộng rãi, trên nhiều nền tảng, nhưng báo viết vẫn là thế mạnh đối với vùng đồng bào DTTS. Vậy chúng ta sử dụng báo viết như thế nào để phát huy tác dụng đến với người dân. Phải nâng cao chất lượng, thay đổi hình thức, đưa đến những vấn đề mà người dân cần nhưng phù hợp với chủ trường chính sách của Đảng và Nhà nước. Bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ để phục vụ nhân dân, xem xét nhu cầu của bà con cần gì. Đây cũng là điều mong muốn có sự phối hợp của các bộ, ngành, địa hương để bám sát chủ trương này”, Bộ trưởng Hầu A Lềnh mong muốn.

Đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị (Ảnh: TTXVN) Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trường, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đồng chí Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tấn xã Việt Nam và lãnh đạo các cơ quan báo chí tham gia Quyết định số 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 49/51 tỉnh, thành phố đã tham gia dự hội nghị trực tuyến. Bám sát chủ trương, định hướng tuyên truyền Phát biểu tại Hội nghị, bà Hoàng Thị Lề, Vụ trưởng Vụ tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc (UBDT), khẳng định:

Tin khác cùng chủ đề

Ngoại giao Việt Nam vì sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước
Tăng cường tin cậy, hợp tác hiệu quả Việt Nam-Nhật Bản
          Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết 26 thỏa thuận hợp tác Việt - Anh
          Thủ tướng: Đảng và Nhà nước luôn coi người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời
Việt Nam tham dự Phiên họp lần thứ 43 Hội nghị cấp Bộ trưởng của FAO
Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa tiếp đoàn đại sứ 4 nước Bắc Âu

Gửi bình luận của bạn