Việc Trung Quốc đưa một phần quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tâp trận quân sự ở Biển Đông từ ngày 29/7 - 2/8 đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

YÊU CẦU TRUNG QUỐC TÔN TRỌNG CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOÀNG SA
YÊU CẦU TRUNG QUỐC TÔN TRỌNG CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOÀNG SA

 

Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 3/8, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tiến hành tập trận bao trùm một phần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ:

“Việc Trung Quốc đưa một phần quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tập trận ngày 29/7 - 2/8 đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và không tái diễn vi phạm tương tự”.

 

Trước đó, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc thông báo quân đội nước này tiến hành cuộc tập trận quân sự lớn ở Biển Đông từ ngày 29/7 đến 2/8. Khu vực tập trận trải rộng từ đảo Hải Nam đến một phần Biển Đông, bao gồm một phần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong thời gian tập trận, Trung Quốc cấm tàu bè đi vào phạm vi tổ chức diễn tập.

  Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 3/8, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tiến hành tập trận bao trùm một phần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ: “Việc Trung Quốc đưa một phần quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tập trận ngày 29/7 - 2/8 đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên t

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn