Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực phát triển đất nước. Văn hóa có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người và bản sắc, cốt cách dân tộc. Con người là nguồn lực quan trọng nhất giữ vai trò quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội.

Quan điểm của đảng ta về văn hóa và xây dựng con người mới
Quan điểm của đảng ta về văn hóa và xây dựng con người mới

Trong suốt chặng đường hơn 35 năm đổi mới, Đảng ta rất quan tâm đến vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa, con người và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930 của Đảng đã đề cập đến vấn đề phải phát triển văn hóa của dân tộc. Khi nước nhà còn chưa giành được độc lập, “Đề cương văn hóa Việt Nam” năm 1943 tiếp tục chỉ rõ “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hóa)”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với đoàn ca múa nhân dân (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh)

 Đến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất và khẳng định văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Từ năm 1986 đến nay, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, quyết định quan trọng tập trung xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ mới như Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII; Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII; đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI. Trong Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta xác định:“Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước”. Đất nước muốn “phồn vinh, hạnh phúc” phải “phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đồng tình với quan điểm “văn hóa còn thì dân tộc còn”. Văn hóa làm nên hồn cốt dân tộc nên mất văn hóa là mất dân tộc.

Văn hóa là một phạm trù rất rộng, có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng chung quy có thể hiểu: Văn hóa là tổng hòa những giá trị đã được kết tinh lại, trở thành bản sắc, là nền tảng tinh thần của một cộng đồng, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trong phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định:“Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”.

Nhìn lại chặng đường hơn 35 năm đổi mới và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nước ta đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, xây dựng con người Việt Nam: Nhận thức về văn hóa, xã hội, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc. Các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm do con người sáng tạo đa dạng và đạt thành tựu nổi bật; nhiều di sản văn hóa truyền thống được kế thừa, bảo tồn, phát huy; văn hóa trong chính trị, kinh tế bước đầu được coi trọng, phát huy hiệu quả; hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hóa cũng có nhiều khởi sắc. Bên cạnh đó có thể kể đến tình người ấm nồng trong dịch bệnh COVID-19 hay những chuyến bay giải cứu đồng bào ta từ Ucraina về nước. Đó là biểu hiện thiết thực của lòng nhân ái, nhân văn cao cả, nghĩa tình đồng bào son sắt của người Việt Nam mà khó dân tộc nào có được.

Song bên cạnh những kết quả, thành tựu đó vẫn tồn tại một số hạn chế: Văn hóa đôi khi chưa được các cấp, ngành nhận thức sâu sắc và quan tâm đầy đủ. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm; Vẫn còn sự trì trệ, thụ động, chưa bứt phá; phai nhạt lý tưởng, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức,…trong một bộ phận người dân, cán bộ, đảng viên; Lợi dụng văn hóa để mê tín dị đoan. Lợi dụng các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng để chống phá Đảng, Nhà nước,…

Trên cơ sở những thành tựu đạt được và bất cập, hạn chế còn tồn tại, Đảng ta đưa ra 5 quan điểm về văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Luận điểm cho thấy ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh vấn đề văn hóa. Đây là lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội Đảng đề cập một cách toàn diện, sâu sắc đến lĩnh vực này.  

Hai là, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, việc giữ gìn “bản sắc văn hóa dân tộc” gắn với hội nhập quốc tế là vô cùng quan trọng.

Ba là, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Dân tộc ta tự hào với nghìn năm văn hiến, được bồi đắp bởi trí tuệ, tinh thần, nhân cách, lối sống con người Việt Nam. Để phát huy “sức mạnh mềm” dân tộc, việc xây dựng con người đứng vững trước khó khăn, thách thức, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước là vấn đề hệ trọng của nền văn hóa Việt.

Bốn là, xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng; phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; chú ý yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. Văn hóa và kinh tế có mối quan hệ biện chứng, hài hòa. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải tiến hành song song với xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng con người.

Năm là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Ý chí, khát vọng của Nhân dân luôn là điều kiện căn cốt, động lực chính yếu để thực hiện thắng lợi mục tiêu của mỗi quốc gia, dân tộc.

Hồ Chủ tịch đã định nghĩa, Đảng ta “là đạo đức, là văn minh”. Đảng càng văn minh, nhân văn, càng phải lấy văn hóa làm nền tảng. Nhân cách, đạo đức, trí tuệ, tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu là biểu hiện thuyết phục nhất với Nhân dân về sự chân chính và năng lực lãnh đạo của Đảng.

Để triển khai hiệu quả các quan điểm, chủ trương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII,  thiết nghĩ người cán bộ tuyên giáo hiện nay cần quan tâm:

Một là, nâng cao nhận thức về quan điểm, đường lối văn hóa nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nội dung Hội nghị văn hóa toàn quốc.

Hai là, nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần nêu gương, xây dựng đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh, thấm nhuần quan điểm của Đảng. Nêu cao ý thức trong việc gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc.

Ba là, chủ động, nhạy bén, sáng tạo, kịp thời tham mưu, làm tốt công tác tư tưởng tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong Nhân dân.  

Bốn là, sử dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin để đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới đã tạo nên thế và lực mới, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế; niềm tin của Nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là một lợi thế cực kỳ to lớn để chúng ta tăng cường lòng tự hào dân tộc, quyết tâm đổi mới và chấn hưng văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.”

Hoàng Vy

Trong suốt chặng đường hơn 35 năm đổi mới, Đảng ta rất quan tâm đến vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa, con người và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930 của Đảng đã đề cập đến vấn đề phải phát triển văn hóa của dân tộc. Khi nước nhà còn chưa giành được độc lập, “Đề cương văn hóa Việt Nam” năm 1943 tiếp tục chỉ rõ “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hóa)”. Chủ tịch Hồ Chí Minh với đoàn ca múa nhân dân (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh)  Đến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất và khẳng định văn hóa phải hướn

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
          Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn