Tại Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định: “Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ dân sự, du lịch biển, đảo, phát triển ngư nghiệp để xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước”. Cả nước nói chung, Khánh Hòa nói riêng sẽ nỗ lực để hiện thực hóa nhiệm vụ nghị quyết đề ra.

Kỳ 2: Để Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế biển
Kỳ 2: Để Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế biển

Tại Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định: “Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ dân sự, du lịch biển, đảo, phát triển ngư nghiệp để xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước”. Cả nước nói chung, Khánh Hòa nói riêng sẽ nỗ lực để hiện thực hóa nhiệm vụ nghị quyết đề ra.

 

Trung tâm hậu cần nghề cá giữa biển


Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đồng hành, khuyến khích ngư dân đánh bắt ở ngư trường Trường Sa, với mong muốn mỗi chiếc tàu đánh bắt xa bờ như một “cột mốc” chủ quyền giữa biển. Nhờ sự đầu tư bài bản, quần đảo Trường Sa hiện nay đã có trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, cung cấp mọi dịch vụ để ngư dân vươn khơi, bám biển và là nơi tránh trú an toàn khi có bão. Đảo Đá Tây A có Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá (do Công ty TNHH MTV Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, vận hành) lớn nhất quần đảo Trường Sa, cung cấp tất cả mọi dịch vụ cho các tàu đánh bắt xa bờ. Bắt đầu hoạt động từ năm 2005, Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây A đã được quan tâm, đầu tư, mở rộng. 

 

Âu tàu đảo Đá Tây A.

Âu tàu đảo Đá Tây A.


Hôm chúng tôi vào đảo Đá Tây A, ngư dân Nguyễn Tịnh (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đang tiếp nhiên liệu, mua đá và các nhu yếu phẩm từ âu tàu đảo Đá Tây A để tiếp tục chuyến đánh bắt. Ông Tịnh cho biết, trước đây khi chưa có trung tâm, ngư dân đánh bắt xong phải chạy về đất liền để tiếp đá, nhiên liệu… nên tốn kém nhiều chi phí. Từ khi trung tâm đi vào hoạt động, trên đảo đã bán nhiên liệu, lương thực, thực phẩm với giá như đất liền nên tiết kiệm được nhiều chi phí cho ngư dân. Vào những thời điểm có bão, âu tàu có sức chứa 200 tàu thuyền trở thành nơi tránh trú an toàn cho tàu thuyền và ngư dân.


Ông Hồ Mạnh Tưởng - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ khai thác hải sản Biển Đông, Giám đốc Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây A cho biết, trung tâm có 6 bể chứa nước ngọt 900m3, kho hàng hóa và xưởng cơ khí phục vụ sửa chữa cho các tàu thuyền; xưởng sản xuất và cung ứng nước đá cây, hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt, kho lạnh và kho cấp đông bảo quản hải sản, hệ thống máy phát điện, nhà nghỉ cho ngư dân. Ngoài ngư trường chính tại Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây A, công ty còn điều hành đội tàu vận chuyển hàng hóa đến các đảo lân cận thuộc vùng biển Trường Sa, thực hiện cung ứng các sản phẩm, dịch vụ hậu cần cho ngư dân bám biển dài ngày khai thác hải sản. Năm 2021, công ty cung ứng hàng hóa, dịch vụ hậu cần đạt 100 - 149,29% so với chỉ tiêu được giao; ngoài ra, còn thực hiện sửa chữa thành công 22 chiếc tàu của ngư dân gặp sự cố trên biển.


Cùng với đó, huyện Trường Sa còn có một số âu tàu, trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, trung tâm dịch vụ hậu cần - kỹ thuật ở các đảo khác như: Song Tử Tây, Sinh Tồn, Tốc Tan, Trường Sa lớn. Tại âu tàu đảo Sinh Tồn, trong cơn bão số 9 (tháng 12-2021) vừa qua, đã có 81 lượt tàu với hơn 700 ngư dân các tỉnh: Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Quãng Ngãi, Khánh Hòa vào tránh trú bão an toàn. Hiện tại, các âu tàu ở Trường Sa có thể tiếp nhận sửa chữa tàu công suất 2.000DWT, đủ sức cho các tàu có trọng tải 1.000 - 2.000 tấn ra vào, neo đậu, tránh bão. Bên cạnh việc thực hiện công tác hậu cần, kỹ thuật, các cán bộ, chiến sĩ trên các đảo còn thực hiện công tác dân vận, thường xuyên tuyên truyền hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển đánh bắt hải sản trong khu vực và giúp đỡ ngư dân trong lúc hoạn nạn khó khăn.


Tập trung hiện thực hóa Nghị quyết số 09


Trong chuyến công tác mới đây, trước quân và dân Trường Sa, ông Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chia sẻ, để thực hiện Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị, Khánh Hòa sẽ tiếp tục xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với Quân chủng Hải quân, chủ động xây dựng đề án để xây dựng Trường Sa thành “Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước”. Trước mắt, cần phải tạo sinh kế cho người dân, còn về lâu dài, phải nghiên cứu căn cơ để phát triển nghề cá ở Trường Sa, bước đầu là sơ chế, tiến tới làm nhà máy…


Để hiện thực hóa Nghị quyết số 09, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, Thành viên Ban chỉ đạo Diễn đàn Đại dương toàn cầu (GOF) cho rằng, với vị thế địa chiến lược của huyện đảo Trường Sa, việc định hướng xây dựng, phát triển huyện Trường Sa thành “Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước” thể hiện tư duy chiến lược và tầm nhìn mới của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện mục tiêu này không chỉ đem lại lợi ích trực tiếp cho nhân dân huyện đảo Trường Sa, mà còn cho cả nước. Huyện đảo Trường Sa và vùng biển bao quanh có tiềm năng bảo tồn biển cao, có cảnh quan nổi và ngầm dưới đáy biển của các quần thể rạn san hô rất đẹp với nguồn lợi thủy sản giàu có và đa dạng,... Đó là tiền đề cho phát triển các ngành, nghề kinh tế biển dựa vào bảo tồn, như: Du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản trên biển, điện mặt trời và điện gió ngoài khơi… Việc triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ dân sự, du lịch biển, đảo, phát triển ngư nghiệp và những ngành nghề kinh tế biển mới cho huyện đảo là một nhu cầu thực tiễn khách quan để đạt được mục tiêu kép: “Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng”. Việc phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá ở huyện Trường Sa cần mở rộng và nâng cấp để đạt được “mục tiêu kép”, trong đó cần gắn công trình dân sinh với yêu cầu phòng thủ và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.


Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi nhấn mạnh: “Khánh Hòa cần quán triệt sâu sắc trong cán bộ, đảng viên và người dân hiểu toàn diện hơn về huyện đảo Trường Sa, về mục tiêu xây dựng huyện đảo đến năm 2030 theo tinh thần nghị quyết của Trung ương. Trên cơ sở đó, xác định và phân công trách nhiệm của các ban, ngành và đơn vị trong tỉnh trong việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cụ thể; trong đó cần nhận diện đúng và tập trung vào các ngành, lĩnh vực và dự án ưu tiên phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của huyện đảo”.

 

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy vào ngày 13-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận: Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh; đẩy mạnh xây dựng và phát triển huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước; là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Trước mắt, bố trí nguồn lực để ưu tiên tập trung phát triển nghề cá và ưu tiên đầu tư cho các công trình âu tàu, hạ tầng cảng cá, cơ sở chế biến dịch vụ hậu cần nghề cá tại huyện Trường Sa; đồng thời đưa nhân dân ra đảo để xây dựng và phát triển kinh tế.

_______________________________________


Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi: Lãnh đạo và nhân dân tỉnh Khánh Hòa đang thực hiện sứ mạng chính trị nặng nề nhưng vinh quang mà Trung ương Đảng và nhân dân cả nước giao phó theo tinh thần của Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị. Thực hiện tốt, Khánh Hòa sẽ vì cả nước và cả nước sẽ có trách nhiệm chung tay cùng với Khánh Hòa trong xây dựng, phát triển huyện đảo Trường Sa, góp phần đưa tỉnh trở thành đô thị trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

 

THÁI THỊNH




Kỳ 1: Nơi ấm tình người…

 


 

Tại Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định: “Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ dân sự, du lịch biển, đảo, phát triển ngư nghiệp để xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước”. Cả nước nói chung, Khánh Hòa nói riêng sẽ nỗ lực để hiện thực hóa nhiệm vụ nghị quyết đề ra.   Trung tâm hậu cần nghề cá giữa biển Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đồng hành, khuyến khích ngư dân đánh bắt ở ngư trường Trường Sa, với mong muốn mỗi chiếc tàu đánh bắt xa bờ như một “cột mốc” chủ quyền giữa biển. Nhờ sự đầu tư bài bản, quần đảo Trường Sa hiện nay đã có trung tâm dịch vụ hậu cần

Tin khác cùng chủ đề

Xây dựng thế trận vững chắc ở khu vực biên giới biển
Lữ đoàn, 146 Vùng 4 Hải quân: tuyên truyền biển, đảo cho 180 cán bộ, đảng viên huyện Khánh Vĩnh
Những “mắt thần’’ canh biển ngày Xuân
Từ tem "quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa" đến "Bàng vuông"
Hải quân phát huy truyền thống 55 năm chiến thắng trận đầu
Những người lính nơi đầu sóng

Gửi bình luận của bạn