Nghị quyết số 23 -NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” đã khẳng định: “Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam...”.
10 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị ở Khánh Hoà
10 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị ở Khánh Hoà
Nghị quyết số 23 -NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” đã khẳng định: “Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam...”.

Khánh Hòa, là tỉnh nằm ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Với thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý cùng bề dày lịch sử, văn hóa đã đem đến cho Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tạo nên môi trường thuận lợi trong giao lưu văn hóa. Khánh Hòa có tổng cộng 32 dân tộc đang sinh sống (Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-ho, một nhóm nhỏ dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ...). Tuy nhiên, Khánh Hòa cũng đứng trước nhiều vấn đề khó khăn liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 23, những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa ngoại lai, độc hại, trái với truyền thống văn hóa của dân tộc, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng. Khánh Hòa vừa phải tăng cường mở rộng hợp tác giao lưu với nước ngoài, vừa phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, lịch sử truyền thống của các dân tộc tỉnh Khánh Hòa, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của Nghị Quyết số 23 -NQ/TW của Bộ Chính trị và các đề án của Trung ương, trong đó đặc biệt là Đề án “Đấu tranh chống quan điểm sai trái trong văn học, nghệ thuật”, cấp uỷ các cấp đã tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết cho đội ngũ cán bộ văn nghệ sỹ, các cơ quan báo chí địa phương, đội ngũ báo cáo viên cũng như cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân một cách nghiêm túc. Căn cứ vào đặc điểm, tình hình của địa phương, Tỉnh uỷ đã ban hành Chương trình hành động số 23 -CTr/TU và UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3066/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết, xác định mục tiêu xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật tỉnh nhà phải đảm bảo tính toàn diện, chú trọng việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát triển sâu rộng văn nghệ quần chúng; chăm lo xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ cả về số lượng, chất lượng; tăng cường các hoạt động sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và đầu tư cơ sở vật chất… nhằm phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của dân tộc, cùng chung tay xây dựng quê hương, con người Khánh Hòa “Đoàn kết – Nghĩa tình – Thủy chung – Năng động”.

Có thể khẳng định rằng, trong 10 năm qua thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở tỉnh ta đã tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hoạt động văn học, nghệ thuật đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng kịp thời của cấp uỷ, chính quyền, thể hiện sâu sắc tính Đảng, tính dân tộc, tính quần chúng, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và nguyện vọng của nhân dân. Các hoạt động chuyên ngành như: Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Kiến trúc, Văn nghệ dân gian … tiếp tục được đẩy mạnh và từng bước phát triển, có tác động, ảnh hưởng rộng lớn tới đời sống xã hội, nhiều tác phẩm đã giành được kết quả cao trong các cuộc thi, liên hoan, triển lãm trong và ngoài nước, góp phần tích cực xây dựng, quảng bá và phát triển nền văn học, nghệ thuật của tỉnh. Cấp uỷ, chính quyền các cấp đã quan tâm, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện phát triển hoạt động văn học, nghệ thuật quần chúng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa đa dạng của các tầng lớp nhân dân và phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.


Festival Biển 2017 (ảnh sưu tầm)
Trong 10 năm qua, đã có trên 300 tác phẩm văn học được xuất bản thành sách; 40 kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh; hàng năm sáng tác 100 ca khúc mới, tổ chức biểu diễn hàng chục chương trình nghệ thuật; trên 30 công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian. Trong đó có 170 tác phẩm văn học nghệ thuật của hơn 170 hội viên được trao tặng giải thưởng văn học nghệ thuật hàng năm và 84 tác phẩm văn học nghệ thuật được UBND tỉnh trao tặng các giải Giải A, B, C, giải thưởng văn học nghệ thuật 5 năm. Ngoài ra, hằng năm các tác giả trong tỉnh cũng đã nhận hàng chục giải thưởng tại các cuộc thi, các kỳ liên hoan, hội diễn hoặc do các Hội văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức, xét tặng hàng năm. Đặc biệt, trong năm 2017, tỉnh Khánh Hòa đã có 03 tác giả được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật gồm: (cố Nhạc sĩ Văn Chừng; Nhạc sĩ Hình Phước Long, Nhà viết kịch Nguyễn Sỹ Chức).

Hoạt động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí đang tiếp tục được các văn nghệ sỹ, nhà báo tích cực tham gia hưởng ứng theo tinh thần Chỉ thị số 03 -CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI); Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật đã phản ánh chân thực quá trình lao động sáng tạo của nhân dân, phát hiện nhân tố mới, lên án cái xấu trong xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau đã cơ bản đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của quần chúng nhân dân. Đội ngũ những người hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật tỉnh ta hiện nay gồm nhiều thế hệ. Đại bộ phận văn nghệ sĩ trong tỉnh đều đã trải qua thử thách, gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của nhân dân do Đảng lãnh đạo, có lòng yêu nước nồng nàn, tâm huyết với nghề nghiệp, có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tỉnh nhà. Trên địa bàn Khánh Hoà không có những ấn phẩm văn hóa gây nguy hại tới đạo đức, lối sống, xuyên tạc, chống đối quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích nổi bật đáng ghi nhận, hoạt động văn học, nghệ thuật còn có những khó khăn, hạn. Chất lượng, số lượng tác phẩm có giá trị văn học, nghệ thuật cao chưa nhiều; chưa phản ánh sâu sắc truyền thống lịch sử văn hóa, tinh thần đấu tranh cách mạng, lao động, sản xuất của các tầng lớp nhân dân. Công tác nghiên cứu, lý luận phê bình văn học, nghệ thuật chưa được chú trọng đúng mức. Công tác xã hội hóa để huy động nguồn lực phục vụ sáng tác, quảng bá văn học nghệ thuật còn ít...

Để tiếp tục đưa Nghị quyết 23 vào thực tiễn cuộc sống có hiệu quả, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho toàn xã hội và đội ngũ văn nghệ sỹ về những nội dung cơ bản Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 23 -CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; nỗ lực hơn nữa trong việc tham mưu cho tỉnh ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm thể chế hóa Nghị quyết và các chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về công tác văn học, nghệ thuật. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt việc sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đi vào chiều sâu thiết thực. Thường xuyên tuyên tuyền, giáo dục nâng cao ý thức cách mạng, đấu tranh có hiệu quả chống những quan điểm sai trái trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và sự xâm nhập của các tác phẩm văn hóa độc hại, có ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 46 -CT/TW và Thông báo Kết luận số 213 -TB/TW của Ban Bí thư. Quan tâm, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, tinh thần trách nhiệm cao, gắn bó với quê hương, đi sâu vào thực tiễn cuộc sống để sáng tạo ra những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật cao, coi đây là lực lượng kế cận, nòng cốt, góp phần vào sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật tỉnh nhà trong tương lai./.
Nguyễn Quốc Ninh
Nghị quyết số 23 -NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” đã khẳng định: “Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam...”. Khánh Hòa, là tỉnh nằm ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Với thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý cùng bề dày lịch sử, văn hóa đã đem đến cho Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tạo nên môi trường thuận lợi trong giao lưu văn h&oacu

Tin khác cùng chủ đề

Rộn ràng khúc ca đón chào năm mới
Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa
Khai mạc triển lãm tem bưu chính "Nha Trang biển gọi - Dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin"
Tiếng vọng từ lòng đất
Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng Nha Trang - Khánh Hòa
Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam nhìn nhận về vai trò của cán bộ văn hóa trong bối cảnh mới

Gửi bình luận của bạn