Tôi biết anh trong một lần dự tọa đàm văn học viết về “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng”, tại Nha Trang. Qua câu chuyện anh tâm sự quê anh ở Đức Thọ - Hà Tỉnh, sinh ra ở một cái làng nhỏ bên bờ sông Lam hiền hòa mà dữ dội. Tuổi thơ của anh lấm láp phù sa, chen lẫn trong đó là bom đạn mù trời của Mỹ - Ngụy.
Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng” là đề tài hấp dẫn sẽ theo anh trong suốt cuộc đời cầm bút của mình.
Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng” là đề tài hấp dẫn sẽ theo anh trong suốt cuộc đời cầm bút của mình.
Tôi biết anh trong một lần dự tọa đàm văn học viết về “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng”, tại Nha Trang. Qua câu chuyện anh tâm sự quê anh ở Đức Thọ - Hà Tỉnh, sinh ra ở một cái làng nhỏ bên bờ sông Lam hiền hòa mà dữ dội. Tuổi thơ của anh lấm láp phù sa, chen lẫn trong đó là bom đạn mù trời của Mỹ - Ngụy. Giờ đây ba phần tư cái làng quê ấy đã vĩnh viễn chìm lỉm dưới đáy dòng Lam biếc xanh. Nỗi đau và niềm tiếc nuối ấy đã thôi thúc tôi cầm bút với ước nguyện là tái hiện lại người lính và hình bóng quê hương. Trong các trang viết của anh bao giờ cũng là hình ảnh người lính với tất cả chiều kích của họ và những người phụ nữ phải gánh chịu nhiều hy sinh mất mát trong chiến tranh. Chắc chắn tôi sẽ còn viết mãi về họ với tất cả tình yêu và lòng kính trọng...

Trong 30 năm làm nghề, nhà văn quân đội Nguyễn Minh Ngọc đã có nhiều tác phẩm xuất sắc và đạt giải cao như: Một thời và mãi mãi (tập ký, Nxb Hội nhà văn 2011, Cành mận trắng (Tập truyện, Nxb Thanh niên 1997), Bay đêm (Tập truyện ngắn, Nxb QĐND 2002), Trong nắng gió Trường Sa (Tập ký, Nxb QĐND 2006), ; Người đàn bà trước biển (Tập truyện, Nxb QĐND, 2007); Một thoáng đất và người (Tập ký, Nxb QĐND 2014); Nữ du kích Củ chi những bông hoa đất thép (Tập ký, Nxb Chính trị quốc gia 2016)…Đặc biệt anh đã hoàn thành kịch bản phim truyện dài 50 tập “Cao hơn bầu trời”, với 2.500 trang A4 tái hiện hiện lại toàn cảnh quân và dân Thủ đô Hà Nội mà nòng cốt là bộ đội Phòng không – Không quân, đập tan cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm bằng siêu pháo đài bay B52 của đế quốc Mỹ, lập nên một trận “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, lững lẫy. Anh chỉ có một tâm niệm đó là phải viết sao cho hay, cho mới không sa vào lối mòn của những người đi trước, điều đó cho thấy rằng, nếu nhà văn không đưa ra được những thông điệp gì mới mẻ thì chẳng có ai thèm đọc. Theo anh viết về chiến tranh không phải chỉ để ca ngợi nó, mà phải làm sao để bạn đọc thấu hiểu và cảm nhận đúng đắn về nó, với mục tiêu nhắm đến là phải tránh cho được mọi cuộc chiến tranh đổ ập xuống đất nước hình chữ S này.

Khởi nghiệp cầm bút ở Nha Trang và gắn bó với mãnh đất này hơn 20 năm, anh đã từng làm biên tập văn xuôi cho Tạp chí Nha Trang thuộc Hội văn học nghệ thuật Khánh Hòa, với quân hàm đại tá Nguyễn Minh Ngọc gắn bó với Quân chủng Phòng không – Không quân, nên anh hiểu dành rẽ mọi ngóc ngách cuả quân chủng cũng như tính cách của những người lính đi qua chiến tranh, trở lại Nha Trang lần này, anh gấp rút hoàn thành bộ tiểu thuyết trên 300 trang với tên gọi “Đa Kao”, nội dung xoay quanh sự kiện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy “Tết Mậu Thân 1968” ở nội đô Sài Gòn. Đây là câu chuyện của chiến tranh qua lăng kính củ tác giả, câu chuyện của những trang sách mở… của nhiều tầng nấc chiến tranh, mà Nguyễn Minh Ngọc đã ấp ủ khá lâu, nay mới được viết ra để tưởng nhớ các chiến sĩ biệt động sài Gòn cực kỳ anh dũng đã ngã xuống ở vùng đất “Đa Kao” linh thiêng.

Trao đổi trong buổi tọa đàm, theo anh viết về hình tượng người lính hôm nay phải viết mới đi, khác đi chặt chẻ, kỹ lưỡng nhưng phải đào sâu vào số phận nhân vật một cách chân thật, chuẩn mực trong sáng về hình tượng người lính dưới nhiều góc độ… và viết bằng tất cả sự rung động của trái tim mới mong bạn đọc không quay lưng lại với tác phẩm của chúng ta. Cũng như các nhà văn mặc áo lính, Chiến trường là nơi vẫy gọi ngòi bút và trái tim của Nguyễn Minh Ngọc. Những trang sách của anh, của các nhà văn viết về chiến tranh, về hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” đã và đang bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn các thế hệ người đọc trong và ngoài Quân đội. Họ tìm thấy ở đấy lòng cao thượng và đức hy sinh, sự trung thực và những khát vọng của các thế hệ cha anh và của chính họ đang lấp lánh tươi xanh từ những trang sách nhỏ đó. Với Nguyễn Minh Ngọc say nghề và có tính sáng tạo trong từng tác phẩm, anh mong muốn suy nghĩ và hành động của con người phải luôn hướng thiện thông qua những trang viết và tác phẩm đầy tính nhân văn mà anh gửi gắm.

Trò chuyện với anh, tôi biết anh vẫn cháy hết mình với những trang viết, anh là cây bút viết rất khỏe, Nguyễn Minh Ngọc đang ấp ủ sẽ chuyển thể kịch bản phim “Cao hơn bầu trời” sang bộ tiểu thuyết nhiều tập. Với Nguyễn Minh Ngọc hình ảnh người chiến sĩ hôm nay, hình tượng “Bộ đội cụ Hồ”, truyền thống vẻ vang của lực lượng vũ trang nhân dân trong các cuộc kháng chiến và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay thực sự là một đề tài cuốn hút, xuyên suốt bất tận đối với văn học nói chung và văn học Việt Nam nói riêng, đây là đề tài không bao giờ cũ, như một mạch suối nguồn bất tận có sức sống lâu bền được phản ánh qua những nội dung sâu sắc, thể hiện nhiều mặt của sự hi sinh và tinh thần dũng cảm của người lính…nó vẫn hấp dẫn và sẽ theo anh trong suốt cuộc đời cầm bút của mình./.
NGUYỄN QUỐC NINH
Tôi biết anh trong một lần dự tọa đàm văn học viết về “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng”, tại Nha Trang. Qua câu chuyện anh tâm sự quê anh ở Đức Thọ - Hà Tỉnh, sinh ra ở một cái làng nhỏ bên bờ sông Lam hiền hòa mà dữ dội. Tuổi thơ của anh lấm láp phù sa, chen lẫn trong đó là bom đạn mù trời của Mỹ - Ngụy. Giờ đây ba phần tư cái làng quê ấy đã vĩnh viễn chìm lỉm dưới đáy dòng Lam biếc xanh. Nỗi đau và niềm tiếc nuối ấy đã thôi thúc tôi cầm bút với ước nguyện là tái hiện lại người lính và hình bóng quê hương. Trong các trang viết của anh bao giờ cũng là hình ảnh người lính với tất cả chiều kích của họ và những người phụ nữ phải gánh chịu nhiều hy sinh mấ

Tin khác cùng chủ đề

Rộn ràng khúc ca đón chào năm mới
Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa
Khai mạc triển lãm tem bưu chính "Nha Trang biển gọi - Dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin"
Tiếng vọng từ lòng đất
Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Nha Trang - Khánh Hòa
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam nhìn nhận về vai trò của cán bộ văn hóa trong bối cảnh mới

Gửi bình luận của bạn