Từ lâu, Đảng đã trở thành một đề tài lớn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Với nhà thơ Tố Hữu, Đảng là một niềm cảm hứng bất tận để viết nên những vần thơ giàu cảm xúc, nhiệt huyết, bởi Đảng chính là mùa xuân của đất nước!

Đảng là mùa xuân
Đảng là mùa xuân

Từ lâu, Đảng đã trở thành một đề tài lớn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Với nhà thơ Tố Hữu, Đảng là một niềm cảm hứng bất tận để viết nên những vần thơ giàu cảm xúc, nhiệt huyết, bởi Đảng chính là mùa xuân của đất nước!

Ngay từ khi mới cầm bút, nhà thơ Tố Hữu đã nhìn thấy ở Đảng như một mặt trời chân lý soi đường cho cá nhân nhà thơ cũng như cả dân tộc đi qua đêm trường nô lệ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lý chói qua tim” (Từ ấy). Kể từ đó về sau, nhà thơ đã viết tiếp nhiều bài thơ bày tỏ sự biết ơn, niềm tin yêu của mình đối với Đảng. Trong nhiều bài thơ của mình, ông đã ví Đảng như mùa xuân của đất nước, đem lại sức sống mới cho dân tộc Việt Nam.


Một tiết mục trong chương trình văn nghệ “Mừng Đảng - Mừng xuân Đinh Dậu 2017”

Năm 1960, nhà thơ viết trường ca Ba mươi năm đời ta có Đảng, điểm lại một chặng đường lịch sử dân tộc, khắc ghi công ơn của Đảng. Trong suy nghĩ của nhà thơ, Đảng như có phép màu có thể làm thay đổi vận mệnh của cá nhân cũng như dân tộc: “Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt. Đảng ta đây, xương sắt da đồng. Đảng ta muôn vạn công nông. Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin…”. Giọng thơ của Tố Hữu ngân lên đầy xúc động khi đề cập đến tình cảm của người dân đối với Đảng: “Sống cùng Đảng, chết không rời Đảng. Tấm lòng son sáng chói nghìn thu…”. 

7 năm sau, khi viết Xuân 67, Tố Hữu vẫn tiếp nối mạch thơ ấy: “Cảm ơn Đảng đã cho ta dòng sữa. Bốn nghìn năm chan chứa ân tình”. Trong những năm tháng đấu tranh gian khổ đó, nhà thơ cũng như tất cả người dân Việt Nam luôn tin tưởng Đảng sẽ đem về “mùa xuân cho nước non”: “Lời Đảng gọi, một ngày sấm nổ. Biển người dâng ngập phố ngập đồng. Trăm sông về một Biển Đông. Bắc Nam lại sẽ về trong một nhà”. Những câu thơ mang âm hưởng sử thi, hùng tráng ấy đã được hiện thực hóa vào mùa xuân 1975. 

Tháng 1-1977, sau kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (năm 1976), trong niềm hy vọng lớn lao về một thời kỳ mới, tươi đẹp của dân tộc, nhà thơ Tố Hữu đã nâng tầm ý tưởng “Đảng - mùa xuân” thành một bài thơ trọn vẹn - Với Đảng, mùa xuân. Với cảm hứng phấn khởi, nhà thơ đã khởi thảo bài thơ bằng những tiếng reo vui, hát ca bay bổng cùng mùa xuân của đất nước: “Ôi! Mùa xuân bốn nghìn năm mơ ước. Hơn nửa đời đi, tôi đã biết đâu. Tổ quốc tôi rất đẹp, rất giàu. Đẹp từ mái tóc xanh đầu nguồn Pác Bó. Đẹp đến gót chân hồng đất mũi Cà Mau”.

Xuân của đất trời, xuân của lòng người đã hòa chung trong mùa xuân của đất nước. Với nhà thơ, mùa xuân của hôm nay là “mùa xuân bốn nghìn năm mơ ước”. Và chính Đảng đã mang lại mùa xuân ấy bằng việc lãnh đạo dân tộc khởi nghĩa giành độc lập chủ quyền, đấu tranh thống nhất nước nhà, đem lại sự tự do cho mỗi người dân Việt: “Đảng dạy tôi biết ngẩng đầu, đứng dậy. Vững hai chân, đứng thẳng, làm người. Tôi đi tới, với bạn đời, từ ấy. Đến hôm nay, mới thấy trọn vùng trời”.

Nhìn lại chặng đường cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, tác giả càng tự hào về tầm vóc vĩ đại và ý chí kiên cường của Tổ quốc mến yêu: “Việt Nam! Người là ta, mà ta chưa bao giờ hiểu hết. Người là ai? Mà sức mạnh thần kỳ. Giữa cái chết, không phút nào chịu chết. Lửa quanh mình, một tấc cũng không đi!...”. Bằng những câu thơ giàu sức rung cảm, nhà thơ đã chỉ cho người đọc thấy sự hồi sinh kỳ diệu của dân tộc Việt Nam là nhờ có Đảng soi đường, chỉ lối, có Bác Hồ “vẫn đời đời hiển hiện”, “vẫn hằng dìu dắt chúng con”. Nhà thơ đã thấy Việt Nam chính là hiện thân của lẽ phải, là biểu tượng cho khát vọng tự do hòa bình của nhân loại.

Có Đảng soi đường, nhà thơ kêu gọi “trai tài gái giỏi” ra sức “khai phá, dựng xây” cho “đất nước này vạn đại tươi xanh”. Nhà thơ đã hình dung ra những “Biển lúa mênh mông. Sông nước Cửu Long dào dạt. Dừa nghiêng bóng mát. Thơm ngọt xoài ngon” ở miền Nam. Và ở Tây Nguyên “tươi rói đất son” là những “Rừng cao su xanh thẳng tắp. Bắp mẩy, mía giòn”. Không khí mùa xuân đất nước thêm phần ấm áp với “tiếng còi tàu Thống Nhất reo vang”, “lúa chín vàng”, người dân “đời rạng rỡ, mỗi con người tự sáng” trong tình thương của Đảng. Đoạn kết bài thơ như một lời kêu gọi: “Lịch sử sang trang. Đại hội Đảng mở niềm vui. Phơi phới. Từ chiến trường ra, ta xốc tới công trường. Người chiến thắng là người xây dựng mới. Anh em ơi. Tất cả lên đường!”.

Một điều ngẫu nhiên mà kỳ thú, Đảng ta ra đời vào mùa xuân (ngày 3-2-1930), nhưng điều khiến nhà thơ liên tưởng Đảng với mùa xuân chính là những thành quả mà Đảng mang lại cho dân tộc, đất nước. Trong những ngày đầu xuân mới, đọc lại những vần thơ viết về Đảng của nhà thơ Tố Hữu, chúng ta càng vững tin hơn vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong việc đưa dân tộc ta vững bước tiến lên trên con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Và, mùa xuân đất nước sẽ mãi trường tồn như nhà thơ từng viết: Chỉ biết vậy, từ khi có Bác. Đảng cùng ta như cội liền cành. Là mùa xuân vô tận lá tươi xanh. Một lá rụng, lại trăm mầm lộc mới (Một nhành xuân).
Theo baokhanhhoa.com.vn
Từ lâu, Đảng đã trở thành một đề tài lớn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Với nhà thơ Tố Hữu, Đảng là một niềm cảm hứng bất tận để viết nên những vần thơ giàu cảm xúc, nhiệt huyết, bởi Đảng chính là mùa xuân của đất nước! Ngay từ khi mới cầm bút, nhà thơ Tố Hữu đã nhìn thấy ở Đảng như một mặt trời chân lý soi đường cho cá nhân nhà thơ cũng như cả dân tộc đi qua đêm trường nô lệ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lý chói qua tim” (Từ ấy). Kể từ đó về sau, nhà thơ đã viết tiếp nhiều bài thơ bày tỏ sự biết ơn, niềm tin yêu của mình đối với Đảng. Trong nhiều bài thơ của mình, ông đã ví Đảng như mùa xuân của đất nước, đem lại sức sống mới cho dân tộc Việt N

Tin khác cùng chủ đề

Rộn ràng khúc ca đón chào năm mới
Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa
Khai mạc triển lãm tem bưu chính "Nha Trang biển gọi - Dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin"
Tiếng vọng từ lòng đất
Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Nha Trang - Khánh Hòa
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam nhìn nhận về vai trò của cán bộ văn hóa trong bối cảnh mới

Gửi bình luận của bạn