Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương đã triển khai thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho người khuyết tật (NKT), giúp họ có điều kiện hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.

Thực hiện tốt chính sách dành cho người khuyết tật
Thực hiện tốt chính sách dành cho người khuyết tật

Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương đã triển khai thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho người khuyết tật (NKT), giúp họ có điều kiện hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.


Đảm bảo các chính sách


Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện nghiêm túc những quy định dành cho NKT. Qua đó, tạo động lực cho NKT tự tin, hòa nhập cộng đồng. Hàng năm, hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã chủ động rà soát để đánh giá, xác định, đề nghị cấp trên cấp giấy chứng nhận khuyết tật (hiện nay có khoảng 25.000 NKT). Trên cơ sở đó, làm căn cứ hướng dẫn và thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng cho khoảng 20.000 NKT đủ điều kiện theo quy định. Đồng thời, thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí hàng năm cho NKT.

 

Dạy nghề mộc cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

Dạy nghề mộc cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.


Bên cạnh đó, toàn tỉnh có gần 300 NKT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có nơi nương tựa được đưa vào nuôi dưỡng tại 10 cơ sở bảo trợ xã hội. Sinh sống tại đây, NKT được chăm sóc chu đáo, đảm bảo các quyền lợi, tham gia nhiều hoạt động bổ ích, tập vật lý trị liệu… Công tác chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho NKT cũng được thực hiện chu đáo. Qua thống kê, hàng năm, ngành Y tế thực hiện khám cho hơn 4.000 lượt trẻ khuyết tật và hướng dẫn tập luyện tại cộng đồng cho gần 500 trẻ, qua đó giúp 400 trẻ có sự tiến bộ. Để giúp NKT đi lại, di chuyển, các ngành chức năng đã cấp hơn 400 dụng cụ chỉnh hình và trao gần 400 xe lăn, xe lắc…


Toàn tỉnh có khoảng 700 học sinh khuyết tật được tạo điều kiện tốt nhất để tham gia học tập, sinh hoạt, vui chơi. Tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng 4 cơ sở giáo dục chuyên biệt để nuôi dạy gần 400 trẻ em khuyết tật; tích cực vận động xây dựng quỹ giúp đỡ học sinh khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Hàng năm, các địa phương đều khảo sát nguyện vọng của NKT để mở lớp đào tạo nghề. Trung bình mỗi năm, có khoảng 30 NKT được đào tạo nghề mộc, cơ khí, may, công nghệ thông tin. Đồng thời, xây dựng nhiều mô hình làm chổi, tăm tre, nhang, mộc, dịch vụ xoa bóp ấn huyệt... để tạo việc làm, thu nhập cho NKT. Từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm, các ngành chức năng đã cho gần 500 lượt NKT vay vốn hơn 1 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện tốt chính sách miễn giảm giá vé từ 70 đến 100% cho NKT khi tham gia giao thông bằng xe buýt; thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dành cho NKT...


Tăng cường trợ giúp

 

Mục tiêu Chương trình trợ giúp NKT giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh: Đến năm 2030, hàng năm có 90% NKT tiếp cận các dịch vụ y tế và 80% trẻ sơ sinh đến 6 tuổi được khám sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật; có 90% trẻ khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục, 80% trường học có học sinh khuyết tật được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; dạy nghề cho khoảng 500 NKT, tạo việc làm cho 500 NKT; 100% công trình xây dựng mới bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT; 100% NKT tham gia giao thông được miễn, giảm vé…

Ông Nguyễn Thành Sơn - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình trợ giúp NKT giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh. Do vậy, các cấp, ngành, địa phương đã và đang tập trung triển thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra. Trong đó, chú trọng can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho NKT; triển khai hiệu quả chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, vận động các nguồn lực để hỗ trợ trang thiết bị, dụng cụ trợ giúp cho NKT. Hàng năm, các ngành chức năng sẽ chú trọng điều tra, cập nhật số trẻ khuyết tật để hỗ trợ giáo dục; quan tâm tư vấn giáo dục, hướng nghiệp cho học sinh khuyết tật; hỗ trợ phương tiện, thiết bị đặc thù dạy trẻ khuyết tật; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho người quản lý, giáo viên dạy học cho NKT.


Bên cạnh đó, các ngành, địa phương chủ động rà soát nguyện vọng học nghề của NKT để tổ chức đào tạo phù hợp; thường xuyên tổ chức tư vấn, định hướng, giới thiệu việc làm, xây dựng và nhân rộng các mô hình hiệu quả nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho NKT; quan tâm hỗ trợ sinh kế để NKT có động lực, nguồn lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời, xây dựng các tuyến xe buýt mẫu để NKT tham gia giao thông và áp dụng giảm giá vé cho họ khi sử dụng dịch vụ tàu, xe; trợ giúp cho NKT tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; mở rộng trợ giúp pháp lý tại các xã, phường, thị trấn cho NKT khi họ có nhu cầu; tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao dành cho NKT; chủ động vận động các đơn vị, doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú áp dụng chính sách giảm giá vé cho NKT…


VĂN GIANG

 

Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương đã triển khai thực hiện tốt chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho người khuyết tật (NKT), giúp họ có điều kiện hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống. Đảm bảo các chính sách Những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện nghiêm túc những quy định dành cho NKT. Qua đó, tạo động lực cho NKT tự tin, hòa nhập cộng đồng. Hàng năm, hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã chủ động rà soát để đánh giá, xác định, đề nghị cấp trên cấp giấy chứng nhận khuyết tật (hiện nay có khoảng 25.000 NKT). Trên cơ sở đó, làm căn cứ hướng dẫn và thực hiện chính sách trợ

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn