Huyện đảo Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, luôn khảm trong tim mỗi người Việt Nam trong và ngoài nước. Vì thế, Trường Sa mang dáng hình Tổ quốc được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước; là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Trường Sa - Phần lãnh thổ phía chân trời
Trường Sa - Phần lãnh thổ phía chân trời

Huyện đảo Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, luôn khảm trong tim mỗi người Việt Nam trong và ngoài nước. Vì thế, Trường Sa mang dáng hình Tổ quốc được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước; là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Vùng biển đảo giàu, đẹp

 

Trường Sa nằm án ngữ tuyến đường hàng hải quốc tế lớn nhất đi qua Biển Đông và nhiều tuyến vận tải biển trong khu vực. Cho nên, Trường Sa có vị trí địa chiến lược trọng yếu, là “nút giao” chính trong tính toán chiến lược của các nước lớn trong thế kỷ XXI. Giờ đây, Trường Sa đang chịu sức ép và tác động hiện hữu của thiên tai (biến đổi khí hậu, biến đổi đại dương, hiện tượng thời tiết cực đoan...) và “nhân tai” liên quan tới các yêu sách phi lý về chủ quyền kéo theo hành vi ứng xử thiếu thân thiện của con người đối với môi trường, tài nguyên biển, đảo. Trong bối cảnh như vậy, nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên, môi trường và chủ quyền biển, đảo được xem là ba mặt của một vấn đề cần ưu tiên cao nhất để Trường Sa mãi mãi xanh, sạch và bền vững. Đây là nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, nhân dân tỉnh Khánh Hòa, của quân - dân huyện đảo Trường Sa và của cả dân tộc ta.

Nước biển Trường Sa trong xanh, nhiều nơi nhìn thấu đáy. Động vật biển hai mảnh vỏ nổi tiếng ở đây là loài ốc tai tượng khổng lồ - nguyên liệu chế tác các đồ thủ công, mỹ nghệ khảm trai đắt giá. Thực vật trên đảo nổi tiếng với cây bàng vuông trong số 117 loài, thuộc 42 họ thực vật đã được phát hiện ở đây, chiếm ưu thế là các loài và cá thể cây thân thảo. Thảo mộc ở Trường Sa đều có thể tìm thấy ở đất liền Việt Nam, nhất là miền Trung Việt Nam, chủ yếu do di nhập từ đất liền ra trồng bằng nhiều cách từ xa xưa. Đây là dấu tích về mối liên kết đất liền với biển, đảo Trường Sa được các thế hệ người Việt tạo dựng từ bao đời. 

Ngoài ra, vùng biển Trường Sa là “ngôi nhà chung” của 2.927 loài sinh vật (ước tính năm 1980), bao gồm 382 loài thuộc 84 giống san hô tạo rạn, 358 loài động vật phù du, 462 loài thực vật phù du, 524 loài cá, 776 loài động vật đáy, 282 loài rong tảo và cỏ biển, 20 loài rùa biển và thú biển, 35 loài chim biển. Đặc biệt, năm 2014, tổng hợp các nghiên cứu quốc tế và Việt Nam, các nhà khoa học đã xác nhận vùng biển Trường Sa là trung tâm phần mở rộng vào Biển Đông của “Tam giác san hô quốc tế” với tính đa dạng loài san hô cao (tổng số 517 loài san hô) mà đỉnh của tam giác san hô này ở phía bờ biển Việt Nam lại chính là khu bờ biển tỉnh Khánh Hòa. Mối liên kết sinh thái tự nhiên này khiến cho phần máu thịt Tổ quốc trên biển xa gắn bó hữu cơ với đất mẹ Việt Nam tại mảnh đất Khánh Hòa - nơi có cung bờ biển mở đón bình minh sớm nhất nước. Nơi đây cũng là ngư trường đánh bắt hải sản trù phú, có chất lượng cao và mang tính truyền thống của ngư dân Việt Nam. Lòng đất dưới đáy biển ở đây còn chứa băng cháy (Hydrate metan), dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng dự tính khá lớn. Ở đây còn có các nguồn năng lượng tái tạo dồi dào như năng lượng gió, mặt trời, bao gồm cả năng lượng hạt nhân “nước nặng - H2O2”.

Chung sức giữ gìn màu xanh Trường Sa 

Niềm phấn khởi của những chiến sĩ trẻ trước giờ lên đường ra Trường Sa thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: VĨNH THÀNH
Niềm phấn khởi của những chiến sĩ trẻ trước giờ lên đường ra Trường Sa thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: VĨNH THÀNH

Bên cạnh lợi thế vượt trội nói trên, thiên nhiên nơi Trường Sa rất khắc nghiệt: Thừa nắng gió, bão giông; thiếu nước ngọt, cây xanh… Tuy khó khăn nhưng với tinh thần “Cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì cả nước”, toàn thể Đảng bộ, nhân dân tỉnh Khánh Hòa, quân dân huyện đảo và cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân kiên quyết cùng cả nước “Xanh hóa Trường Sa” để giữ gìn màu xanh của biển, màu xanh của đất, của trời và màu xanh hòa bình cho đất nước. Hệ “tọa độ Trường Sa” trong dáng hình đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã được định vị cụ thể trong Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Quốc hội ban hành Nghị quyết số 55 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, bao gồm Quỹ Nghề cá Khánh Hòa. Thủ tướng Chính phủ có nghị quyết ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09 và phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, tỉnh sẽ huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng Trung tâm Hậu cần nghề cá biển xa tại Trường Sa để hỗ trợ nghề cá xa bờ, kết hợp phát triển nghề cá giải trí và tạo vùng nguyên liệu cho dược liệu biển…; tiếp tục triển khai xây dựng và quản lý hiệu quả Khu Bảo tồn biển đảo Nam Yết đã được Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch Hệ thống khu bảo tồn biển quốc gia từ năm 2010 để bảo vệ các mẫu chuẩn sinh thái rạn san hô, các loài sinh vật quý hiếm đặc thù của Trường Sa; bảo tồn đa dạng sinh học biển. Làm tốt nhiệm vụ này sẽ góp phần phục hồi bền vững môi trường biển và nguồn lợi hải sản - nền tảng cho chuyển đổi xanh gắn với chuyển đổi số ở Trường Sa, tạo tiền đề thực hiện “Chủ quyền dân sự” của Việt Nam trên Biển Đông. Trên cơ sở đó, tiếp tục vận động người dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống lâu dài trên huyện đảo theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Những ngày cuối năm chuẩn bị đón xuân mới, quân và dân Trường Sa tiếp tục giữ cho Trường Sa thêm xanh. Cơ sở hạ tầng giao thông đa dụng trên đảo và giữa các đảo được củng cố, nâng cấp, bổ sung làm cho huyện đảo càng thêm khang trang. Nơi ăn, chốn ở, môi trường văn hóa biển được cải thiện, tiếng chuông chùa tiếp tục vang xa, lan tỏa hòa tiếng trẻ thơ trong trẻo mới thấy huyện đảo thật thanh bình, linh thiêng hồn sông núi giữa trái tim biển cả bao la.

Hòa chung nhịp đập của hàng triệu con tim, hân hoan chào đón xuân về, cả nước đang hướng về Trường Sa, chung sức cùng quân, dân Trường Sa và tỉnh Khánh Hòa nỗ lực xây dựng, phát triển Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương vào năm 2030. Trong đó, trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước - Trường Sa sẽ sớm thành hiện thực, tạo nền tảng xây dựng một khu vực phòng thủ vững chắc để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

PGS.TS NGUYỄN CHU HỒI

Huyện đảo Trường Sa là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, luôn khảm trong tim mỗi người Việt Nam trong và ngoài nước. Vì thế, Trường Sa mang dáng hình Tổ quốc được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước; là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Vùng biển đảo giàu, đẹp   Trường Sa nằm án ngữ tuyến đường hàng hải quốc tế lớn nhất đi qua Biển Đông và nhiều tuyến vận tải biển trong khu vực. Cho nên, Trường Sa có vị trí địa chiến lược trọng yếu, là “nút giao” chính trong tính toán chiến lược của các nước lớn trong thế kỷ XXI. Giờ đây, Trường Sa đang chịu sức ép và tác động hiện hữu của thiên tai (biến đổi khí hậu, biến đổi đại

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
          Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn