Mới đây, sau buổi làm việc với lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (tại TP. Hồ Chí Minh) đã có văn bản gửi Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đề nghị sớm trao đổi với cơ quan có thẩm quyền để bàn giao 2 bộ đàn đá Khánh Sơn theo đề nghị của UBND tỉnh Khánh Hòa. Như vậy, sau gần 44 năm rời xa vùng đất Khánh Hòa, 2 bộ đàn đá đang được nỗ lực để đưa trở lại nơi phát hiện ra nó.

2 bộ đàn đá sau 44 năm rời Khánh Sơn: Đi thật xa để trở về...
2 bộ đàn đá sau 44 năm rời Khánh Sơn: Đi thật xa để trở về...

Mới đây, sau buổi làm việc với lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (tại TP. Hồ Chí Minh) đã có văn bản gửi Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đề nghị sớm trao đổi với cơ quan có thẩm quyền để bàn giao 2 bộ đàn đá Khánh Sơn theo đề nghị của UBND tỉnh Khánh Hòa. Như vậy, sau gần 44 năm rời xa vùng đất Khánh Hòa, 2 bộ đàn đá đang được nỗ lực để đưa trở lại nơi phát hiện ra nó.


Theo lời kể của ông Bo Bo Ren đang được lưu trong hồ sơ tư liệu về đàn đá Khánh Sơn tại Bảo tàng tỉnh, khoảng năm 1960, ông cùng với cha và 2 anh trai trong nhiều ngày đào được rất nhiều thanh đá trên đỉnh Dốc Gạo (thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn ngày nay). Sau đó, mọi người đem những thanh đá này về rửa và phân làm 3 bộ. Các bộ đàn đá được treo ở rẫy sử dụng lực nước để các thanh đá đánh vào nhau tạo ra âm thanh vui tai và kêu vang xa. Đến năm 1964, 1 trong 3 bộ đàn đá của gia đình ông Bo Bo Ren bị bom Mỹ đánh trúng hư mất. Do sợ bị giặc Mỹ đi càn nghe tiếng tìm đến phá đàn nên ông đã đem đi giấu 2 bộ đàn đá còn lại. Đến cuối năm 1978, khi biết xã Trung Hạp (bây giờ là xã Sơn Trung và thị trấn Tô Hạp) sắp đón danh hiệu anh hùng, ông Bo Bo Ren mới đem đàn đá về để đánh trong buổi lễ.

 

Biểu diễn nhạc cụ đàn đá ở huyện Khánh Sơn.

Biểu diễn nhạc cụ đàn đá ở huyện Khánh Sơn.


Ngày 16-3-1979, ông Mai Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh đã trao 2 bộ đàn đá Khánh Sơn gồm 12 thanh đá với kích thước, thang âm khác nhau cho nhạc sĩ Lưu Hữu Phước - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc, Chủ tịch Hội đồng khoa học đàn đá Khánh Sơn. Sau khi tiếp nhận, ngày 12-9-1979, tại TP. Nha Trang, Bộ Văn hóa và Thông tin đã tổ chức lễ công bố về kết quả sưu tầm, nghiên cứu đàn đá Khánh Sơn. Tiếp đó, ngày 27-10-1979, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Văn hóa và Thông tin đã long trọng tổ chức lễ báo cáo với lãnh đạo Đảng, Nhà nước về đàn đá Khánh Sơn. Lúc bấy giờ, Tổng Bí thư Lê Duẩn khi đến xem bộ đàn đá Khánh Sơn đã khẳng định: “Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người, người Việt Nam đã có ở đây từ lâu”. Còn đồng chí Xuân Thủy - Bí thư Trung ương Đảng đã có bài thơ tặng: “Ở đời hồ dễ mấy tri âm/Đá cũng ngân vang cũng bổng trầm/Sắt thép Hoa Kỳ sao đọ nổi/Việt Nam ta đó bốn nghìn năm”. Đồng chí Phạm Huy Thông - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội thời đó cũng viết: “… Đây là một nhạc khí độc đáo bản địa. Nó không phải là một sáng chế gần đây. Mà với âm thanh độc đáo của nó, có thể dùng trong âm nhạc hiện nay, làm tăng sự độc đáo của nhạc Việt Nam và mở đường sáng tác mới”…

Biểu diễn đàn đá tại Hội thi nghệ thuật quần chúng tỉnh năm 2022.

Biểu diễn đàn đá tại Hội thi nghệ thuật quần chúng tỉnh năm 2022.


Hiện tại, 2 bộ đàn đá Khánh Sơn đang được lưu giữ tại Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Với mong muốn đưa 2 bộ đàn đá này quay trở về với tỉnh Khánh Hòa - nơi phát hiện ra những bộ nhạc khí mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương, ngày 5-8-2022, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch hỗ trợ thông tin, chuyển trả các bộ đàn đá Khánh Sơn về cho tỉnh. Được sự hỗ trợ của bộ, tỉnh đã xác định được thông tin chính xác về 2 bộ đàn đá Khánh Sơn. Chính vì thế, ngày 11-1, ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ký văn bản gửi Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đề nghị tạo điều kiện hỗ trợ để nhận lại 2 bộ đàn đá Khánh Sơn. Trong văn bản có đoạn: “Hai bộ đàn đá Khánh Sơn vừa là một nhạc khí, đồng thời cũng là một hiện vật đặc trưng, tiêu biểu gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng các dân tộc tỉnh Khánh Hòa…”.  


Nếu được tiếp nhận lại 2 bộ đàn đá Khánh Sơn, tỉnh sẽ tiến hành các bước tiếp theo để đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận đàn đá Khánh Sơn là bảo vật quốc gia. Điều này hoàn toàn xứng tầm bởi đàn đá Khánh Sơn được xem là một nhạc khí tiêu biểu cho thời kỳ đồ đá ở Việt Nam, cũng tương đương như trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho thời kỳ đồ đồng.


Giang Đình

Mới đây, sau buổi làm việc với lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (tại TP. Hồ Chí Minh) đã có văn bản gửi Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đề nghị sớm trao đổi với cơ quan có thẩm quyền để bàn giao 2 bộ đàn đá Khánh Sơn theo đề nghị của UBND tỉnh Khánh Hòa. Như vậy, sau gần 44 năm rời xa vùng đất Khánh Hòa, 2 bộ đàn đá đang được nỗ lực để đưa trở lại nơi phát hiện ra nó. Theo lời kể của ông Bo Bo Ren đang được lưu trong hồ sơ tư liệu về đàn đá Khánh Sơn tại Bảo tàng tỉnh, khoảng năm 1960, ông cùng với cha và 2 anh trai trong nhiều ngày đào được rất nhiều thanh đá trên đỉnh Dốc Gạo (thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn ngày nay). Sau đó,

Tin khác cùng chủ đề

Rộn ràng khúc ca đón chào năm mới
Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa
Khai mạc triển lãm tem bưu chính "Nha Trang biển gọi - Dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin"
Tiếng vọng từ lòng đất
Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Nha Trang - Khánh Hòa
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam nhìn nhận về vai trò của cán bộ văn hóa trong bối cảnh mới

Gửi bình luận của bạn