Có thể đánh giá rằng, cùng với sự nghiệp đổi mới, báo chí nước ta nói chung và báo chí Khánh Hòa nói riêng đã phát huy truyền thống vẻ vang của Báo chí cách mạng Việt Nam, đã có những bước phát triển toàn diện, trở thành một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước và địa phương.

Kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

BÁO CHÍ KHÁNH HÒA: ĐỒNG HÀNH CÙNG VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, Khánh Hòa đang từng bước trở thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan Báo chí của tỉnh phát triển; nhiều cơ quan báo chí Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh chọn Khánh Hòa đặt Văn phòng đại diện, cử phóng viên thường trú. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, ngoài 5 cơ quan báo chí của tỉnh còn có 18 cơ quan báo chí Trung ương, thành phố Hồ Chí Minh đặt văn phòng đại diện và 11 cơ quan báo chí cử phóng viên thường trú…Hoạt động thông tin, báo chí ngày càng phát triển đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhân dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương. 

Báo chí cách mạng nước ta là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của các tầng lớp nhân dân. Các nhà báo là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng. Trong thời gian qua, các cơ quan báo chí của tỉnh, báo chí Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh đóng trên địa bàn tỉnh đã tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, bám sát tình hình thực tế địa phương kịp thời phản ánh, tuyên truyền khá toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá -xã hội; làm tốt công tác tuyên truyền và phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh; kịp thời phát hiện, biểu dương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; tích cực tuyên truyền về các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, phong trào “Xây dựng nông thôn mới”, tuyên truyền cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam"; động viên các lực lượng trong xã hội, phát huy những nhân tố tích cực, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

Trong những sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh được báo chí dành thời lượng, đăng tải thông tin, tuyên truyền nhanh chóng, kịp thời tới nhân dân, như: Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (nhiệm kỳ 2016 - 2021).

Có những lúc tình hình biên giới, biển đảo diễn biến phức tạp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, báo chí đã vào cuộc với tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ, trên cơ sở luật pháp quốc tế và đưa ra những bằng chứng lịch sử cụ thể để khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam; đồng thời khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc trong nhân dân; tổ chức các phong trào, việc làm cụ thể, thiết thực bằng biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và giữ vững ổn định chính trị - xã hội. 

Bên cạnh đó, Báo chí cũng đã có tiếng nói mạnh mẽ, đấu tranh với luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của những thế lực thù địch, bảo vệ thành quả cách mạng; chống những hiện tượng thoái hóa, biến chất, tự diễn biến trong cán bộ đảng viên và nhân dân, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh; góp phần quan trọng vào việc tăng cường sự đoàn kết, nhất trí, tạo sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động trong toàn hệ thống chính trị và Nhân dân trong tỉnh, đây là nhân tố có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quá trình triển khai, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh trong những năm qua.

Có thể đánh giá rằng, cùng với sự nghiệp đổi mới, báo chí nước ta nói chung và báo chí Khánh Hòa nói riêng đã phát huy truyền thống vẻ vang của Báo chí cách mạng Việt Nam, đã có những bước phát triển toàn diện, trở thành một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước và địa phương.

Nghề báo là một nghề cao quý, luôn được xã hội trân trọng. Do đó, người làm báo phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với xã hội; không ngừng phấn đấu rèn luyện và học tập để trở thành là những nhà báo có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp tốt. Nói như Nhà Báo lão thành Hữu Thọ: Người làm báo phải có “Tâm sáng, lòng trong và bút sắc”. Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo trước hết là tính trong sáng trong đưa tin, viết bài phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân. Không lợi dụng nghề nghiệp của mình để vụ lợi cá nhân. Và quan trọng hơn là không để mình bị sử dụng cho lợi ích của cá nhân, tổ chức nào. Tránh để mình rơi vào tình huống có thể bị dày vò về đạo đức của người làm báo bởi những xung đột về lợi ích, hoặc những sai lầm do sự non kém trong nghề nghiệp làm ảnh hưởng uy tín, danh dự, sinh mệnh chính trị, lợi ích chính đáng của cá nhân, tập thể cơ quan, đơn vị doanh nghiệp. Những năm qua, trong báo giới có không ít nhà báo đã sa vào cạm bẫy để rồi đánh mất phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của mình. Cho nên mỗi nhà báo phải luôn tự vấn lại mình, nâng cao hơn nữa đạo đức nghề nghiệp và có trách nhiệm làm trong sạch đội ngũ những người làm báo.

Đất nước ta đang trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thời cơ thuận lợi và thách thức khó khăn đều lớn, đan xen nhau, đòi hỏi các cơ quan báo chí trong tỉnh và những người làm báo chúng ta không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nhanh nhạy tiếp cận thông tin mới, công nghệ làm báo mới mà còn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhạy cảm và tỉnh táo trong xử lý thông tin và đưa thông tin. Mọi thông tin trên báo chí phải xuất phát từ cái tâm trong sáng của nhà báo Việt Nam vì lợi ích của quốc gia dân tộc, vì quyền lợi chính đáng của nhân dân và nhằm mục đích tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội, sự gắn bó máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tuyên truyền vận động toàn dân quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và thành tựu cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Với ý nghĩa cao đẹp của Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, những người làm báo Khánh Hòa trãi lòng mình trên trang báo với tâm nguyện đem đến cho đời những điều tốt đẹp nhất, đó chính là tính chân, thiện, mỹ trong tác phẩm báo chí của mình.

                                                                                           Nguyễn Thọ

BÁO CHÍ KHÁNH HÒA: ĐỒNG HÀNH CÙNG VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, Khánh Hòa đang từng bước trở thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan Báo chí của tỉnh phát triển; nhiều cơ quan báo chí Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh chọn Khánh Hòa đặt Văn phòng đại diện, cử phóng viên thường trú. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, ngoài 5 cơ quan báo chí của tỉnh còn có 18 cơ quan báo chí Trung ương, thành phố Hồ Chí Minh đặt văn phòng đại diện và 1

Tin khác cùng chủ đề

Rộn ràng khúc ca đón chào năm mới
Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa
Khai mạc triển lãm tem bưu chính "Nha Trang biển gọi - Dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin"
Tiếng vọng từ lòng đất
Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Nha Trang - Khánh Hòa
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam nhìn nhận về vai trò của cán bộ văn hóa trong bối cảnh mới

Gửi bình luận của bạn