Chiều 13-6, Bảo tàng Khánh Hòa tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập, đánh dấu bước phát triển và khẳng định vị trí của mình trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của địa phương và dân tộc. Ông Nguyễn Đắc Tài - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự.

BẢO TÀNG KHÁNH HÒA: Nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
BẢO TÀNG KHÁNH HÒA: Nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Chiều 13-6, Bảo tàng Khánh Hòa tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập, đánh dấu bước phát triển và khẳng định vị trí của mình trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của địa phương và dân tộc. Ông Nguyễn Đắc Tài - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự.

Tích cực hợp tác, nghiên cứu

Năm 1976, Phòng Bảo tồn - Bảo tàng một thiết chế văn hóa thuộc Ty Văn hóa và Thông tin tỉnh Phú Khánh được thành lập, với các hoạt động chủ yếu là kiểm kê bước đầu các di tích và sưu tầm, kiểm kê, bảo quản các hiện vật trong hai cuộc kháng chiến trên địa bàn tỉnh. Ngày 13-6-1979, UBND tỉnh Phú Khánh có quyết định thành lập Bảo tàng tỉnh Phú Khánh tại 16 Trần Phú, TP. Nha Trang. Đây là một bảo tàng khảo cứu địa phương mang tính chất tổng hợp, giới thiệu về truyền thống, lịch sử - văn hóa của quê hương, đất nước với khách tham quan trong và ngoài nước.



Đồng chí Nguyễn Đắc Tài trao bằng khen của UBND tỉnh cho lãnh đạo Bảo tàng Khánh Hòa
Ông Nguyễn Đắc Tài (bên phải) trao bằng khen của UBND tỉnh cho lãnh đạo Bảo tàng Khánh Hòa

Tháng 7-1989, tỉnh Khánh Hòa được tái lập và Bảo tàng Khánh Hòa cũng được hình thành từ đây. Từ khi được thành lập với tên gọi Phòng Bảo tồn - Bảo tàng Phú Khánh cho đến khi trở thành một bảo tàng khảo cứu địa phương, Bảo tàng Khánh Hòa đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình với những thành quả đáng khích lệ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của địa phương và dân tộc.

Ông Nguyễn Tâm - Phó Giám đốc Bảo tàng Khánh Hòa cho biết: “Để tạo nguồn và bổ sung hiện vật cho bảo tàng theo định hướng mới, phù hợp với chủ đề trưng bày trong tương lai, bảo tàng đã có kế hoạch xây dựng chương trình hợp tác nghiên cứu dài hạn với các cơ quan nghiên cứu khoa học chuyên ngành ở Trung ương cũng như hợp tác quốc tế. Những năm qua, bảo tàng đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam, Trường Đại học Waseda (Nhật Bản)… tiến hành khai quật khảo cổ và sưu tầm để hoàn thành nghiên cứu giai đoạn lịch sử cổ đại với việc xác định các nền văn hóa cổ Xóm Cồn, Sa Huỳnh, Đông Sơn và mối quan hệ giao lưu văn hóa ở vùng đất Khánh Hòa. Thông qua các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học, bảo tàng đã thu được hàng ngàn hiện vật có giá trị về lịch sử văn hóa, cùng một khối lượng đồ sộ tư liệu được chỉnh lý thành một bộ hồ sơ khoa học hoàn chỉnh, giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử văn hóa Khánh Hòa được đầy đủ và chính xác hơn”.

Bên cạnh đó, bảo tàng cũng khuyến khích và đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong hoạt động khảo cổ học, bảo tàng học. Những năm qua, đội ngũ cán bộ, viên chức của bảo tàng chủ trì và tham gia thực hiện nhiều dự án, công trình nghiên cứu về văn hóa của địa phương. Nhiều ấn phẩm mang giá trị lịch sử văn hóa của địa phương được xuất bản, công bố làm cơ sở cho việc quản lý, quy hoạch, nghiên cứu và trưng bày đem lại lợi ích, góp phần phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, nâng cao nhận thức về bảo vệ di sản văn hóa trong cộng đồng như: Dự án di dời di tích Vĩnh Yên phục vụ dân sinh, dự án quy hoạch khảo cổ trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu khảo cổ học Tiền sử và Sơ sử Khánh Hòa…

Gắn với phát triển văn hóa - du lịch

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao đã đánh giá cao những nỗ lực của Bảo tàng tỉnh trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trong khi chờ đợi xây dựng bảo tàng mới, để đáp ứng nhiệm vụ trước mắt, Sở Văn hóa - Thể thao đề nghị UBND tỉnh cho phép Bảo tàng cải tạo kho, khu trưng bày của bảo tàng.
Dịp này, UBND tỉnh tặng bằng khen cho Bảo tàng tỉnh vì đã có thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Cũng trong dịp này, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm Di sản Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam. Triển lãm trưng bày khoảng 200 hiện vật (đồ gốm sứ, tượng đồng, kiếm…) mang đặc trưng văn hóa Nhật Bản.
Theo ông Lê Chí Hướng - Giám đốc Bảo tàng Khánh Hòa, những năm gần đây, bảo tàng đã mở rộng liên kết, phối hợp trưng bày - triển lãm các chuyên đề về cổ vật, di sản văn hóa ở các địa phương với các bảo tàng trong nước để phục vụ công chúng và khách quốc tế xa gần. Hàng năm, bảo tàng đều tổ chức từ 2 đến 3 cuộc trưng bày như vậy để làm cho hoạt động luôn có sự đổi mới, thu hút được khách tham quan. Bên cạnh đó, hoạt động này còn hướng đến cơ sở, vùng sâu, vùng xa, đáp ứng kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tàng, mở ra hướng tiếp cận mới, bảo tàng đã thành lập Câu lạc bộ Cổ vật Nha Trang quy tụ hơn 20 nhà sưu tập tham gia. Nhờ đó, bảo tàng đã thực hiện các cuộc triển lãm chuyên đề cùng với Hội Nghệ nhân sinh vật cảnh tỉnh; các phiên chợ đồ xưa - đồ cũ theo định kỳ đã làm phong phú, hấp dẫn hoạt động trưng bày - triển lãm, tôn vinh những người sưu tập, nghệ nhân, từ đó họ có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của cá nhân mình.

Hiện tại, Bảo tàng lưu giữ 10.000 hiện vật, tài liệu, trong đó có nhiều hiện vật quý giá như: bộ sưu tập trống đồng, tiền cổ, đồ trang sức, đồ gốm… Trong tương lai, bảo tàng phải gắn chặt hơn nữa với sự phát triển văn hóa - du lịch của địa phương. Bảo tàng với tư cách là một sản phẩm của du lịch, quảng bá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong việc phát triển bảo tàng Khánh Hòa, nhiều nhà nghiên cứu đề nghị tỉnh cần nhanh chóng xây dựng bảo tàng mới, bởi bảo tàng hiện tại không đủ điều kiện để trưng bày. “Khánh Hòa là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch. Trong những năm qua, Khánh Hòa đã có nhiều cuộc khai quật khảo cổ học có giá trị nên cần nhà bảo tàng với hệ thống trưng bày hiện đại để giúp khách tham quan hiểu hết lịch sử, văn hóa của xứ Trầm Hương”, PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) phát biểu tại hội thảo “Sử học với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch Việt Nam” tổ chức tại Nha Trang. Tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Bảo tàng Khánh Hòa, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa của Khánh Hòa cũng đề nghị lãnh đạo tỉnh sớm đầu tư xây dựng bảo tàng mới.

Theo baokhanhhoa.com.vn
Chiều 13-6, Bảo tàng Khánh Hòa tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập, đánh dấu bước phát triển và khẳng định vị trí của mình trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của địa phương và dân tộc. Ông Nguyễn Đắc Tài - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự. Tích cực hợp tác, nghiên cứu Năm 1976, Phòng Bảo tồn - Bảo tàng một thiết chế văn hóa thuộc Ty Văn hóa và Thông tin tỉnh Phú Khánh được thành lập, với các hoạt động chủ yếu là kiểm kê bước đầu các di tích và sưu tầm, kiểm kê, bảo quản các hiện vật trong hai cuộc kháng chiến trên địa bàn tỉnh. Ngày 13-6-1979, UBND tỉnh Phú Khánh có quyết định thành lập Bảo tàng tỉnh Phú Khánh tại 16 Trần Phú, TP.

Tin khác cùng chủ đề

Rộn ràng khúc ca đón chào năm mới
Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa
Khai mạc triển lãm tem bưu chính "Nha Trang biển gọi - Dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin"
Tiếng vọng từ lòng đất
Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Nha Trang - Khánh Hòa
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam nhìn nhận về vai trò của cán bộ văn hóa trong bối cảnh mới

Gửi bình luận của bạn