Chiều 27-9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về công tác phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông và sản xuất vụ đông xuân năm 2019 - 2020. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan T.Ư; lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các địa phương ĐBSCL về phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các địa phương ĐBSCL về phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông

Chiều 27-9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về công tác phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông và sản xuất vụ đông xuân năm 2019 - 2020. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan T.Ư; lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các địa phương ĐBSCL về phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát điểm sạt lở tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: THỐNG NHẤT (TTXVN)

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), toàn vùng ĐBSCL hiện có 564 điểm sạt lở bờ biển, bờ sông; trong đó, 52 điểm sạt lở bờ biển, 512 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài hơn 834 km. Đánh giá về sạt lở bờ biển, trước năm 2010, diễn biến của sạt lở nói chung là ổn định, không gia tăng quá mức. Nhưng từ năm 2010 trở đi, sạt lở diễn biến ngày càng nghiêm trọng và phức tạp hơn, uy hiếp tính mạng và tài sản nhân dân. Trung bình mỗi năm sạt lở làm mất khoảng 300 ha đất, rừng ngập mặn ven biển. Hiện có 43 điểm sạt lở được đánh giá là rất nguy hiểm, tổng chiều dài 160 km. Về tình hình sạt lở bờ sông, hiện có 59 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, tổng chiều dài 103 km.

Về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 - 2020, Bộ NN-PTNT đưa ra dự báo sẽ xảy ra sớm và nặng hơn so với trung bình nhiều năm. Hạn, mặn sẽ ảnh hưởng khoảng 100 nghìn héc-ta lúa vụ đông xuân 2019 - 2020 tại các địa phương như: Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu. Cùng với đó, khoảng 50 nghìn hộ dân tại các tỉnh ven biển ĐBSCL sẽ thiếu nước sinh hoạt. Vụ đông xuân tới, ĐBSCL sẽ chỉ gieo sạ khoảng 1,55 triệu héc-ta lúa, giảm 50 nghìn héc-ta so vụ trước. Diện tích lúa giảm này sẽ chuyển đổi những diện tích chân cao sang cây trồng cạn, diện tích thấp sẽ tăng cường phương thức lúa tôm. Bộ NN-PTNT kiến nghị Bộ Tài chính chủ động mua dự trữ 200 nghìn tấn gạo từ tháng 3-2020 và 100 nghìn tấn vào tháng 6-2020 để bảo đảm kế hoạch dự trữ và ổn định giá lúa gạo tại các địa phương khu vực ĐBSCL.

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng, Nhà nước sẽ làm hết sức mình để hỗ trợ và đồng hành với sự phát triển của khu vực ĐBSCL. Trong 10 năm qua, Đảng, Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt, bố trí các nguồn lực ưu tiên cho sự phát triển khu vực này. Tuy nhiên, tình hình sạt lở đang xảy ra trên diện rộng, gây ảnh hưởng lớn sự phát triển, gây lo lắng trong Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong vùng.

Để giải quyết tình trạng này, Thủ tướng đề nghị các địa phương trong vùng đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân, trong đó xóa bỏ, khắc phục những thói quen sinh hoạt, đời sống và canh tác dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu. Theo Thủ tướng, cần tiến hành đánh giá tổng thể căn cơ trên cơ sở quy hoạch lại khu vực ĐBSCL, từ đó, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để xử lý tình trạng sạt lở chặt chẽ, hiệu quả hơn; tránh tình trạng “làm trước, hỏng sau”, không phát triển bền vững. Đi liền với đó là giảm thiểu khai thác cát ở các dòng sông; chủ động phân bổ quy hoạch dân cư và làm tốt công tác dự báo. Đặc biệt, cần chú trọng ứng dụng nhiều biện pháp khoa học và công nghệ mới để giảm sóng, gây bồi trong xử lý sạt lở bờ biển. Thủ tướng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức các nhà khoa học trong nước và quốc tế nghiên cứu một số đề tài sát thực với phòng, chống sạt lở tại ĐBSCL với những giải pháp cụ thể, hiệu quả.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ đề xuất Quốc hội bố trí đủ nguồn vốn khoảng 3.000 tỷ đồng để hỗ trợ ĐBSCL xử lý dứt điểm tình trạng sạt lở trong hai năm 2019 và 2020. Trong đó, Chính phủ sẽ xuất ngân sách dự phòng T.Ư năm 2019. Bên cạnh đó, bố trí 1.000 tỷ đồng bằng vốn đầu tư trung hạn và một số nguồn ODA khác để đủ 3.000 tỷ đồng vì mục tiêu bảo đảm tính mạng, tài sản, an toàn của người dân ĐBSCL. Thủ tướng đề nghị các địa phương trong vùng chủ động có biện pháp tính toán diện tích lúa để chuyển sang trồng các loại cây khác phù hợp; chuẩn bị kế hoạch cụ thể về khoa học và công nghệ ứng phó tình hình hiện nay. Thủ tướng đề nghị Bộ NN-PTNT sớm tổ chức hội nghị chuyên đề về sản xuất vụ đông xuân và giải quyết tình trạng nước sinh hoạt cho ĐBSCL trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.

★ Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đi thị sát điểm đầu của dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Nói chuyện với chủ đầu tư, đơn vị thi công dự án, Thủ tướng nhắc lại yêu cầu thông tuyến vào cuối năm 2020 và khánh thành vào năm 2021. Thủ tướng nhấn mạnh việc thi công phải kịp tiến độ và bảo đảm chất lượng, không vì tiến độ mà giảm chất lượng công trình. Nhân dịp này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải sớm khởi công cầu Mỹ Thuận 2, tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Ngay tại công trường, Thủ tướng đã trao cho các bộ, cơ quan liên quan các văn bản về việc đồng ý bố trí 2.186 tỷ đồng vốn đầu tư từ nguồn tăng thu ngân sách T.Ư năm 2018 cho dự án đường bộ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và đồng ý bố trí 932 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách T.Ư năm 2020 cho dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.

★ Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã thị sát khu vực bị sạt lở ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang; thăm hỏi bà con trong vùng bị sạt lở.

Theo nhandan.com.vn

Chiều 27-9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về công tác phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông và sản xuất vụ đông xuân năm 2019 - 2020. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan T.Ư; lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát điểm sạt lở tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: THỐNG NHẤT (TTXVN) Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), toàn vùng ĐBSCL hiện có 564 điểm sạt lở bờ biển, bờ sông; trong đó, 52 điểm sạt lở bờ biển, 512 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài hơ

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn