Ngày 27-7 hàng năm đã trở thành ngày có ý nghĩa thật đặc biệt với mỗi người dân Việt Nam - ngày tưởng nhớ và tri ân hàng triệu liệt sĩ, hàng trăm ngàn thương bệnh binh, người có công với cách mạng… Đây cũng là dịp để chúng ta ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc và tự nhắc nhở mình hãy sống sao cho xứng với sự hy sinh, cống hiến của các thế hệ cha anh đi trước.

Tưởng nhớ và tri ân
Tưởng nhớ và tri ân

Ngày 27-7 hàng năm đã trở thành ngày có ý nghĩa thật đặc biệt với mỗi người dân Việt Nam - ngày tưởng nhớ và tri ân hàng triệu liệt sĩ, hàng trăm ngàn thương bệnh binh, người có công với cách mạng… Đây cũng là dịp để chúng ta ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc và tự nhắc nhở mình hãy sống sao cho xứng với sự hy sinh, cống hiến của các thế hệ cha anh đi trước.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và gia đình có công với Tổ quốc. Vào dịp 27-7, Người đều gửi thư, quà thăm hỏi thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng và căn dặn “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”. Thực hiện lời dạy của Người, với truyền thống và đạo lý của dân tộc, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi người có công và phát động sâu rộng trong cả nước phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Những việc làm thiết thực, những hoạt động hiệu quả, những tình cảm tri ân đã thể hiện rõ ý Đảng lòng dân, phần nào xoa dịu nỗi đau mất mát, giúp các gia đình liệt sĩ, thương binh vượt qua đau thương, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, tiếp tục cống hiến cho quê hương, đất nước. Trong 5 năm trở lại đây, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã tiếp nhận được gần 5,6 tỷ đồng, xây dựng mới gần 39.000 căn nhà; sữa chữa hơn 24.650 căn nhà với tổng số tiền hơn 2,26 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã hỗ trợ hơn 393.000 hộ gia đình người có công khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí hơn 10.654 tỷ đồng, tặng 61.654 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá gần 104 tỷ đồng… Ở Khánh Hòa, nhiều năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, hiệu quả các chế độ, chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công, trong đó hiện có hơn 6.200 người có công đang hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền hơn 10,4 tỷ đồng. Cùng với đó, các hoạt động chăm sóc, thăm tặng quà, an sinh xã hội… luôn được tỉnh quan tâm với tinh thần phải làm sao cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân địa phương.

Những kết quả đạt được ấy có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sâu sắc tình cảm, trách nhiệm, lòng biết ơn, sự quan tâm đặc biệt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc. Việc thực hiện các chính sách đối với người có công có ý nghĩa chính trị to lớn, góp phần bồi đắp truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc; đồng thời tạo dựng, củng cố niềm tin vào chế độ xã hội tốt đẹp, khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn của thế hệ trẻ đối với thế hệ cha anh.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng vết thương do nó gây ra vẫn còn âm ỉ. Đến giờ này vẫn còn hàng vạn liệt sĩ nằm lại chiến trường xưa, còn những gia đình, đồng đội vẫn đi tìm kiếm thông tin của những người hy sinh chưa được quy tập, chưa xác định danh tính. Nỗi đau đó, khó có thể nguôi ngoai. Nhưng niềm tự hào về các anh, về những người đã sống và chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Tất cả vì Tổ quốc thống nhất”, hy sinh xương máu cho Tổ quốc Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay luôn trường tồn và bất diệt.

Tháng 7, chúng ta hãy thắp nén tâm hương để tưởng nhớ và tri ân những người con anh dũng của đất Việt. Chúng ta nguyện hãy sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ; sự mất mát, đau thương của các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, của các thương, bệnh binh và người có công với cách mạng. Chúng ta đang sống trong thời bình, đang được thụ hưởng những gì tốt đẹp nhất nên càng phải trân trọng quá khứ. Và càng tự hào, càng phải phấn đấu nhiều hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Đó cũng là cách chúng ta tri ân với những người đã dành cả tuổi trẻ, thanh xuân để chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc…

KHÁNH HÒA

 

Ngày 27-7 hàng năm đã trở thành ngày có ý nghĩa thật đặc biệt với mỗi người dân Việt Nam - ngày tưởng nhớ và tri ân hàng triệu liệt sĩ, hàng trăm ngàn thương bệnh binh, người có công với cách mạng… Đây cũng là dịp để chúng ta ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc và tự nhắc nhở mình hãy sống sao cho xứng với sự hy sinh, cống hiến của các thế hệ cha anh đi trước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và gia đình có công với Tổ quốc. Vào dịp 27-7, Người đều gửi thư, quà thăm hỏi thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng và căn dặn “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nh&ac

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn