Rộn ràng khúc ca đón chào năm mới
Trong 3 đêm 30, 31-12-2021 và 1-1-2022, tại Quảng trường 2-4 (TP. Nha Trang) diễn ra các chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng năm mới 2022. Những khúc ca, điệu nhạc vui tươi, sôi động đã góp phần vào bầu không khí chào đón năm mới hân hoan với những niềm tin, hy vọng tràn đầy.
Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa
Từ những chuyển biến rõ rệt về tư duy, nhận thức, thể chế, cho đến đầu tư nguồn lực cho văn hóa trong năm 2022, năm 2023 tới được mong chờ là sẽ có những sức bật mạnh mẽ trong các lĩnh vực văn hóa.
Khai mạc triển lãm tem bưu chính "Nha Trang biển gọi - Dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin"
Chiều 31-5, Hội tem Khánh Hoà khai mạc triển lãm tem bưu chính "Nha Trang biển gọi - Dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin" tại địa chỉ số 26-28 đường Trần Hữu Duyệt, TP. Nha Trang. Đến dự có các ông: Lê Hữu Thọ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Tiếng vọng từ lòng đất
Ngày 1-4, Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa mở cửa đón khách đến tham quan triển lãm chuyên đề Tiếng vọng từ lòng đất tại số 16 Trần Phú (TP. Nha Trang). Triển lãm giới thiệu gần 400 hiện vật khai quật từ 4 di chỉ khảo cổ: Xóm Cồn, Văn Tứ Đông, Vĩnh Yên, Hòa Diêm. Qua đó, công chúng hiểu và trân quý hơn những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Khánh Hòa.
Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Nha Trang - Khánh Hòa
Cách đây 47 năm (2-4-1975), người dân Nha Trang đứng 2 bên đường cầm cờ giải phóng vẫy tay đón mừng đoàn giải phóng quân tiến vào thị xã, báo hiệu địa phương đã được giải phóng.
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam nhìn nhận về vai trò của cán bộ văn hóa trong bối cảnh mới
(TG) - "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc". Công tác lãnh đạo và quản lý văn hóa không chỉ đòi hỏi có phẩm chất chính trị mà còn phải có trình độ chuyên môn, am hiểu đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, có tầm nhìn sâu rộng, có khả năng vận động và thuyết phục các tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa.
Chẳng biết từ bao giờ, dòng sông Dinh vắt ngang thị xã Ninh Hòa lại gây thương, để nhớ cho tôi nhiều đến thế. Cũng không biết tự lúc nào, những câu hát trong bài Ơi con sông Dinh của nhạc sĩ Hình Phước Liên đã thấm vào nỗi nhớ hồn tôi…
1. Tôi sinh ra bên bờ sông Lam của xứ Nghệ thân thương, nơi từng đêm văng vẳng những câu hò, câu ví Nghệ Tĩnh mênh mang sóng nước. Rồi trên bước đường tha hương đến với xứ Trầm, tôi bắt gặp hình bóng dòng sông quê nhà qua màu nước xanh, hàng tre nghiêng bóng đôi bờ sông Dinh. Ngay từ buổi gặp đầu tiên cách đây hơn 15 năm, ấn tượng về dòng sông Dinh như ngày càng sâu đậm hơn trong tôi. Không có cái vẻ hùng vỹ theo kiểu “trường xuyên đại giang, tuôn ngàn vượt núi” như nhiều dòng sông khác trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng sông Dinh được xem là “sợi tim” của phủ Bình Khang xưa, thị xã Ninh Hòa ngày nay. Và như bao dòng sông khác, dòng sông Dinh hiền hòa, nên thơ cũng chất chứa bao nhớ mong, ký ức, hoài niệm của những người con quê hương, cũng như những người xa xứ.