Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống người dân được nâng lên thì ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú ở TP. Nha Trang cũng được mở rộng và phát triển. Do đó, việc nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) để đảm bảo an toàn đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là cấp thiết.

Siết chặt quản lý phòng cháy, chữa cháy
Siết chặt quản lý phòng cháy, chữa cháy

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống người dân được nâng lên thì ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú ở TP. Nha Trang cũng được mở rộng và phát triển. Do đó, việc nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) để đảm bảo an toàn đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là cấp thiết.


Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn (CHCN), Công an tỉnh, qua rà soát, thống kê, trên địa bàn Nha Trang có 243 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có nguy hiểm về cháy, nổ. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn thành phố và lực lượng chức năng đã có nhiều chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về PCCC đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ nói chung và cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng. Tuy nhiên, công tác PCCC đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn vẫn còn một số hạn chế, tồn tại. Đó là, một số cơ sở không thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC trước khi đi vào hoạt động; một số cá nhân, tổ chức lợi dụng sự chồng chéo trong quy định của pháp luật, tự chuyển đổi mục đích sử dụng để “lách” việc chấp hành các điều kiện về an toàn PCCC. Bên cạnh đó, một số cơ sở còn tự ý cơi nới, cải tạo sai với thiết kế, thẩm duyệt ban đầu; cải tạo, thay đổi công năng từ nhà ở sang nhà ở kết hợp kinh doanh mà hệ thống điện không được nâng cấp, sửa chữa, thay thế cho phù hợp với công suất tiêu thụ của các thiết bị, máy móc sử dụng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến cháy nổ.

 

Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tiếp cận hiện trường đám cháy  tại một khách sạn trên đường Biệt Thự tối 23-5.

Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tiếp cận hiện trường đám cháy tại một khách sạn trên đường Biệt Thự tối 23-5.


Thống kê cho thấy, từ năm 2015 đến 2022, trên địa bàn Nha Trang đã xảy ra 22 vụ cháy, 2 vụ nổ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, làm 2 người chết, 2 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính gần 3,25 tỷ đồng. Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC và CHCN, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ cháy, nổ trên địa bàn thành phố trong thời gian qua khởi nguồn từ một số công trình chưa được thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC. Qua kiểm tra, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú chủ yếu mắc các sai phạm về lối thoát nạn, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các bình chữa cháy, nội quy tiêu lệnh PCCC; không bố trí các đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn; thiết kế mạng điện không tính hết các phụ tải phát sinh khi chuyển đổi mục đích từ nhà ở riêng lẻ sang kinh doanh dịch vụ lưu trú nên dẫn đến quá tải, gây ra cháy…


Cùng với đó, ý thức về công tác PCCC của người đứng đầu và nhân viên làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú còn rất hạn chế, chủ quan, sơ suất, bất cẩn. Đặc biệt, khi cán bộ cảnh sát PCCC đến kiểm tra rất ít khi gặp được chủ cơ sở để làm việc, mà chủ yếu chỉ gặp người quản lý, nhân viên. Vì vậy, những kiến nghị, yêu cầu của cơ quan chức năng gần như không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Nhân viên làm việc trong cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú thay đổi liên tục, không được tập huấn các kiến thức cơ bản về PCCC, chưa có ý thức trách nhiệm chung trong công tác PCCC, khi có cháy xảy ra thì xử lý các tình huống cháy, nổ trong cơ sở rất lúng túng; chưa có biện pháp cưỡng chế sau khi đình chỉ hoạt động, dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát PCCC và CHCN.


Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC và CHCN, từ thực tế trên cho thấy, yêu cầu đặt ra đối với công tác PCCC tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có nguy hiểm về cháy, nổ trên địa bàn Nha Trang trong thời gian tới là cấp thiết. Trong đó, mọi lý do về kinh phí đầu tư, vốn để xin cắt bỏ các hệ thống, thiết bị PCCC trong đầu tư, xây dựng đều không được chấp nhận với bất cứ chủ cơ sở nào; phải thống nhất quy định về việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC, tránh tình trạng vì giá thành rẻ mà trang bị các thiết bị về PCCC không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, đơn vị thực hiện nghiêm chế độ thẩm duyệt dự án, thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra thi công và nghiệm thu về PCCC theo quy định; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật PCCC. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, cần chú trọng hơn nữa chế độ tự kiểm tra, tự đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC theo các quy định, tiêu chuẩn hiện hành...   


Thành Long

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống người dân được nâng lên thì ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú ở TP. Nha Trang cũng được mở rộng và phát triển. Do đó, việc nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) để đảm bảo an toàn đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là cấp thiết. Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn (CHCN), Công an tỉnh, qua rà soát, thống kê, trên địa bàn Nha Trang có 243 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có nguy hiểm về cháy, nổ. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn thành phố và lực lượng chức năng đã có nhiều chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về PCCC đối với các cơ sở kinh

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn