Ngày 17-12, Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Liên hoan Chiến sĩ hát và hát về chiến sĩ. Trải qua 30 năm, sân chơi của những người nghệ sĩ không chuyên, những chiến sĩ ở các đơn vị vũ trang đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật đầy ý nghĩa.

Những tình cảm gửi về người chiến sĩ
Những tình cảm gửi về người chiến sĩ

Ngày 17-12, Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Liên hoan Chiến sĩ hát và hát về chiến sĩ. Trải qua 30 năm, sân chơi của những người nghệ sĩ không chuyên, những chiến sĩ ở các đơn vị vũ trang đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật đầy ý nghĩa.


Ngợi ca người chiến sĩ


Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên liên hoan năm nay có quy mô thu hẹp hơn, số lượng các đoàn tham gia cũng ít hơn. Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của liên hoan bởi các đoàn nghệ thuật quần chúng đều có sự chuẩn bị đầu tư dàn dựng, tập luyện các tiết mục, chương trình thi diễn khá chu đáo.

 

Tiết mục thi diễn của đoàn nghệ thuật quần chúng TP. Cam Ranh.

Tiết mục thi diễn của đoàn nghệ thuật quần chúng TP. Cam Ranh.


Nếu đoàn của thị xã Ninh Hòa nổi bật với những tiết mục hát múa được dàn dựng công phu, hoành tráng thì đoàn Cam Lâm nhấn mạnh nội dung ca ngợi vẻ đẹp, sức sống của quê hương trên đường đổi mới. “Phần thi của thị xã Ninh Hòa gồm 5 tiết mục. Gần 1 tháng qua, chúng tôi đã nỗ lực dàn dựng, tập luyện và sau khi thi xong, chúng tôi đều cảm thấy hài lòng vì đã thể hiện được những gì đã chuẩn bị”, Nguyễn Khánh Bảo Châu - thành viên đoàn nghệ thuật quần chúng thị xã Ninh Hòa cho biết.


Còn đối với đoàn của TP. Cam Ranh, hình ảnh biển đảo quê hương và người chiến sĩ hải quân đã được thể hiện rõ nét. Các tiết mục: Đường Hồ Chí Minh trên biển quê tôi; Tình biển; Nơi ta viết tình ca… đã khắc họa sự hào hùng, kiên cường và niềm tự hào của những người chiến sĩ. Năm nay, đoàn nghệ thuật quần chúng Sư đoàn Phòng không 377 là đơn vị quân đội duy nhất tham gia liên hoan. Các thành viên của đoàn đã gửi tới khán giả những tiết mục ngợi ca đất nước, Bác Hồ và người lính phòng không không quân… Theo Trung tá Trần Khắc Nghĩa - Phó Chính ủy Trung đoàn 591 thuộc Sư đoàn Phòng không 377, tuy có những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng với quyết tâm cao, các thành viên trong đoàn đã tích cực luyện tập để tham gia liên hoan. Đây là đợt sinh hoạt văn hóa nghệ thuật đầy ý nghĩa, thiết thực đối với đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.


Kỳ liên hoan đặc biệt


Liên hoan năm nay, bên cạnh những tiết mục có nội dung về quê hương, đất nước, ngợi ca Đảng, Bác Hồ, người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam… còn có những tiết mục nói về trận chiến chống dịch Covid-19 của các lực lượng tuyến đầu. Hình ảnh những y, bác sĩ với bộ đồ bảo hộ, những rào chắn khu vực cách ly xuất hiện trên sân khấu đã tạo được ấn tượng sâu sắc với người xem. “Đây là lần đầu tôi được mời làm giám khảo của Liên hoan Chiến sĩ hát và hát về chiến sĩ. Là người làm công tác nghệ thuật trong lực lượng quân đội, tôi cảm thấy rất khâm phục khi biết tỉnh Khánh Hòa đã duy trì được liên hoan này trong suốt 30 năm qua. Tôi rất mong các tỉnh, thành khác trong khu vực có thể học tập Khánh Hòa để tổ chức những liên hoan nghệ thuật tương tự. Qua theo dõi chương trình thi diễn của các đoàn, tôi thấy chất lượng nghệ thuật rất tốt, các ca sĩ, diễn viên tuy không chuyên nhưng có năng lực và trình độ biểu diễn”, Thượng tá Nguyễn Hà Bắc - Phó Trưởng Đoàn Văn công Quân khu V chia sẻ.


Theo ông Trần Gia Văn - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, mỗi dịp diễn ra Liên hoan Chiến sĩ hát và hát về chiến sĩ là một lần các địa phương, đơn vị có dịp giao lưu, học hỏi cũng như thắt chặt thêm tình đoàn kết quân dân. Đây cũng là cơ hội để có thể nhìn nhận, đánh giá về chất lượng phong trào văn hóa nghệ thuật ở cơ sở. Để liên hoan thành công, bên cạnh việc chú trọng chất lượng chuyên môn, ban tổ chức còn quan tâm thực hiện nghiêm túc các phương án phòng, chống dịch. Nhìn chung các tiết mục, chương trình thi diễn tại liên hoan lần này đều bám sát và đáp ứng được yêu cầu của ban tổ chức. Liên hoan đã thể hiện được sự khích lệ, động viên cán bộ, chiến sĩ ở các địa phương, đơn vị cũng như thắt chặt tình đoàn kết quân dân.

 

Liên hoan Chiến sĩ hát và hát về chiến sĩ lần thứ 30 có 9 đoàn nghệ thuật quần chúng đến từ các địa phương, đơn vị quân đội, trường học trên địa bàn tỉnh gồm: TP. Nha Trang, TP. Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, các huyện Cam Lâm, Vạn Ninh, Khánh Sơn, Sư đoàn Phòng không 377, Trường Đại học Khánh Hòa, Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa. Các đoàn đã mang đến liên hoan 45 tiết mục ca, múa, nhạc. Kết thúc liên hoan, có 5 đoàn được nhận bằng khen của UBND tỉnh. Ngoài ra, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân xuất sắc; Ban tổ chức liên hoan trao chứng nhận cho các tiết mục có chất lượng nghệ thuật tốt.


Giang Đình





 

Ngày 17-12, Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Liên hoan Chiến sĩ hát và hát về chiến sĩ. Trải qua 30 năm, sân chơi của những người nghệ sĩ không chuyên, những chiến sĩ ở các đơn vị vũ trang đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật đầy ý nghĩa. Ngợi ca người chiến sĩ Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên liên hoan năm nay có quy mô thu hẹp hơn, số lượng các đoàn tham gia cũng ít hơn. Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của liên hoan bởi các đoàn nghệ thuật quần chúng đều có sự chuẩn bị đầu tư dàn dựng, tập luyện các tiết mục, chương trình thi diễn khá chu đáo.   Tiết mục thi diễn của đoàn nghệ thuật quần chúng TP. Cam Ranh.

Tin khác cùng chủ đề

Rộn ràng khúc ca đón chào năm mới
Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa
Khai mạc triển lãm tem bưu chính "Nha Trang biển gọi - Dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin"
Tiếng vọng từ lòng đất
Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Nha Trang - Khánh Hòa
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam nhìn nhận về vai trò của cán bộ văn hóa trong bối cảnh mới

Gửi bình luận của bạn