Hằng năm, cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, nhân dân cả nước lại nô nức tham gia Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Năm 2018, cả nước đã trồng 231.523 ha, bằng 118,7% kế hoạch năm, trong đó: rừng phòng hộ, đặc dụng 15.070 ha, đạt 100,5%; rừng sản xuất 216.453 ha, đạt 120,3% kế hoạch.

Hằng năm, cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, nhân dân cả nước lại nô nức tham gia Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Năm 2018, cả nước đã trồng 231.523 ha, bằng 118,7% kế hoạch năm, trong đó: rừng phòng hộ, đặc dụng 15.070 ha, đạt 100,5%; rừng sản xuất 216.453 ha, đạt 120,3% kế hoạch.

Việc trồng cây, gây rừng không những góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, mà còn từng bước giúp ngành lâm nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện gỗ và sản phẩm gỗ đã trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ sáu của Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới, đứng đầu trong khối ASEAN, thứ hai châu Á và thứ năm trên thế giới. Riêng năm 2018, gỗ và các sản phẩm gỗ đã đạt giá trị xuất khẩu 9,308 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2017, chiếm hơn 23% giá trị xuất khẩu của các ngành hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Để chuẩn bị tổ chức Tết trồng cây Xuân Kỷ Hợi thiết thực, hiệu quả, chính quyền các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân. Qua đó, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị kinh tế của rừng, cũng như ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng chính là bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tham gia trồng cây, trồng rừng.

Đáng chú ý, các địa phương, đơn vị cần xây dựng kế hoạch trồng cây, trồng rừng cụ thể, phù hợp điều kiện của từng vùng, địa phương. Muốn cây trồng phát triển tốt, có tỷ lệ sống cao, mỗi địa phương cần căn cứ tình hình thời tiết, lựa chọn giống cây phù hợp thổ nhưỡng, gắn với bố trí hợp lý những vị trí trồng cây, nhu cầu khai thác về sau.

Thời điểm tổ chức Tết trồng cây đối với các tỉnh phía bắc là đầu Xuân Kỷ Hợi, đối với các tỉnh phía nam là dịp kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19-5). Ngoài ra, cần phân công rõ ràng, cụ thể trách nhiệm chăm sóc, quản lý, bảo vệ cây xanh cho các tổ chức, các lực lượng, các tổ dân cư và từng gia đình; nhất là các trường học cần tổ chức cho học sinh chăm sóc, trồng cây xanh trong nhà trường dịp đầu Xuân. Cùng với việc tổ chức Tết trồng cây, các địa phương cần chủ động triển khai kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng trái pháp luật trong mùa khô 2018-2019.

Dũng Minh

Theo nhandan.com.vn

Hằng năm, cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, nhân dân cả nước lại nô nức tham gia Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Năm 2018, cả nước đã trồng 231.523 ha, bằng 118,7% kế hoạch năm, trong đó: rừng phòng hộ, đặc dụng 15.070 ha, đạt 100,5%; rừng sản xuất 216.453 ha, đạt 120,3% kế hoạch. Việc trồng cây, gây rừng không những góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, mà còn từng bước giúp ngành lâm nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện gỗ và sản phẩm gỗ đã trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ sáu của Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới, đứng đầu trong khối ASEAN, thứ hai châu Á và thứ năm trên thế giới. Riêng năm 2018, gỗ và các sản phẩm gỗ đã đạt giá trị xuất khẩu 9,308 tỷ USD, tăng 15,9%

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn