Các tổ chức đoàn, đội cấp tỉnh, huyện, liên đội trường học đang triển khai thực hiện mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa tại các trường học trên địa bàn tỉnh. Các công trình sẽ góp phần thiết thực trong giáo dục lịch sử, truyền thống cho học sinh, giúp các em thêm hiểu biết về chủ quyền biển, đảo và yêu hơn biển, đảo quê hương mình.

Xây dựng mô hình cột mốc Trường Sa trong trường học
Xây dựng mô hình cột mốc Trường Sa trong trường học

Các tổ chức đoàn, đội cấp tỉnh, huyện, liên đội trường học đang triển khai thực hiện mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa tại các trường học trên địa bàn tỉnh. Các công trình sẽ góp phần thiết thực trong giáo dục lịch sử, truyền thống cho học sinh, giúp các em thêm hiểu biết về chủ quyền biển, đảo và yêu hơn biển, đảo quê hương mình.

Vào mỗi giờ ra chơi, sân chào cờ của Trường Tiểu học Diên Phước (huyện Diên Khánh) lại sôi động khi học sinh tập trung ở khu vực này để xem mô hình cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa vừa được lắp đặt. Em Võ Hoàng Kim Vân (học sinh lớp 5A) nói: "Trước đây, chúng em được xem các cột mốc chủ quyền ở Trường Sa qua hình ảnh trình chiếu trong giờ học lịch sử, địa lý, nay mới được thấy mô hình cột mốc thật nên em và các bạn rất thích". Được biết, mô hình cột mốc Trường Sa vừa được liên đội trường phối hợp với Khối thi đua các xã phía tây (Huyện đoàn Diên Khánh) và Đoàn xã thực hiện, kinh phí trích từ quỹ kế hoạch nhỏ của liên đội và sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn. Cô Lê Hồ Thị Luận - giáo viên Tổng phụ trách Đội, Trường Tiểu học Diên Phước cho biết, đây là mô hình giáo dục lịch sử, truyền thống rất thiết thực đối với học sinh, đội viên của trường. Trước đây, các giáo viên thường cho học sinh xem hình ảnh những cột mốc chủ quyền Trường Sa thông qua trình chiếu, xem video clip; giờ đây, vào các giờ học hay sinh hoạt, các em tập trung tại mô hình cột mốc để được giới thiệu, giáo dục trực quan, sinh động hơn, từ đó sẽ ghi nhớ lâu hơn, hiểu rõ hơn về biển, đảo của Tổ quốc. Từ khi được lắp đặt đến nay, các học sinh đều rất thích thú và hào hứng hơn mỗi giờ học lịch sử, địa lý hay sinh hoạt đội.

Mô hình cột mốc Trường Sa được thực hiện tại Trường Tiểu học Diên Phước.
Mô hình cột mốc Trường Sa được thực hiện tại Trường Tiểu học Diên Phước.

Trước đó, Trường Tiểu học thị trấn Diên Khánh 2 (huyện Diên Khánh) cũng tổ chức thực hiện công trình măng non cột mốc Trường Sa tại sân chào cờ từ nguồn quỹ kế hoạch nhỏ của liên đội trường. Tại đây, Hội đồng Đội tỉnh đã trao tặng nhà trường 2 cây bàng vuông để trồng trong khuôn viên trường. Anh Nguyễn Xuân Huy - Phó Bí thư Huyện đoàn Diên Khánh cho biết, công trình cột mốc Trường Sa là một nội dung hoạt động trong chương trình kế hoạch nhỏ của Hội đồng Đội huyện thực hiện. Đến nay, mô hình đã được thực hiện tại 2 trường trên địa bàn huyện và sẽ tiếp tục nhân rộng tại các trường học khác nhằm tăng cường giáo dục lịch sử, chủ quyền biển, đảo cho các đội viên, học sinh.

Không chỉ huyện Diên Khánh, sắp tới, những mô hình cột mốc Trường Sa sẽ được triển khai lắp đặt tại nhiều điểm trường khác trên toàn tỉnh. Chị Huỳnh Thị Như Ý - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh cho biết, đây là mô hình được Hội đồng Đội tỉnh phát động thực hiện, với mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2023 - 2028, sẽ có 100% liên đội trường tiểu học, THCS có mô hình cột mốc Trường Sa. Các liên đội tùy vào tình hình thực tế tại đơn vị để trích kinh phí từ quỹ kế hoạch nhỏ, vận động, phối hợp với các tổ chức đoàn, hội để thực hiện mô hình cột mốc tại khu vực sinh hoạt tập thể của học sinh. Trong các giờ sinh hoạt đội hay giờ học có nội dung liên quan, các liên đội sẽ cùng với nhà trường tăng cường tuyên truyền trực quan cho các em, từ đó nâng cao kiến thức cho học sinh về chủ quyền biển, đảo nói chung và quần đảo Trường Sa nói riêng. Đơn vị kỳ vọng, mô hình sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác giáo dục, tuyên truyền về biển, đảo cho đội viên, học sinh. 

HOÀNG AN

Các tổ chức đoàn, đội cấp tỉnh, huyện, liên đội trường học đang triển khai thực hiện mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa tại các trường học trên địa bàn tỉnh. Các công trình sẽ góp phần thiết thực trong giáo dục lịch sử, truyền thống cho học sinh, giúp các em thêm hiểu biết về chủ quyền biển, đảo và yêu hơn biển, đảo quê hương mình. Vào mỗi giờ ra chơi, sân chào cờ của Trường Tiểu học Diên Phước (huyện Diên Khánh) lại sôi động khi học sinh tập trung ở khu vực này để xem mô hình cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa vừa được lắp đặt. Em Võ Hoàng Kim Vân (học sinh lớp 5A) nói: "Trước đây, chúng em được xem các cột mốc chủ quyền ở Trường Sa qua hình ảnh trình chiếu trong giờ học lịch sử, địa lý, nay mới được th

Tin khác cùng chủ đề

Xây dựng thế trận vững chắc ở khu vực biên giới biển
Lữ đoàn, 146 Vùng 4 Hải quân: tuyên truyền biển, đảo cho 180 cán bộ, đảng viên huyện Khánh Vĩnh
Những “mắt thần’’ canh biển ngày Xuân
Từ tem "quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa" đến "Bàng vuông"
Hải quân phát huy truyền thống 55 năm chiến thắng trận đầu
Những người lính nơi đầu sóng

Gửi bình luận của bạn