Là nhà cách mạng kiệt xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời còn là một nhà Văn hoá lớn của nhân loại, là nhà thơ, nhà báo rất nổi tiếng. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rỏ tầm quan trọng của báo chí đối với cách mạng và trong suốt cuộc đời mình, Người đã dành nhiều tâm huyết, nhiều thời gian cho hoạt động báo chí.
Kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2017): Chủ tịch Hồ Chí Minh với báo chí cách mạng Việt Nam
Kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2017): Chủ tịch Hồ Chí Minh với báo chí cách mạng Việt Nam
Trong lịch sử phát triển của báo chí Việt Nam, Hồ Chí Minh không thuộc lớp những nhà báo đầu tiên, nếu lấy mốc Gia Định báo (1865) là tờ báo đầu tiên của người Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp; song Người là nhà Báo vô sản lớn nhất của báo chí cách mạng Việt Nam. Cũng như nhiều vị lãnh tụ của giai cấp vô sản: C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin,... Hồ Chí Minh bắt đầu cuộc cuộc đời hoạt động của mình bằng tiếng nói đấu tranh của báo chí. Ngay từ năm 1919, trên một tờ báo Pháp với bút danh Nguyễn ái Quốc, Người đã viết bài Tâm địa thực dân, nhằm bóc trần dã tâm của bọn thực dân muốn kìm giữ người dân bản xứ vĩnh viễn trong vòng nô lệ. Tính từ những bài báo đầu tiên, viết từ năm 1919 đến bài viết cuối cùng trước khi Người qua đời là bài Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng ký tên là T.L đăng trên báo Nhân dân, ngày1-6-1969, thì Người đã hoạt động báo chí trên 50 năm, đã viết khoảng trên dưới 2000 bài, cho nhiều tờ báo trong nước và ngoài nước bằng các thứ tiếng Việt, Hán, Anh, Pháp, Nga, với hàng trăm bút danh khác nhau. Hồ Chí Minh cũng là người sáng lập nhiều tờ báo như : Tờ Le Paria (Người cùng khổ) năm1921, tờ Thanh niên (6- 1925), tờ Việt Nam độc lập (1941)... (Theo tư liệu của Giáo sư Hà Minh Đức , trong tác phẩm Báo chí Hồ Chí Minh.)

Trong từng thời kỳ hoạt động của mình, để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh cách mạng, Người đã sử dụng nhiều thể tài báo chí để sáng tác những tác phẩm với nhiều phong cách, bút pháp khác nhau .

Giai đoạn những năm 1921- 1924, những tiểu phẩm báo chí, truyện ngắn đăng trong tờ Le Paria( Người cùng khổ) được Người viết với bút pháp độc đáo, có sức thuyết phục, hấp dẫn bởi chất châm biếm trào lộng thâm thuý sâu cay để phê phán, vạch trần bộ mặt giả dối, tàn ác của bọn thực dân đế quốc. Như những tác phẩm: Viện hàn lâm thuộc địa, Nhân đạo thực dân, Cầm thú.v.v..

Từ những năm 1925, các bài báo trong giai đoạn này thể hiện rõ những quan điểm, tinh thần quốc tế vô sản, nội dung thấm sâu kiến thức nghiên cứu xã hội. Ngòi bút báo chí không bó hẹp trong phạm vi một dân tộc mà mang tầm vóc, tri thức và kinh nghiệm của một nhà hoạt động, nhà báo quốc tế.

Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh về nước để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Hiểu rõ vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền và tổ chức lực lượng cách mạng, Người đã sáng lập tờ Việt Nam độc lập . Nhạy cảm với những yêu cầu mới, phẩm chất mới cần có của một tờ báo về sự chính xác, giản dị, dễ đi sâu vào lòng người đọc, đáp ứng được yêu cầu cách mạng lúc bấy giờ. Do đó Báo Việt Nam độc lập là mẩu hình của một tờ báo cách mạng phát triển từ phong trào cơ sở. Gồm các chuyên mục: Những khẩu hiệu tuyên truyền, xã luận, tin tức, vườn văn đều nhất quán theo phương châm đoàn kết quần chúng, nâng cao tinh thần yêu nước và căm thù giặc của mọi người để biến thành hành động cách mạng.

Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám, trên cương vị Chủ tịch nước, Người đã viết nhiều văn kiện chính trị quan trọng của Nhà nước, nhưng cũng mang rõ nét phong cách cá nhân như: Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước,... Các bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau Cách mạng Tháng Tám bao quát nhiều phạm vi, đề cập nhiều vấn đề của đời sống xã hội . Song những bài viết của Bác thường có văn phong trong sáng, trang trọng, hùng hồn và cũng có lúc ân cần, tha thiết, xúc động. Đó là mạch văn chính thống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mạch thứ hai trong văn phong báo chí thể hiện qua những bút danh khác nhau. Tác giả thường nêu lên các vấn đề chính trị, xã hội, văn hoá với tinh thần cổ vũ , biểu dương những ưu điểm hoặc phê phán những mặt hạn chế tiêu cực. Đặc biệt có nhiều bài phê phán, đã kích kẻ thù với cứ liệu chính xác, lý lẽ sắc bén, bút pháp châm biếm, trào lộng sâu cay.

Tìm hiểu sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vấn đề lớn, đòi hỏi sự nghiên cứu công phu; song qua những tác phẩm báo chí của Người để lại, cho ta nhận thức khái quát được những nét chung về những giai đoạn hoạt động báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua từng thời kỳ: Hoạt động ở nước ngoài, thời kỳ bí mật, khi cách mạng giành được chính quyền, những năm chiến tranh bảo vệ tổ quốc và thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đồng thời qua đó, trên góc độ về tư tưởng, văn hoá, nghề nghiệp báo chí; những tác phẩm báo chí của Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta những bài học, những kinh nghiệm về cuộc đời hoạt động báo chí của một nhà báo cách mạng lớn nhất của dân tộc về quan điểm triết học, chính trị, những giá trị về tri thức, văn hoá, đạo đức.... vô cùng sâu sắc và phong phú. Có thể khái quát lên một số đặc điểm chung nhất về tác phẩm báo chí của Hồ Chí Minh sau đây:

-Tính chiến đấu vì một mục tiêu duy nhất "không có gì quý hơn độc lập tự do” thể hiện trong sự quy tụ và nhất quán trong toàn bộ những bài báo của Người ở các giai đoạn khác nhau.

-Tính chất sắc sảo về lý luận, sự chính xác và phong phú của những cứ liệu tạo nên sức thuyết phục cao trong tác phẩm báo chí của Hồ Chí Minh.

- Sự kết hợp giữa văn hoá dân tộc với vốn tri thức văn hoá phương Đông và phương Tây làm nền cho các bài báo. Do đó tác phẩm báo chí của Hồ Chí Minh có độ sâu về tri thức xã hội, bề dày của tinh hoa văn hoá nhân loại.

- Sự kết hợp, vận dụng chủ động và sáng tạo giữa tác phẩm báo chí với văn học và nhiều hoạt động tinh thần khác trong phong cách, phương thức sáng tạo tác phẩm đã tạo nên tính hấp dẫn, phong phú trong tác phẩm báo chí của Hồ Chí Minh.

- Đặc điểm quan trọng là tính hiện đại trong tác phẩm báo chí của Hồ Chí Minh. Người đã kết hợp được tính thời sự của báo chí với giá trị bền vững của tri thức, văn hoá dân tộc và nhân loại đã tạo nên sức sống, sự tác động của những bài báo đối với hiện tại.

Là nhà cách mạng kiệt xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời còn là một nhà Văn hoá lớn của nhân loại, là nhà thơ, nhà báo rất nổi tiếng. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rỏ tầm quan trọng của báo chí đối với cách mạng và trong suốt cuộc đời mình, Người đã dành nhiều tâm huyết, nhiều thời gian cho hoạt động báo chí. Hơn một nửa thế kỷ trực tiếp tham gia và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lấy báo chí làm vũ khí sắc bén để tiến công kẻ thù, một phương tiện hoạt động có hiệu quả, nhanh nhạy trong quá trình vận động cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, với những tác phẩm báo chí của mình, đã đặt nền móng vững chắc cho báo chí cách mạng ở nước ta. Người đã để lại một kho di sản tinh thần và trí tuệ vô giá trong đó có di sản báo chí. Tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm cách mạng được hàm chứa trong các tác phẩm báo chí Hồ Chí Minh là mãi mãi đối với các thế hệ người Việt Nam, và là bài học quí giá cho những người đang hoạt động báo chí chúng ta hôm nay.

Nguyễn Thọ
Trong lịch sử phát triển của báo chí Việt Nam, Hồ Chí Minh không thuộc lớp những nhà báo đầu tiên, nếu lấy mốc Gia Định báo (1865) là tờ báo đầu tiên của người Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp; song Người là nhà Báo vô sản lớn nhất của báo chí cách mạng Việt Nam. Cũng như nhiều vị lãnh tụ của giai cấp vô sản: C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin,... Hồ Chí Minh bắt đầu cuộc cuộc đời hoạt động của mình bằng tiếng nói đấu tranh của báo chí. Ngay từ năm 1919, trên một tờ báo Pháp với bút danh Nguyễn ái Quốc, Người đã viết bài Tâm địa thực dân, nhằm bóc trần dã tâm của bọn thực dân muốn kìm giữ người dân bản xứ vĩnh viễn trong vòng nô lệ. Tính từ những bài báo đầu tiên, v

Tin khác cùng chủ đề

Rộn ràng khúc ca đón chào năm mới
Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa
Khai mạc triển lãm tem bưu chính "Nha Trang biển gọi - Dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin"
Tiếng vọng từ lòng đất
Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Nha Trang - Khánh Hòa
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam nhìn nhận về vai trò của cán bộ văn hóa trong bối cảnh mới

Gửi bình luận của bạn