Hàng năm vào dịp Giỗ Tổ Đền Hùng (mùng mười tháng ba âm lịch), hàng vạn lượt đồng bào trong nước và kiều bào hành hương về đất Tổ, thắp nén hương dâng lễ tổ tiên, tưởng nhớ công đức to lớn của các Vua Hùng dựng nước.

Nhớ lời Bác dạy khi về thăm di tích Đền Hùng
Nhớ lời Bác dạy khi về thăm di tích Đền Hùng
Hàng năm vào dịp Giỗ Tổ Đền Hùng (mùng mười tháng ba âm lịch), hàng vạn lượt đồng bào trong nước và kiều bào hành hương về đất Tổ, thắp nén hương dâng lễ tổ tiên, tưởng nhớ công đức to lớn của các Vua Hùng dựng nước.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
Câu ca xưa không biết có từ thủa nào mà thắm đượm trong lòng người dân nước Việt, đã trở thành tâm thức, lẽ sống của mỗi người, trở thành biểu tượng, điểm hội tụ ý chí cộng đồng người Việt, như nhắc nhủ đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của đồng bào ta. Và cũng là nơi nung nấu tâm nguyện, ước mơ của cả dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước như lời Bác Hồ dạy.
Lúc còn sinh thời, Bác Hồ đã hai lần về thăm và làm việc tại khu di tích Đền Hùng.
Lần thứ nhất: Ngay sau Hội nghị Giơ-ne-vơ, ngày 19-9-1954, trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Bác từ Thái Nguyên qua Đền Hùng nghỉ lại một đêm, sáng ngày hôm sau Bác gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong- sư 308. Khi đó, đất nước vừa bước ra khỏi cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp, còn bề bộn ngổn ngang, đầy rẫy những khó khăn thử thách, cuộc gặp mặt của vị lãnh tụ kính yêu với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong không phải là sự tình cờ, mà là chủ đích của Người. Tại lần gặp mặt này, Bác đã khẳng định: Thời đại Hùng Vương là thời kỳ bình minh của lịch sử dân tộc, các Vua Hùng đã có công khai sinh ra nước Việt Nam và nhiệm vụ cách mạng của dân tộc hiện tại là phải ra sức bảo vệ và xây dựng đất nước. Lịch sử dân tộc suốt mấy nghìn năm được Người tổng kết trong một câu nói lịch sử nổi tiếng: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước". Lời Bác nói thật giản dị mà biết bao thân thương, gần gủi nhưng cũng thật là sâu sắc:- Đó là ý chí đoàn kết thống nhất của sức mạnh toàn dân tộc và bao hàm cả điều nhắc nhủ cho các thế hệ mai sau phải nhớ lấy lời dạy của Bác về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước.
Lần thứ hai: Ngày 19-8-1962, khi Đế quốc Mỹ chuẩn bị cuộc chiến tranh đánh phá ra miền Bắc, Đền Hùng lại đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm lần thứ hai. Trong sổ lưu niệm khu di tích lịch sử Đền Hùng, còn ghi lại lời Bác dạy trên đỉnh núi Hùng: "Đã đi là phải tới đích, cũng như người làm cách mạng không được bỏ dở nữa chừng". Vào thời điểm đó cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam vẫn còn trong muôn vàng khó khăn và thử thách, còn nhiều hi sinh và gian khổ; song Người đã chỉ ra được niềm tin vào chân lý của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nhất định giành được thắng lợi cuối cùng.
Hai lần Người về Đền Hùng là hai lần Người đều đi tới đỉnh cao nhất, nơi mà ngày xưa Tổ tiên ta từng làm lễ cầu Trời đất cho mưa thuận gió hoà, toàn dân hạnh phúc. Cả hai lần Người về Đền Hùng, lịch sử dân tộc đều ở vào những móc thời điểm trọng đại. Người về Đền Hùng không phải để mượn tới vong linh của Người xưa, hay tìm một sức mạnh cứu cánh từ niềm tin huyễn hoặc nơi quyền năng của cõi thánh thần để đương đầu với những khó khăn, thử thách vận mệnh dân tộc. Người về Đền Hùng là để tìm đến cội nguồn của dân tộc, với “các Vua Hùng đã có công dựng nước”, chính là để cổ vũ sự cố gắng, quyết tâm dựng nước và giữ nước của nhân dân ta trong thời đại mới, là bồi đắp mạnh mẽ và sâu sắc thêm những tình cảm thiêng liêng của dân tộc đối với các Vua Hùng, để gìn giữ những điều bất diệt, tạo nền sức mạnh và nguồn sinh lực mới cho cách mạng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Cũng trong lần về thăm khu di tích Đền Hùng lần thứ hai này Bác còn dặn: “Chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, cây cối, để xây dựng Đền Hùng trở thành một công viên lịch sử cho con cháu sau này đến thăm viếng”. Thực hiện lời Bác Hồ dạy và cũng chính là tấm lòng thành kính tôn vinh công đức của các Vua Hùng đã dầy công dựng nước; Đảng, Nhà Nước và nhân dân ta luôn dành những tình cảm thiêng liêng và sự quan tâm cho việc trùng tu tôn tạo khu di tích lịch sử Đền Hùng, tương xứng với tầm cao về ý nghĩa lịch sử. Từ năm 1962, Đền Hùng được công nhận là di tích lịch sử loại A1 để phân cấp quản lý. Ngày 8-2-1994, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 63/TTg phê duyệt dự án tổng thể Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, với tổng diện tích là 1.625 héc-ta để đầu tư xây dựng các hạng mục công trình văn hoá của cả nước. Cụ thể: năm 1995, 1996 Đền Thượng và Lăng Hùng Vương được đại trùng tu; năm 1998 tiếp tục trùng tu lớn các Đền Hạ, Đền Trung, Đền Giếng; năm 1999 trùng tu toàn diện chùa Thiên Quang. Ngày 06/1/2001, Chính phủ ra Nghị định số 82/2001/NĐ-CP quy định Nhà nước về các ngày lễ lớn, trong đó ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc.
ở Khánh Hoà, Đền Hùng Vương được xây dựng năm 1971, tại 173 đường Ngô Gia Tự, Nha Trang. Hàng năm UBND tỉnh và người dân Khánh Hòa trang trọng tổ chức Lễ Dâng hương giỗ Tổ, ghi nhớ công đức của các vị Vua Hùng.


Đền Hùng Vương (173 đường Ngô Gia Tự, Nha Trang)
Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm là dịp để mọi người chúng ta hướng về cội nguồn, Tổ tiên ghi nhớ công đức các bậc Tiền nhân, các anh hùng, liệt sĩ đã vì nước quên thân và dầy công vun đấp, tô thấm cho non sông gấm vóc của chúng ta hôm nay. Đền Hùng còn là một biểu tượng đặc trưng cho truyền thống văn hoá, tinh thần dân tộc Việt Nam gắn liền với tinh hoa văn hoá, đạo đức, tinh thần dân tộc trong sáng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh- Người con ưu tú, vĩ đại nhất của dân tộc. Sự thành kính của Người đối với các Vua Hùng, sự quan tâm của Người với khu Di tích Đền Hùng không chỉ là sự kết tinh đạo lý của người Việt Nam đối với Tổ tiên, với truyền thống dân tộc mà còn ngời sáng tính nhân văn cao đẹp Việt Nam, được bạn bè trên thế giới ngưỡng mộ.
Năm nay, chúng ta tổ chức Kỷ niệm ngày Giỗ tổ Hùng Vương, càng thấm sâu hơn lời dạy của Bác Hồ muôn vàng kính yêu:
“Các Vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”

Nguyễn Thọ
Hàng năm vào dịp Giỗ Tổ Đền Hùng (mùng mười tháng ba âm lịch), hàng vạn lượt đồng bào trong nước và kiều bào hành hương về đất Tổ, thắp nén hương dâng lễ tổ tiên, tưởng nhớ công đức to lớn của các Vua Hùng dựng nước. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba. Câu ca xưa không biết có từ thủa nào mà thắm đượm trong lòng người dân nước Việt, đã trở thành tâm thức, lẽ sống của mỗi người, trở thành biểu tượng, điểm hội tụ ý chí cộng đồng người Việt, như nhắc nhủ đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của đồng bào ta. Và cũng là nơi nung nấu tâm nguyện, ước mơ của cả dân tộc trong sự nghiệp giải phóng d&

Tin khác cùng chủ đề

Rộn ràng khúc ca đón chào năm mới
Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa
Khai mạc triển lãm tem bưu chính "Nha Trang biển gọi - Dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin"
Tiếng vọng từ lòng đất
Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Nha Trang - Khánh Hòa
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam nhìn nhận về vai trò của cán bộ văn hóa trong bối cảnh mới

Gửi bình luận của bạn