Trong suốt những năm kháng chiến, vùng đất Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa đã khắc ghi biết bao sự kiện lịch sử, với những chiến tích lẫy lừng. Ghi nhận những chiến công to lớn đáng tự hào đó, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho dân quân du kích xã Ninh Thọ vào năm 1978. Đã 42 năm trôi qua, kể từ ngày đất nước thống nhất, quê hương cách mạng Ninh Thọ đã và đang chuyển mình trong nhịp sống mới.
Ninh Thọ - nhịp sống mới
Ninh Thọ - nhịp sống mới
Trong suốt những năm kháng chiến, vùng đất Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa đã khắc ghi biết bao sự kiện lịch sử, với những chiến tích lẫy lừng. Ghi nhận những chiến công to lớn đáng tự hào đó, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho dân quân du kích xã Ninh Thọ vào năm 1978. Đã 42 năm trôi qua, kể từ ngày đất nước thống nhất, quê hương cách mạng Ninh Thọ đã và đang chuyển mình trong nhịp sống mới.




Hệ thống giao thông xã Ninh Thọ được đầu tư nâng cấp

Ninh Thọ ngày ấy

Trong căn nhà mái ngói rợp bóng cây xanh ở thôn Lạc Bình, ông Phan Quán (77 tuổi) kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về những năm tháng kháng chiến, đấu tranh giành chính quyền của người dân nơi đây. Với vợ chồng ông, ký ức về những ngày tháng nuôi giấu cán bộ cách mạng, gánh gạo nuôi quân vẫn luôn vẹn nguyên. Ông kể, khoảng năm 1964, địch xây dựng các ấp chiến lược, đưa lính xuống xã, buộc người dân ngừng sản xuất lên rừng chặt cây, lấy dây để rào ấp. Cả làng bị rào quanh không chỉ 1 lớp, nhiều khu vực có 2 đến 3 lớp. Mục đích của chúng là không cho dân tiếp xúc với chiến sĩ cách mạng. Thế nhưng, bà con Ninh Thọ tìm đủ mọi cách để phá ấp, liên lạc với cán bộ. Cứ thế, dần dần phong trào cách mạng lên cao, ấp chiến lược của địch không còn tác dụng.


Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Theo lịch sử Đảng bộ xã Ninh Thọ, cuối năm 1964, phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị và binh vận diễn ra mạnh mẽ. Lực lượng quần chúng với lực lượng vũ trang mở nhiều đợt diệt ác, phá kiềm, từng bước giành quyền làm chủ. Đến cuối năm 1964, diễn ra cuộc đồng khởi giải phóng hoàn toàn xã Ninh Thọ rộng hàng chục km2, tiếp giáp với căn cứ Đá Bàn, gồm 2.000 dân. Nhớ lại thời điểm đó, ông Quán cho biết, ngày giải phóng, người dân ai cũng vui mừng khôn tả. Thế nhưng, địch cay cú và liên tiếp phản công. Ở làng, nhiều gia đình tiếp tục nuôi giấu cán bộ, một bộ phận gánh gạo, muối tiếp tế cho bộ đội ở khu căn cứ Đá Bàn. “Trong những năm tháng kháng chiến, để bảo đảm an toàn cho cán bộ hoạt động, gia đình tôi đã đào 2 hầm bí mật trong nhà và 2 hầm ngoài vườn, nuôi giấu 26 lượt cán bộ. Cả tôi và vợ đều được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất”, ông Quán tự hào nói.

Không riêng gia đình ông Quán, mà hầu hết ở Ninh Thọ ngày ấy, các gia đình đều một lòng theo Đảng, kiên cường đấu tranh, không quản ngại gian khổ, hy sinh. Trong suốt chiều dài lịch sử, Ninh Thọ đã phải trải qua hàng trăm trận đánh lớn nhỏ, trong đó phải kể đến trận đánh vào cuối tháng 7-1972. Trận đánh sau này người dân nơi đây vẫn nhớ đến với tên gọi “Mùa hè đỏ lửa”, không chỉ bởi tính chất ác liệt của nó mà còn mở ra thời kỳ phong trào cách mạng sôi nổi.

Trường Tiểu học Ninh Thọ đạt chuẩn quốc gia

Ông Huỳnh Tiến Dũng, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 470, trực tiếp chỉ huy chiến đấu ở khu vực Ninh Thọ cho biết, thời điểm đó, Ninh Thọ là trọng điểm “bình định cấp tốc” toàn tỉnh của địch. Phong trào cách mạng bị kìm kẹp, hoạt động hết sức khó khăn. Tỉnh ủy, Ban cán sự Tỉnh đội chỉ đạo tiểu đoàn thực hiện chiến thuật “quần trụ bám”. Đây là chiến thuật mới nhằm giành dân, bảo vệ vùng giải phóng. Trong 2 ngày 21 và 22-7-1972, mặc dù bị kìm kẹp bởi 5 cánh quân của địch, với hỏa lực mạnh và khoảng 1.500 quân, nhưng bằng sự kiên cường và ý chí đấu tranh anh dũng, tiểu đoàn đã cùng với du kích địa phương phá tan phòng tuyến lấn chiếm của địch khu vực Ninh Thọ, Ninh An.

Những chiến công đáng tự hào đó được Nhà nước ghi nhận và phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho dân quân du kích xã Ninh Thọ (năm 1978, sớm nhất toàn tỉnh) và truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 1 cá nhân; phong tặng 44 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và đã làm hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho 38 mẹ; toàn xã có 414 liệt sĩ, 113 thương, bệnh binh; 267 gia đình có công cách mạng.

Diện mạo mới

Về Ninh Thọ hôm nay, có thể nhận thấy những đổi thay rõ rệt. Hệ thống đường giao thông nông thôn được trải nhựa và bê tông hóa sạch đẹp, tạo đà cho phát triển kinh tế. Ông Bùi Sĩ Nông (75 tuổi, thôn Lạc Bình) tâm sự: “Ninh Thọ những năm tháng chiến tranh nghèo lắm, nhưng ai cũng gan dạ, yêu nước. Nhiều gia đình cơm không có ăn, nhưng vẫn cố gắng dành chút lương thực nuôi cán bộ, tiếp tế cho bộ đội. Sống đến ngần này tuổi, có mơ tôi cũng không nghĩ quê hương mình đổi thay mạnh mẽ như vậy”.

Ninh Thọ hôm nay đang dần chuyển mình trong nhịp sống mới. Từ một xã thuần nông, ruộng cấy 1 vụ, ăn nước trời, nay đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, điện, đường, trường, trạm khang trang sạch đẹp, hiện đại. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, biệt thự cao tầng mọc lên. Ông Phan Nhường - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Ninh Thọ chia sẻ, sau ngày giải phóng, dù bị tàn phá khốc liệt của chiến tranh, nhưng nhân dân trong xã quyết tâm vươn lên diệt giặc đói, giặc dốt. Cùng với đó, các cấp chính quyền hết sức quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt, từ năm 2011, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đã để lại dấu ấn đậm nét. Địa phương đã phát huy sức mạnh nội lực, tích cực vận động nhân dân đóng góp hàng ngàn mét vuông đất, hàng trăm ngày công lao động, với tổng số tiền gần 18 tỷ đồng đầu tư được gần 43km đường giao thông; hệ thống điện chiếu sáng phủ khắp xã; trường học 3 cấp mầm non, tiểu học và THCS đều đạt chuẩn quốc gia; trạm y tế được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng cơ bản nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho người dân... “Với những nỗ lực vượt khó, cuối năm 2016, Ninh Thọ đã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới”, ông Nhường phấn khởi cho biết.

Ông Trần Công Hoán - Bí thư Thị ủy Ninh Hòa: Ninh Thọ là cái nôi của phong trào đấu tranh cách mạng trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đây cũng là địa phương đầu tiên trong tỉnh được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong giai đoạn cách mạng mới, xã Ninh Thọ ra sức thi đua lao động sản xuất nâng cao đời sống nhân dân. Những năm gần đây, cùng với sự nỗ lực của địa phương và đặc biệt là sự quan tâm kịp thời của các cấp, ngành, Ninh Thọ chuyển mình mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới của thị xã. 

Là xã thuần nông, đất đai khô cằn, thế nhưng với quyết tâm nâng cao đời sống, thu nhập, Ninh Thọ đã tích cực vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống lúa mới chất lượng cao vào thâm canh sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao như: trồng rau an toàn, nuôi bò sinh sản… Cùng với đó, địa phương tích cực hỗ trợ người dân học nghề nông thôn, phát triển đa dạng các ngành nghề truyền thống và có điều kiện thuận lợi về địa lý. Trên địa bàn hiện nay có 1 công ty chuyên sản xuất các sản phẩm mây tre đan, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương. Cùng với đó, có 8 doanh nghiệp tư nhân thu hút hơn 100 lao động. Toàn xã có gần 330 cơ sở buôn bán kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, thu hút hơn 1.500 lao động. Lãnh đạo xã khẳng định, phát triển mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới bền vững. Nhờ đó, từ chỗ toàn xã có 5,56% hộ nghèo (năm 2011), đến nay chỉ còn 2,84%; thu nhập của người dân nâng lên, năm 2011 bình quân đầu người là 14 triệu đồng/người/năm, nay đã tăng lên gần 29 triệu đồng/người/năm.

Có thể nói, mảnh đất thấm máu, mồ hôi các chiến sĩ cách mạng năm xưa giờ đang đơm hoa kết trái. Một cuộc sống mới đã và đang hiện hữu, ngày một tươi đẹp hơn ở vùng quê cách mạng Ninh Thọ…

Theo baokhanhhoa.com.vn
Trong suốt những năm kháng chiến, vùng đất Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa đã khắc ghi biết bao sự kiện lịch sử, với những chiến tích lẫy lừng. Ghi nhận những chiến công to lớn đáng tự hào đó, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho dân quân du kích xã Ninh Thọ vào năm 1978. Đã 42 năm trôi qua, kể từ ngày đất nước thống nhất, quê hương cách mạng Ninh Thọ đã và đang chuyển mình trong nhịp sống mới. Hệ thống giao thông xã Ninh Thọ được đầu tư nâng cấp Ninh Thọ ngày ấy Trong căn nhà mái ngói rợp bóng cây xanh ở thôn Lạc Bình, ông Phan Quán (77 tuổi) kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về những năm

Tin khác cùng chủ đề

Rộn ràng khúc ca đón chào năm mới
Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa
Khai mạc triển lãm tem bưu chính "Nha Trang biển gọi - Dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin"
Tiếng vọng từ lòng đất
Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Nha Trang - Khánh Hòa
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam nhìn nhận về vai trò của cán bộ văn hóa trong bối cảnh mới

Gửi bình luận của bạn