Cách nay 50 năm, mùa xuân năm 1967, Tàu 43 do hai đồng chí Trần Anh Tuấn làm Chính trị viên - Bí thư chi bộ, Nguyễn Đức Thắng làm Thuyền trưởng thực hiện chuyến đi chiến dịch chuẩn bị đánh lớn ở chiến trường khu 5. Khi tàu vào bến đã bị 3 tàu chiến Mỹ với nhiều máy bay vây đánh. Ta phải đánh trả để tháo vòng vây, lao tàu vào đến bờ thì trời sáng.
Cách nay 50 năm, mùa xuân năm 1967, Tàu 43 do hai đồng chí Trần Anh Tuấn làm Chính trị viên - Bí thư chi bộ, Nguyễn Đức Thắng làm Thuyền trưởng thực hiện chuyến đi chiến dịch chuẩn bị đánh lớn ở chiến trường khu 5. Khi tàu vào bến đã bị 3 tàu chiến Mỹ với nhiều máy bay vây đánh. Ta phải đánh trả để tháo vòng vây, lao tàu vào đến bờ thì trời sáng.

Để giữ bí mật, ta đành phải đánh bộc phá hủy tàu. Các chiến sĩ bơi vào bờ an toàn. Từ đây đơn vị hành quân bộ vượt Trường Sơn ra Bắc với hành trình vô cùng gian khổ, đến tháng 10/1967 mới về tới căn cứ tại Thủy Nguyên Hải Phòng. Ngay sau đó, đơn vị khẩn trương kiện toàn tổ chức. Anh Tuấn và Đức Thắng vẫn giữ nguyên nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy. Hai đồng chí trẻ, khỏe là Sáu Đức và Thơm làm thuyền phó. Hàng hải có Vũ Xuân Ruệ và Công Hào. Máy tàu là Trọng Tài, Đăng Năm và Thành Thoảng. Báo vụ có Hoa và Thọ. Cơ yếu là Xuân Nghinh. Nho Tòng làm y tá. Văn Rãi (Kiểm) làm thủy thủ trưởng và 3 thủy thủ là Quý, Hóa và Hoành. Quân số 17 đồng chí.

Con tàu mà đơn vị mới được nhận vẫn mang số 43, với nhiệm vụ chở 37 tấn vũ khí vào Đức Phổ, Quảng Ngãi chi viện chiến dịch Mậu Thân 1968. Chuyến đi này của Tàu 43 vào ngay vùng phòng thủ ngăn chặn của địch: hướng Bắc gần Căn cứ Chu Lai và Đà Nẵng; hướng Nam gần căn cứ Sa Huỳnh và cảng Quy Nhơn; hướng Tây là Quốc lộ 1, đồn bốt Mỹ Ngụy dày đặc; hướng Đông là hạm đội 7 của Mỹ. Địch đã huy động hàng nghìn tàu chiến các loại và máy bay hiện đại lập ra đơn vị đặc nhiệm 115, 116, 117 cùng lực lượng ra đa đối hải để phong tỏa ngăn chặn trên đường biển. Song cán bộ thủy thủ Tàu 43 vẫn kiên định vững vàng, sẵn sàng lên đường với quyết tâm: “Quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc”.

Tối ngày 27/02/1968, Tàu 43 xuất phát, mưu trí vượt qua các tuyến phong tỏa ngăn chặn của địch, đến chiều 29/2 tàu đến điểm chuyển hướng vào bờ. Sau cơm chiều, cả đội cùng con tàu lặng lẽ vun vút rẽ sóng vào bến. Đến 0h50 phút ngày 01/03/1968, khi còn cách bờ khoảng 20-25 hải lý, bỗng một loạt pháo sáng của địch bắn lên sáng rực cả vùng biển. Dù phía sau có 4 tàu rất to vây chặn, Tàu 43 vẫn bình tĩnh giữ hướng tiến. Bốn tàu địch bắn pháo cấp tập vào Tàu 43, Thuyền trưởng đứng bám trụ trên đài chỉ huy lệnh cho tàu chạy sang trái rồi sang phải để tránh pháo địch. Chính trị viên chạy vào ca-bin lấy bảng mật mã viết bức điện báo về Sở chỉ huy: “Tàu 43 gặp địch vây đánh, quyết đánh trả, hủy tàu”. Từ đây không còn sự chỉ huy của cấp trên, không có sự chi viện nào của đơn vị bạn.

Trời cao, biển sâu, địch vây kín xung quanh. Đồng chí Chính trị viên lao đến từng vị trí để kiểm tra và động viên chiến đấu. Ở Phòng Hàng hải, thuyền phó Đức đang hủy tài liệu, còn Ruệ một tay cầm lái, một tay cầm quả thủ pháo giơ cao trước mặt: “Báo cáo Chính trị viên tôi đã sẵn sàng tiêu diệt địch”. Chính trị viên liền hô: “Được! Đồng chí giữ vững vị trí chiến đấu”. Đồng chí chính trị viên tiếp tục lao đến hầm máy, vị trí ĐKZ, súng 12,7 ly vị trí nào cũng có thủy thủ tay cầm súng, cầm lựu đạn hay thủ pháo giơ cao trước mặt thề, chính trị viên liền hô: “Quyết tử”, “Đánh”, “Địch phải chết thì ta mới sống”.

Pháo địch vừa dứt, mạn phải xuất hiện 10 tàu cao tốc mỗi đợt 2 chiếc lao vào tấn công. Tàu 43 bình tĩnh chạy theo hình "chữ chi" đánh lừa địch, chờ cho tàu địch nằm gọn trong tầm ngắm, ta mới bắn. Đạn DKZ 57 ly của ta diệt ngay chiếc đi đầu. Chiếc còn lại tháo chạy ra xa. Tàu 43 vẫn lao vào hướng bờ. Pháo địch bắn tới tấp lần thứ 2. Chính trị viên bàn với Thuyền trưởng lệnh cho tổ máy tháo cầu chì, chạy hết tốc độ sang trái rồi sang phải để tránh pháo địch.

Đang chạy thẳng, bỗng Tàu 43 chuyển sang chạy vòng quanh, bởi đồng chí Ruệ trúng đạn, bị thương rất nặng, ngã xuống sàn ca-bin nhưng một tay vẫn ghì chặt vòng lái. Đồng chí Chính trị viên vội cầm lái đưa tàu về hướng đã định rồi gọi Lưu Công Hào lái thay, để mình băng vết thương cho đồng chí Ruệ. Đồng chí Ruệ thều thào “Chính trị viên trả thù cho em…” rồi trút hơi thở cuối cùng. Thuyền phó Đức mặc áo ni lông cho Ruệ.

Chính trị viên Anh Tuấn tiếp tục lao xuống vị trí ĐKZ thì thấy đồng chí Võ Nho Tòng là y tá kiêm pháo thủ số 2 cũng trúng đạn, ngã dựa chân pháo, dù đã hy sinh, nhưng 2 tay vẫn ôm chặt quả lựu đạn. Thợ máy Nguyễn Đăng Năm nhanh chóng thay vào vị trí đồng chí Tòng. Pháo địch vừa dứt mạn phải, 2 tàu cao tốc của địch lao vào tấn công, Chính trị viên Tuấn liền hô: “Mạn phải, mục tiêu 2 tàu địch, bắn tiêu diệt để trả thù cho đồng chí Ruệ và đồng chí Tòng, Bắn!”. Tiếp theo địch cho máy bay HUIA đến bắn súng cực nhanh, đạn trút xuống như mưa. Ta dùng súng 12,7 bắn trả chính xác. Một chiếc đâm đầu xuống biển. 2 chiếc khác lại bị ta bắn rơi trong các đợt tấn công sau của địch. Các đồng chí trên tàu 43 sử dụng khói mù để che mắt địch. Hết khói mù thì thả bom chìm (chỉ có 1 quả thật, còn lại là bộc phá tự tạo) để chặn bước tiến tàu địch đang đuổi theo sau.

Đến 4h30 tàu 43 đã lao vào bờ. Một tổ đưa thương binh và liệt sĩ lên bờ trước. Tổ hỏa lực đưa một bộ phận vào bờ chiếm địa hình có lợi chiến đấu. Tổ còn lại bám trụ bắn trả chính xác tiêu diệt địch, chi viện cho tổ cảm tử đánh bộc phá hủy tàu. Đây là lúc căng thẳng nguy hiểm nhất, con tàu thành mục tiêu cố định để các loại pháo, súng bắn thẳng từ trên bờ, trên không, trên đảo, trên hạm đội 7 dồn dập trút vào vị trí tàu 43. Quyết không để con tàu lọt vào tay giặc, là Chính trị viên là Bí thư chi bộ Đảng đồng chí Tuấn đã xông lên dẫn đầu, cùng Kiểm và Hoành đến 2 hầm hàng lắp 3 loại kíp nổ vào bộc phá điểm hỏa, gạt kim định giờ. Khi kim đồng hồ chạy được 5/30 phút hẹn nổ, các đồng chí mới rời tàu. Lúc bơi vào bờ thì đồng chí Rãi trúng đạn bị sóng to nhấn chìm, anh em tìm mãi không được. Sức đã kiệt, bộc phá sắp nổ, anh em đành dìu nhau vào đến bờ. Vừa lúc ấy, con tàu phát ra ánh chớp xanh, một cột nước và khói bốc lên cao vút, một tiếng nổ xé trời vang lên cả con tàu không còn một dấu vết. Toàn tổ nhanh chóng vận động vào chiếm núi cao trước mặt, nhưng núi có rất nhiều gai quýt và xương rồng, nên mới leo được nửa chừng núi thì trời sáng. Nhìn lên đỉnh thấy có quân Mỹ đang lên xe để đi càn, anh em liền quay xuống chân núi thì bắt được liên lạc với du kích địa phương. Các chiển sĩ tàu 43 được đưa xuống hầm bí mật để tránh trận càn của một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ. Đơn vị đóng trên núi Vàng gần một tuần lễ, sau hai lần được du kích thôn Quy Thiện, xã Phổ Hiệp dẫn đường mới vượt qua được ấp chiến lược của địch, và men theo đường số 1, lên Phổ Cường. Sau hơn 1 tháng điều trị vết thương tại bệnh xá có bác sĩ Đặng Thùy Trâm, các thủy thủ tàu 43 lại hành quân ra Bắc lần thứ 2 để tiếp tục nhiệm vụ.

49 năm đã trôi qua, kể từ khi đơn vị Tàu 43 chở vũ khí vào chiến trường miền Nam lần thứ hai trong những ngày xuân Mậu Thân 1968. Những người trong đơn vị Tàu 43 vẫn luôn nhớ mãi con đường Hồ Chí Minh trên biển, cùng một lúc làm hai nhiệm vụ vận chuyển vũ khí và chiến đấu bảo vệ tàu, để bảo đảm tuyến đường huyết mạch chi viện cho chiến trường miền Nam ruột thịt. Đến nay, 17 cán bộ, chiến sĩ trên Tàu 43 người còn, người đã đi xa, nhưng tinh thần: "Sẵn sàng ra đi, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh" vẫn còn vang vọng với non sông, đất nước.
Lược thuật từ hồi ký
của đồng chí Trần Anh Tuấn, nguyên Chính trị viên, bí thư Chi bộ đơn vị Tàu 43
Cách nay 50 năm, mùa xuân năm 1967, Tàu 43 do hai đồng chí Trần Anh Tuấn làm Chính trị viên - Bí thư chi bộ, Nguyễn Đức Thắng làm Thuyền trưởng thực hiện chuyến đi chiến dịch chuẩn bị đánh lớn ở chiến trường khu 5. Khi tàu vào bến đã bị 3 tàu chiến Mỹ với nhiều máy bay vây đánh. Ta phải đánh trả để tháo vòng vây, lao tàu vào đến bờ thì trời sáng. Để giữ bí mật, ta đành phải đánh bộc phá hủy tàu. Các chiến sĩ bơi vào bờ an toàn. Từ đây đơn vị hành quân bộ vượt Trường Sơn ra Bắc với hành trình vô cùng gian khổ, đến tháng 10/1967 mới về tới căn cứ tại Thủy Nguyên Hải Phòng. Ngay sau đó, đơn vị khẩn trương kiện toàn tổ chức. Anh Tuấn và Đức Thắng vẫn giữ nguyên nhiệm

Tin khác cùng chủ đề

Xây dựng thế trận vững chắc ở khu vực biên giới biển
Lữ đoàn, 146 Vùng 4 Hải quân: tuyên truyền biển, đảo cho 180 cán bộ, đảng viên huyện Khánh Vĩnh
Những “mắt thần’’ canh biển ngày Xuân
Từ tem "quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa" đến "Bàng vuông"
Hải quân phát huy truyền thống 55 năm chiến thắng trận đầu
Những người lính nơi đầu sóng

Gửi bình luận của bạn