Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, những nét đẹp của nghệ thuật tuồng, bài chòi cùng một số loại hình văn hóa truyền thống khác đã được biểu diễn, trình diễn phục vụ người dân và du khách. Các hoạt động này đã nhận được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo khách du xuân.

Văn hóa truyền thống thu hút khách du xuân
Văn hóa truyền thống thu hút khách du xuân

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, những nét đẹp của nghệ thuật tuồng, bài chòi cùng một số loại hình văn hóa truyền thống khác đã được biểu diễn, trình diễn phục vụ người dân và du khách. Các hoạt động này đã nhận được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo khách du xuân.

Từ tối mùng 1 đến mùng 10 Tết Giáp Thìn, các thành viên trong Câu lạc bộ bài chòi cổ Khánh Hòa (thuộc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh) lại có mặt tại khu vực công viên bờ biển đối diện số 50 Trần Phú (TP. Nha Trang) để thực hiện trò chơi dân gian hô hát bài chòi xuân. Trong khoảng sân được bao quanh bởi 9 chòi chơi, tiếng nhạc, lời hô quân bài lại rộn ràng cất lên thu hút đông đảo mọi người đến xem và thử vận may đầu xuân. Hoạt động hô hát bài chòi tuy đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng mỗi độ xuân về, không khí hội chơi có phần náo nhiệt, hấp dẫn hơn ngày thường. Khi những anh Hiệu, chị Hiệu cất lên câu: “Kính thưa bà con/Phát bài đã đủ/Hiệu thủ bài tì/Ai thủ lá gì/Phải nghe cho rõ…” cũng là lúc hội chơi bài chòi xuân bắt đầu. Lần đầu trực tiếp tham gia bài chòi, anh Nguyễn Duy Đông - du khách đến từ TP. Hà Nội đã cảm nhận được sự thú vị của trò chơi này: “Trò chơi bài chòi có nét tương tự với đánh tổ tôm hoặc chơi lô tô, nhưng ở bài chòi thì nét văn hóa, nghệ thuật được thể hiện đậm nét hơn qua lời hát về mỗi quân bài; cách chơi bài chòi cũng đơn giản hơn. Bài chòi thuần túy là trò chơi mang tính giải trí nên mang đến niềm vui cho mọi người”.

Trò chơi hô hát bài chòi xuân do các thành viên Câu lạc bộ bài chòi cổ Khánh Hòa thực hiện.
Trò chơi hô hát bài chòi xuân do các thành viên Câu lạc bộ bài chòi cổ Khánh Hòa thực hiện.

Theo Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Kim Chi - Chủ nhiệm Câu lạc bộ bài chòi cổ Khánh Hòa, hội chơi bài chòi đầu xuân có lượng khách đến chơi và xem đông hơn ngày thường nên thời lượng mỗi hội chơi cũng được kéo dài hơn. Điều đó mang đến nguồn động lực tinh thần đối với các thành viên trong câu lạc bộ trên hành trình gìn giữ, phát huy vốn di sản văn hóa dân tộc.

Tại sân khấu ở Quảng trường 2 tháng 4, TP. Nha Trang vào các đêm mùng 2, mùng 4 và mùng 6 Tết, các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh thực hiện các đêm diễn giới thiệu về nghệ thuật tuồng và dân ca kịch bài chòi. Đến đây, khán giả được xem các tiết mục hát dân ca, những trích đoạn tuồng cổ đặc sắc; đặc biệt được xem trọn vẹn vở dân ca kịch bài chòi “Thầy khóa làng tôi” vừa được nhà hát phục dựng. Thông qua đó, những giá trị, nét đẹp của sân khấu truyền thống được đưa đến gần hơn với khán giả. “Trong những ngày du xuân, chúng ta thường được nghe, được xem nhiều chương trình ca múa nhạc hiện đại. Vậy nên, khi có thêm những đêm diễn về nghệ thuật truyền thống đã làm tăng thêm sự đa dạng, giúp khán giả có thêm nhiều lựa chọn để giải trí. Điều này càng có ý nghĩa đối với những khán giả trẻ khi có dịp tiếp cận với văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc”, bạn Lê Tú Linh - sinh viên Trường Đại học Hoa Sen (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ.

Cảnh diễn trong vở dân ca kịch bài chòi “Thầy khóa làng tôi”.
Cảnh diễn trong vở dân ca kịch bài chòi “Thầy khóa làng tôi”.

Một hoạt động khác cũng nhận được nhiều sự quan tâm của khách du xuân chính là không gian hàng Tết trưng bày các sản phẩm, hiện vật đặc trưng của Khánh Hòa ở khu vực công viên bờ biển đối diện số 52 Trần Phú. Tại đây, những tiểu cảnh trang trí mang nét đặc trưng Tết cổ truyền Việt Nam, mô hình bánh chưng, bánh tét, câu đối, bao lì xì, sách, báo, tạp chí xuân… đã trở thành điểm chụp hình ấn tượng với nhiều người. Khu vực các gian hàng tre lá tái hiện không gian chợ quê với những gian hàng thư pháp - thư họa; làm bánh, mứt truyền thống; nặn tò he; gian hàng trang phục truyền thống… Ở đó, mọi người được xem hình ảnh thầy đồ viết chữ với mực tàu, giấy đỏ, bút lông. Khách đến có thể xin chữ theo mong muốn của bản thân hoặc tham gia trải nghiệm tập làm thầy đồ. Đến khu vực làm bánh, mứt, khách được xem các nghệ nhân trực tiếp trình diễn cách làm bánh thuẫn, bánh xoài, mứt gừng, mứt dừa… Mỗi gian hàng mang đến cho mọi người những cảm nhận và hiểu biết về nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc và người dân Khánh Hòa... 

Tuy vẫn còn nhiều điều cần bàn để hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống trong dịp Tết có thể thu hút, hấp dẫn mọi người hơn, nhưng nhìn chung, đây cũng là những nỗ lực nhằm làm đa dạng các hoạt động vui xuân, đón Tết, góp phần giới thiệu, quảng bá những nét văn hóa nghệ thuật truyền thống đến đông đảo người dân.

GIANG ĐÌNH

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, những nét đẹp của nghệ thuật tuồng, bài chòi cùng một số loại hình văn hóa truyền thống khác đã được biểu diễn, trình diễn phục vụ người dân và du khách. Các hoạt động này đã nhận được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo khách du xuân. Từ tối mùng 1 đến mùng 10 Tết Giáp Thìn, các thành viên trong Câu lạc bộ bài chòi cổ Khánh Hòa (thuộc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh) lại có mặt tại khu vực công viên bờ biển đối diện số 50 Trần Phú (TP. Nha Trang) để thực hiện trò chơi dân gian hô hát bài chòi xuân. Trong khoảng sân được bao quanh bởi 9 chòi chơi, tiếng nhạc, lời hô quân

Tin khác cùng chủ đề

Rộn ràng khúc ca đón chào năm mới
Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa
Khai mạc triển lãm tem bưu chính "Nha Trang biển gọi - Dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin"
Tiếng vọng từ lòng đất
Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Nha Trang - Khánh Hòa
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam nhìn nhận về vai trò của cán bộ văn hóa trong bối cảnh mới

Gửi bình luận của bạn