Cách đây 72 năm, giữa trời thu Tháng Tám rực rở màu cờ đỏ, băng rôn và biểu ngữ; với ý chí giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, nhân dân Khánh Hòa cùng với cả nước, đã chủ động, sáng tạo tiến hành thành công cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trong toàn tỉnh vào ngày 19/8/1945.
Cách đây 72 năm, giữa trời thu Tháng Tám rực rở màu cờ đỏ, băng rôn và biểu ngữ; với ý chí giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, nhân dân Khánh Hòa cùng với cả nước, đã chủ động, sáng tạo tiến hành thành công cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trong toàn tỉnh vào ngày 19/8/1945.

Từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), cùng với các tin tức từ vùng giải phóng Việt Bắc lan truyền đến tỉnh và cuộc khởi nghĩa Ba Tơ nổ ra, lúc này lại được đông đảo tù chính trị từ các lao tù của đế quốc về giúp sức, nhờ đó phong trào cách mạng của Khánh Hoà đã chuyển lên một bước mới. Tháng 4- 1945, Tỉnh uỷ lâm thời Khánh Hoà được thành lập lại. Tổ chức Việt Minh được xây dựng và phát triển nhanh chóng ở các phủ, huyện, thị xã Nha Trang. Đầu tháng 8-1945,Tỉnh uỷ lâm thời và tổ chức Việt Minh tỉnh đã gấp rút đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng vũ trang, sẳn sàn chờ thời cơ khởi nghĩa. Các đội tự vệ bí mật được thành lập ở thị xã Nha Trang, ở tổng Phước Thiện (Vạn Ninh), Suối Ré (Ninh Hoà), ở Hoà Tân, Đại Điền ... làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ sở và hỗ trợ quần chúng đấu tranh.

Ngày 11 tháng 8, Bác sĩ Lê Văn Tân một cơ sở cách mạng ở thị xã Nha Trang báo tin Nhật đầu hàng lực lượng đồng minh, ngay tối ngày 12 tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, các đồng chí lãnh đạo Việt Minh tỉnh đã triệu tập hội nghị tại căn nhà số 45 đường Hoàng Tử Cảnh - Nha Trang (nay là 137 Hoàng Văn Thụ) để phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh.

Đêm 13-8-1945, Tại huyện Vạn Ninh dưới sự chỉ huy của đồng chí Hoàng Hữu Chấp, nhân dân các xã quanh thị trấn Vạn Giã nổi trống, mõ, trang bị giáo, mác, gậy kéo về thị trấn hỗ trợ cho lực lượng tự vệ các tổng Phước Tường Nội, Phước Thiện chiếm lấy huyện đường.

Tại huyện Ninh Hoà (thị xã Ninh Hòa ngày nay), trong các ngày 14-15-16 tháng 8, quần chúng nổi dậy giành chính quyền thắng lợi ở hầu hết vùng nông thôn. Sáng 17- 8, hàng vạn đồng bào các xã đổ ra đường biểu tình tuần hành, kéo về thị trấn bao vây phủ đường. Viên quan tri phủ Hồ Hưng mang giấy tờ, ấn tín nạp cho chính quyền cách mạng. Cuộc biểu tình biến thành cuộc mít tinh lớn tại sân vận động. Đồng chí trưởng ban khởi nghĩa tuyên bố xoá bỏ chính quyền bù nhìn và thành lập chính quyền cách mạng lâm thời do đồng chí Trịnh Huy Quang làm chủ tịch.

Tin khởi nghĩa thắng lợi ở hai huyện Vạn Ninh, Ninh Hoà truyền đi nhanh chóng làm cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh phấn khởi, tin tưởng. Trái lại làm cho kẻ địch thêm hoang mang, dao động. Bọn lính Nhật co cụm lại đóng yên trong trại, không còn huênh hoang hống hách như trước. Bọn Việt gian lo sợ tìm gặp các đồng chí lãnh đạo Việt Minh xin khoan hồng. Tình hình đó chứng tỏ thời cơ giành chính quyền ở tỉnh đã chín muồi.

Tuy nhiên, khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ Nha Trang là một vấn đề hết sức quan trọng và khá mạo hiểm; bởi vì vào thời điểm này, ở Nam Trung bộ chưa đâu có khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh, lệnh khởi nghĩa của cấp trên chưa đến nơi, trong tỉnh lại có cả sư đoàn lính Nhật, riêng Nha Trang có trên 3.000 tên. Hơn nữa Nha Trang là một vị trí rất nhạy cảm đối với những sự kiện chính trị diễn ra ở Sài Gòn, nhưng cuộc khởi nghĩa ở đây cũng chưa nổ ra.

Ngày 17-8-1945, Đại hội Việt Minh toàn tỉnh họp gồm đông đủ đại biểu của Tỉnh uỷ lâm thời và uỷ ban Việt Minh tỉnh, đại biểu thị xã Nha Trang và đại biểu các phủ, huyện. Đại hội Việt Minh tỉnh biểu thị quyết tâm và bàn cụ thể về kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh tại Nha Trang, bầu Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời do các đồng chí Nguyễn Văn Ghi làm chủ tịch, Phạm Cự Hải phó chủ tịch, Trần Chí Hiền uỷ viên quân sự, Tôn Thất Vĩ (tức Nguyễn Minh Vĩ), uỷ viên thư ký và một số uỷ viên phụ trách các ngành.

Được tin bọn đầu sỏ nguỵ quyền tỉnh dự định tổ chức một cuộc mít tinh lớn của thanh niên vào ngày 19-8-1945 để mừng chính phủ Trần Trọng Kim, Tỉnh uỷ lâm thời và Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh quyết định lợi dụng cơ hội này để biến cuộc mít tinh do địch tổ chức thành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh. Kế hoạch về cuộc khởi nghĩa tại Nha Trang được vạch ra một cách chu đáo, tỉ mỉ.

Trưa ngày 19-8-1945, nhân dân từng đoàn, từng đoàn công khai mang gậy gộc, dây thừng, cầm những lá cờ” quẻ ly” cuộn chặc dấu ở bên trong lá cờ đỏ sao vàng và băng khẩu hiệu Việt Minh, rầm rập kéo về sân vận động Nha Trang. Các đội tự vệ cách mạng và lực lượng yêu nước trong các đội lính khố xanh bám chặt bọn quan lại và những tên Việt gian đầu sỏ để sẳn sàn trấn áp ngay hành động chống đối của chúng.

15giờ ngày 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nha Trang bắt đầu bằng việc đồng chí Trần Oanh bất ngờ hạ cờ “quẻ ly” của nguỵ quyền xuống, dẫm chân lên và nhanh chóng buộc lá cờ đỏ sao vàng - lá cờ cách mạng vào dây và từ từ kéo lên đỉnh cột cờ, giữa tiếng hoan hô reo hò của nhân dân vang lên như sấm. Phút chốc, băng cờ, biểu ngữ của Việt Minh từ bốn phía được tung ra. Bổng tiếng hô: “Nghiêm!” và lệnh chào cờ vang lên dõng dạc. Đội ngũ binh sĩ yêu nước do Lê Thám và Phạm Thám phụ trách, nhất tề bồng súng cùng hàng vạn đồng bào đứng nghiêm chào cờ đỏ sao vàng đĩnh đạc, hiên ngang trên đỉnh cột, lộng gió tung bay dưới trời thu Nha Trang xanh thẳm.

Sau giờ phút nghiêm trang ấy, đồng chí Đào Thiện Thi được hai đội viên tự vệ trang bị súng ngắn bảo vệ, bước lên diễn đàn, thay mặt Uỷ ban Việt Minh tỉnh Khánh Hoà tuyên bố xoá bỏ chính quyền bù nhìn tỉnh và kêu gọi đồng bào ủng hộ Mặt trận Việt Minh, ủng hộ chính quyền cách mạng. 17giờ, cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình thị uy. Quần chúng chia thành nhiều đoàn toả ra đi chiếm kho bạc, nhà đèn, máy nước, các công sở, cơ quan của chính quyền bù nhìn các cấp, doanh trại lính khố xanh, cảnh sát, mở nhà lao giải phóng tù. Đoàn tuần hành đông nhất kèm viên tỉnh trưởng Phan Thanh Kỷ vừa bị bắt đi theo, tiến thẳng đến “Toà sứ “, tịch thu ấn tín và các phương tiện làm việc. Tại đây Uỷ ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Khánh Hoà ra mắt đồng bào. Những ngày tiếp đó nhân dân các huyện Diên Khánh, Vĩnh Xương và Cam Ranh - Ba Ngòi cũng đã vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

Chỉ trong vòng hơn một tuần lễ, nhân dân Khánh Hoà đã đứng lên tổng khởi nghĩa giành thắng lợi, xoá bỏ hoàn toàn chính quyền tay sai của quân phiệt Nhật, thành lập chính quyền cách mạng từ tỉnh đến huyện, xã, cùng một ngày với tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi tại Hà Nội (ngày 19/8/1945).

Thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, là thành tựu tuyệt vời của tinh thần, ý chí, trí tuệ của Đảng ta; là một điển hình trong phương pháp lãnh đạo đấu tranh cách mạng, thể hiện được tinh thần chủ động, sáng tạo của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Khánh Hoà với ý chí quyết tâm giải phóng quê hương, giành lại độc lập tự do cho tổ quốc.

Nguyễn Thọ
Cách đây 72 năm, giữa trời thu Tháng Tám rực rở màu cờ đỏ, băng rôn và biểu ngữ; với ý chí giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, nhân dân Khánh Hòa cùng với cả nước, đã chủ động, sáng tạo tiến hành thành công cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trong toàn tỉnh vào ngày 19/8/1945. Từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), cùng với các tin tức từ vùng giải phóng Việt Bắc lan truyền đến tỉnh và cuộc khởi nghĩa Ba Tơ nổ ra, lúc này lại được đông đảo tù chính trị từ các lao tù của đế quốc về giúp sức, nhờ đó phong trào cách mạng của Khánh Hoà đã chuyển lên một bước mới. Tháng 4- 1945, Tỉnh uỷ lâm thời Khánh Ho&agr

Tin khác cùng chủ đề

Rộn ràng khúc ca đón chào năm mới
Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa
Khai mạc triển lãm tem bưu chính "Nha Trang biển gọi - Dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin"
Tiếng vọng từ lòng đất
Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Nha Trang - Khánh Hòa
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam nhìn nhận về vai trò của cán bộ văn hóa trong bối cảnh mới

Gửi bình luận của bạn