Vừa qua, Đoàn công tác số 8 của Quân chủng Hải quân (trong đó có tỉnh Khánh Hòa và các đơn vị, địa phương) do Chuẩn Đô đốc Phan Tuấn Hùng - Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân làm trưởng đoàn đến thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện Trường Sa và Nhà giàn DKI. Qua chuyến đi này, mỗi thành viên trong đoàn công tác thêm tự hào, biết ơn các anh hùng, liệt sĩ, các thế hệ cha ông đã chiến đấu vì độc lập tự do, thống nhất đất nước.

Đến với Trường Sa thân yêu
Đến với Trường Sa thân yêu

Vừa qua, Đoàn công tác số 8 của Quân chủng Hải quân (trong đó có tỉnh Khánh Hòa và các đơn vị, địa phương) do Chuẩn Đô đốc Phan Tuấn Hùng - Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân làm trưởng đoàn đến thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện Trường Sa và Nhà giàn DKI. Qua chuyến đi này, mỗi thành viên trong đoàn công tác thêm tự hào, biết ơn các anh hùng, liệt sĩ, các thế hệ cha ông đã chiến đấu vì độc lập tự do, thống nhất đất nước.

Điểm đến đầu tiên của chuyến hải trình là xã Song Tử Tây. Ở đây, đoàn đã được dự buổi lễ chào cờ cùng quân và dân trên đảo với không khí trang nghiêm, cảm xúc thiêng liêng. Sau đó, đoàn đi thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo; lên đường đến thăm xã Sinh Tồn, thị trấn Trường Sa và các đảo: Đá Nam, Cô Lin, Đá Tây A... Tại xã Sinh Tồn, nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7-5-1955 - 7-5-2023), đồng chí Hồ Văn Mừng - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Nha Trang đã tặng quà và bày tỏ tình cảm sâu nặng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh dành cho cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo.

Biểu diễn văn nghệ tại đảo Cô Lin
Biểu diễn văn nghệ tại đảo Cô Lin

Trước khi lên thăm đảo Cô Lin, Tàu Trường Sa chở đoàn công tác thả neo ở vùng biển Gạc Ma để làm lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trên quần đảo Trường Sa. Vòng hoa đỏ kết hình ngôi sao vàng năm cánh và những con hạc giấy được các chiến sĩ Hải quân cùng thành viên trong đoàn thả xuống biển như lời tri ân công lao to lớn của “những người nằm lại phía chân trời”, như biểu tượng hòa bình, quyết tâm tiếp bước truyền thống cha anh giữ gìn biển, đảo Tổ quốc của những người đang được sống hạnh phúc trong hòa bình.

Lên đảo Cô Lin, buổi giao lưu văn nghệ thật xúc động khi Đại úy Trần Thị Thủy, cán bộ văn thư bảo mật của Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân cất tiếng hát “Cha ơi... sao cha chưa về...”. Chị Thủy là con gái duy nhất của Thiếu úy Trần Văn Phương, 1 trong 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong sự kiện ngày 14-3-1988. Tiếng hát của con gái liệt sỹ Trần Văn Phương giữa biển trời mênh mông như tiếng lòng thổn thức, nhớ thương của người con gái đã mất cha từ thuở bé. Dẫu tuổi thơ của chị Thủy không được lớn lên trong vòng tay của cha, vì người cha phải thực hiện nhiệm vụ ngoài đảo xa, nhưng tình thương mà cha dành cho chị vô cùng to lớn. Khi nhắc đến cha, chị Thủy rất đỗi tự hào về những gì mà cha mình đã đóng góp cho biển, đảo thân yêu.

Tiếp tục hải trình, đoàn công tác đến với thị trấn Trường Sa. Tại đây, đoàn viếng Tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn; dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm liệt sĩ; thăm các chùa; gặp gỡ quân và dân thị trấn. Ai nấy đều vui mừng, thăm hỏi, động viên nhau như người thân của mình lâu ngày gặp lại.

Chia sẻ với đoàn công tác, Thượng tá Nguyễn Công Chính - Chính trị viên đảo Trường Sa cho biết: “Khi mới giải phóng, cơ sở vật chất các đảo trên quần đảo Trường Sa còn rất đơn sơ, thiếu thốn. Được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng cũng như nhân dân cả nước, quần đảo Trường Sa được chú trọng xây dựng và củng cố. Huyện Trường Sa đã và đang đổi mới từng ngày trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, lớn lên cùng với sự phát triển của đất nước”.

Tiếp tục hải trình, đoàn công tác đến thăm Nhà giàn DK1/7. Tuy nhiên, tàu gặp sóng lớn vì ảnh hưởng của đợt áp thấp nhiệt đới nên đoàn không thể lên thăm cán bộ, chiến sĩ trên nhà giàn. Để bảo đảm an toàn, Chuẩn Đô đốc Phan Tuấn Hùng quyết định cho tàu thả neo; rồi thông qua hệ thống máy bộ đàm và loa trên tàu nhắn nhủ, động viên cán bộ, chiến sĩ. Được biết, hiện nay, toàn bộ hệ thống Nhà giàn DK1 đã được nâng cấp lên thế hệ mới, trang bị các phương tiện, thiết bị hiện đại, bảo đảm sinh hoạt và chiến đấu. Mỗi nhà giàn là một pháo đài liên kết cùng nhau tạo thành bức thành đồng vững chãi trên vùng biển thềm lục địa, đủ sức đương đầu với sóng gió, bão dông, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Còn rất nhiều cảm xúc, kỷ niệm của chuyến công tác đến với quân và dân Trường Sa và Nhà giàn DK1, về tình yêu của đất liền với biển, đảo quê hương, như lời bài hát của nhạc sĩ Hình Phước Long: “Không xa đâu Trường Sa ơi, vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em...”. Đây là tiếng lòng của mỗi người dân Việt Nam vẫn luôn hướng về Trường Sa thân yêu! 

Trường Sa, tháng 5-2023

Dương Huy Đức 

Phó Vụ trưởng, Cơ quan Thường trực miền Nam, Tạp Chí Cộng sản.

                                    

 

 

Vừa qua, Đoàn công tác số 8 của Quân chủng Hải quân (trong đó có tỉnh Khánh Hòa và các đơn vị, địa phương) do Chuẩn Đô đốc Phan Tuấn Hùng - Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân làm trưởng đoàn đến thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện Trường Sa và Nhà giàn DKI. Qua chuyến đi này, mỗi thành viên trong đoàn công tác thêm tự hào, biết ơn các anh hùng, liệt sĩ, các thế hệ cha ông đã chiến đấu vì độc lập tự do, thống nhất đất nước. Điểm đến đầu tiên của chuyến hải trình là xã Song Tử Tây. Ở đây, đoàn đã được dự buổi lễ chào cờ cùng quân và dân trên đảo với không khí trang nghiêm, cảm xúc thiêng liêng.

Tin khác cùng chủ đề

Xây dựng thế trận vững chắc ở khu vực biên giới biển
Lữ đoàn, 146 Vùng 4 Hải quân: tuyên truyền biển, đảo cho 180 cán bộ, đảng viên huyện Khánh Vĩnh
Những “mắt thần’’ canh biển ngày Xuân
Từ tem "quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa" đến "Bàng vuông"
Hải quân phát huy truyền thống 55 năm chiến thắng trận đầu
Những người lính nơi đầu sóng

Gửi bình luận của bạn