Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng thực sự là một đề tài cuốn hút, xuyên suốt bất tận đối với văn học nói chung và văn học Việt Nam nói riêng, đây là đề tài không bao giờ cũ, như một mạch suối nguồn bất tận. Đề tài “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng” có sức sống lâu bền được phản ánh qua những nội dung sâu sắc, thể hiện nhiều mặt của sự hi sinh và tinh thần dũng cảm của người lính…
Những tác phẩm về lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng
Những tác phẩm về lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng
Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng thực sự là một đề tài cuốn hút, xuyên suốt bất tận đối với văn học nói chung và văn học Việt Nam nói riêng, đây là đề tài không bao giờ cũ, như một mạch suối nguồn bất tận. Đề tài “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng” có sức sống lâu bền được phản ánh qua những nội dung sâu sắc, thể hiện nhiều mặt của sự hi sinh và tinh thần dũng cảm của người lính… Chính vì lẽ đó mà gần nữa tháng qua, Trại sáng tác văn học viết về đề tài “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng” năm 2017 do Nhà xuất bản QĐND và Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, Bộ Văn hóa Thể thao – Du lịch tổ chức đã thu được những trái ngọt đầu mùa.

Là cây bút trẻ, nhà văn Trần Quỳnh Nga sinh năm 1981 đã có những tác phẩm đầu tay như: Giấc mơ cánh cò, Bí đỏ, Không hẹn mùa côm cốm, đặc biệt chị đã hoàn thành tập tiểu thuyết mang tên “Người ở lại”, là một câu chuyện kể về một người lính bị mất tích trong một trận đánh (đã được công nhận là liệt sĩ) đột nhiên trở về quê hương sau 30 năm và những câu chuyện đời sống thường ngày bộn bề vây quanh đời ông như một điều tất yếu…
Quang cảnh buổi Tọa đàm văn học "Nâng cao chất lượng tác phẩm viết về đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng năm 2017"
Nhà văn Quân đội Nguyễn Minh Ngọc với bút danh (Lan Chi), trong 30 năm làm nghề ông đã có nhiều tác phẩm đạt giải cao như: Một thời và mãi mãi, Bay đêm, Trong nắng gió Trường Sa, Người đàn bà trước biển, Một thoáng đất và người, Nữ du kích Củ chi những bông hoa đất thép. Đặc biệt ông đã hoàn thành kịch bản phim truyện dài 50 tập “Cao hơn bầu trời”, với 2.500 trang A4 tái hiện hiện lại toàn cảnh quân và dân Thủ đô Hà Nội mà nòng cốt là bộ đội Phòng không – Không quân, đập tan cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm bằng siêu pháo đài bay B52 của đế quốc Mỹ, lập nên một trận “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, lững lẫy. Ông chỉ có một tâm niệm đó là phải viết sao cho hay, cho mới không sa vào lối mòn của những người đi trước, điều đó cho thấy rằng, nếu nhà văn không đưa ra được những thông điệp gì mới mẻ thì chẳng có ai thèm đọc. Theo ông viết về chiến tranh không phải chỉ để ca ngợi nó, mà phải làm sao để bạn đọc thấu hiểu và cảm nhận đúng đắn về nó, với mục tiêu nhắm đến là tránh cho được mọi cuộc chiến tranh đổ ập xuống đất nước hình chữ S này. Trong những ngày ở Nha trang, ông gấp rút hoàn thành bộ tiểu thuyết 300 trang với tên gọi “Đa Kao”, nội dung xoay quanh sự kiện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy “Tết Mậu Thân 1968” ở nội đô Sài Gòn. Đây là câu chuyện của chiến tranh qua lăng kính củ tác giả, câu chuyện của những trang sách mở… của nhiều tầng nấc chiến tranh, mà Nguyễn Minh Ngọc đã ấp ủ khá lâu, nay mới được viết ra để tưởng nhớ các chiến sĩ biệt động sài Gòn cực kỳ anh dũng đã ngã xuống ở vùng đất “Đa Kao” linh thiêng này.

Đối với Nhà thơ, nhà báo, họa sĩ, NSND Lê Huy Quang sau trường ca “Bác Hồ và người chiến sĩ”, Ông cũng đã hoàn thành một trường ca mới mang tên “Ký ức Hà Nội” với những áng văn mượt mà được chắt lọc để dựng lại hình tượng Hà Nội, những người chiến sĩ, dân quân du kích trong 12 ngày đêm ác liệt chống B52 dưới bầu trời Hà Nội. Trận “Điện Biên Phủ trên không” còn vang mãi với những chiến công vang dội và những tấm gương anh hùng đang còn đó. Ông đang là một nhà thơ viết trường ca có giọng điệu mới, nhưng vẫn đầy chất sử thi vốn là một đặc tính của trường ca truyền thống...

Nhà văn, nhà lý luận phê bình Đỗ Ngọc Yến, cho rằng đề tài “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng” đã sản sinh ra nhiều tác phẩm văn học đỉnh cao, cũng như một khối lượng tác phẩm hết sức đồ sộ, tạo nên nền văn học cách mạng được cả thế giới biết đến. Với ông, hình ảnh người chiến sĩ hôm nay, hình tượng “Bộ đội cụ Hồ”, truyền thống vẻ vang của lực lượng vũ trang nhân dân trong các cuộc kháng chiến và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay vẫn còn hấp dẫn và sẽ theo ông trong suốt cuộc đời cầm bút của mình.

Nhà văn Trầm Hương, hiện đang công tác tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ. Có thể nói, lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng là đề tài ruột của nữ nhà văn Nam Bộ này, mang lại cho chị nhiều giải thưởng. Lần này chị cũng sẽ cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết mới mang tên “Khoảng lặng nước mắt” nội dung nói về những người phụ nữ Nam Bộ tham gia cách mạng, cầm súng chiến đấu. Với Chị tham gia trại sáng tác như thế này là cơ hội, là niềm động viên và tạo hứng khởi rất nhiều để chị cho ra đời nhiều tác phẩm hay.

Việc tổ chức trại sáng tác về đề tài “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng”, là dịp để các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình gặp gỡ, trao đổi và thống nhất quan điểm phải đổi mới cách viết, cách tiếp cận đề tài, mở rộng biên độ phản ánh, thái độ phải cởi mở và ngôn ngữ phải “đời thường” hơn nữa mới phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng hiện nay.
Nguyễn Quốc Ninh
Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng thực sự là một đề tài cuốn hút, xuyên suốt bất tận đối với văn học nói chung và văn học Việt Nam nói riêng, đây là đề tài không bao giờ cũ, như một mạch suối nguồn bất tận. Đề tài “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng” có sức sống lâu bền được phản ánh qua những nội dung sâu sắc, thể hiện nhiều mặt của sự hi sinh và tinh thần dũng cảm của người lính… Chính vì lẽ đó mà gần nữa tháng qua, Trại sáng tác văn học viết về đề tài “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng” năm 2017 do Nhà xuất bản QĐND và Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, Bộ Văn hóa Thể thao – Du lịch tổ chức đã thu được những trái ngọt đầu mùa.

Tin khác cùng chủ đề

Rộn ràng khúc ca đón chào năm mới
Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa
Khai mạc triển lãm tem bưu chính "Nha Trang biển gọi - Dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin"
Tiếng vọng từ lòng đất
Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Nha Trang - Khánh Hòa
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam nhìn nhận về vai trò của cán bộ văn hóa trong bối cảnh mới

Gửi bình luận của bạn