Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của việc rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, đặc biệt, tỉnh Khánh Hòa ra sức thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Trung ương về xây dựng, phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, để kiên định đi theo con đường Bác chọn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử vùng đất Khánh Hòa, đảm bảo hội nhập và phát triển bền vững, đội ngũ cán bộ, đảng viên càng phải rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.

Xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo Khánh Hòa dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám hành động vì lợi ích chung
Xây dựng đội ngũ cán bộ Tuyên giáo Khánh Hòa dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám hành động vì lợi ích chung

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Theo Bác, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên là sự thể hiện tính giai cấp, “tính Đảng”; là luôn “nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”. Bản lĩnh chính trị là phần cốt lõi, cơ bản, phẩm chất quan trọng hàng đầu của mỗi cán bộ, đảng viên, là tinh thần, ý chí, quyết tâm phấn đấu, vượt mọi gian khổ và không dao động trước thử thách, áp lực để hoàn thành nhiệm vụ.

Năng lực của cán bộ là trình độ, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Cán bộ phải có năng lực trí tuệ và hoạt động thực tiễn, có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Phẩm chất đạo đức cách mạng “nền tảng”, “cái gốc” của cán bộ. Đạo đức cách mạng tạo nên uy tín của cán bộ, là cơ sở để giáo dục, thuyết phục và lãnh đạo quần chúng. Phẩm chất và năng lực luôn kết hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thiện nhân cách người cán bộ, đảng viên.

Rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, năng lực cán bộ, đảng viên, quyết tâm xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ…”. Cơ chế bảo vệ cán bộ “dám nghĩ, dám làm” được cụ thể trong Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII cũng chỉ ra cần: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, năng lực, uy tín, tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ Nhân dân”.

Trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Mọi cán bộ phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi phẩm chất cách mạng, gương mẫu trong đạo đức và lối sống, kết hợp hài hòa giữa lợi ích riêng và lợi ích chung; khi lợi ích riêng mâu thuẫn với lợi ích chung thì phải biết đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết.”

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hoà (1653-2023), Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tụy, trách nhiệm, vì Nhân dân phục vụ”, “có cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”.

Khánh Hòa tự hào với lịch sử 370 năm đã qua và có một tương lai rực rỡ phía trước. Trách nhiệm của tất cả chúng ta là làm sao để tương lai tươi đẹp ấy tới nhanh hơn. 370 năm xây dựng và phát triển, với bề dày về truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng đã tôi luyện nên ý chí cách mạng kiên cường, phẩm chất tốt đẹp của con người Xứ Trầm hương. Để ngày hôm nay, đứng trước tương lai xán lạn với vận hội lớn để tỉnh nhà bứt phá, mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân Khánh Hòa càng cần phải bồi đắp ý thức tự lực, tự cường; thắp lên ngọn lửa khát vọng, niềm tin xây dựng Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam gắn với hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy”.

Trước nhiệm vụ trên, thiết nghĩ mỗi cán bộ Tuyên giáo Khánh Hòa cần phải:

Trước hết, là tấm gương sáng về bản lĩnh chính trị, tư tưởng, sự kiên định vững vàng và đạo đức, lối sống. Trong bối cảnh tỉnh nhà đang triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, đặc biệt là triển khai thực hiện các quy hoạch quan trọng, cán bộ tuyên giáo càng cần phải nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, đọc nhiều, viết nhiều, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, nghiên cứu các nghị quyết, chỉ thị, văn bản, tạp chí chuyên ngành, tài liệu liên quan đến công tác Đảng, công tác tuyên giáo để đảm bảo chất lượng tham mưu.

Thứ hai, nhạy bén, hội nhập, chủ động, sáng tạo. Cán bộ tuyên giáo cần nhạy bén nắm bắt thực tiễn, nâng cao năng lực dự báo, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tỉnh táo trước những quan điểm sai trái, thù địch; đồng thời, có biện pháp ngăn chặn, định hướng thông tin, tham mưu kịp thời; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, tăng cường tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội để đưa những thông tin chính thống đến gần hơn với các tầng lớp nhân dân.

Thứ ba, bám sát thực tiễn, gắn bó mật thiết với Nhân dân. Việc tỉnh đang triển khai các quy hoạch, dự án quan trọng là vấn đề dễ bị các đối tượng phản động lợi dụng gây phát sinh “điểm nóng”, cán bộ tuyên giáo cần bám sát thực tiễn, lắng nghe tiếng nói của Nhân dân, nắm bắt tư tưởng, tham mưu định hướng dư luận kịp thời, tạo sự đồng thuận, thống nhất, góp phần triển khai hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thứ tư, có phương pháp, tác phong làm việc khoa học. Trước khối lượng công việc lớn, yêu cầu ngày càng cao, cán bộ tuyên giáo có tác phong khoa học, sắp xếp kế hoạch công việc hợp lý, hiệu quả, đảm bảo tiến độ, chất lượng tham mưu.

Thứ năm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung. Mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng tham mưu, đổi mới hình thức tuyên truyền như: đề xuất biên soạn tài liệu tuyên truyền, tài liệu hỏi đáp ngắn gọn, đúng trọng tâm, dễ hiểu, dễ nhớ, tuyên truyền qua inforgraphic, video, viết, đăng tải, chia sẻ tin, bài chính thống. Mạnh dạn phê bình, tự phê bình, từ đó, nghiêm túc xây dựng kế hoạch khắc phục, hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

Trước vận hội mới của tỉnh nhà, mỗi cán bộ Tuyên giáo Khánh Hòa cần không ngừng nỗ lực, rèn luyện ý chí, quyết tâm, bản lĩnh chính trị, khát vọng vươn lên mạnh mẽ, chủ động, sáng tạo, hội nhập, phát triển, góp phần hiện thực hoá mục tiêu xây dựng, phát triển tỉnh nhà trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, xứng đáng là người “Đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”. “Viết giỏi, nói hay, tuyên truyền tốt. Đi sát, nghe nhiều, giáo dục sâu”.

                                                                                        Hoàng Vy

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên. Theo Bác, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên là sự thể hiện tính giai cấp, “tính Đảng”; là luôn “nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”. Bản lĩnh chính trị là phần cốt lõi, cơ bản, phẩm chất quan trọng hàng đầu của mỗi cán bộ, đảng viên, là tinh thần, ý chí, quyết tâm phấn đấu, vượt mọi gian khổ và không dao động trước thử thách, áp lực để hoàn thành nhiệm vụ. Năng lực của cán bộ là trình độ, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Cán bộ là cái gốc

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn