47 năm trôi qua kể từ ngày Trường Sa hoàn toàn giải phóng (29-4-1975), những người lính hôm nay lại tiếp nối các thế hệ cha ông chắc tay súng bảo vệ vùng biển, đảo và thềm lục địa của Tổ quốc như lớp lớp con sóng Trường Sa nối dài bất tận…

Những người lính kiên trung nơi đầu sóng
Những người lính kiên trung nơi đầu sóng
47 năm trôi qua kể từ ngày Trường Sa hoàn toàn giải phóng (29-4-1975), những người lính hôm nay lại tiếp nối các thế hệ cha ông chắc tay súng bảo vệ vùng biển, đảo và thềm lục địa của Tổ quốc như lớp lớp con sóng Trường Sa nối dài bất tận…
 
Lễ duyệt binh ở đảo Trường Sa.
Lễ duyệt binh ở đảo Trường Sa.
 
Tuổi 20 bên cột mốc chủ quyền
 

Có dịp theo đoàn công tác của tỉnh đến Trường Sa, chúng tôi đã rất xúc động khi bắt gặp hình ảnh những chiến sĩ trẻ đang bồng súng, đứng trang nghiêm bên cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
 
Hôm chúng tôi đến đảo Tốc Tan B (huyện đảo Trường Sa), binh nhất Lê Công Đại (20 tuổi, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) vừa nhận nhiệm vụ được 5 tháng, đang bồng súng đứng gác bên cột mốc chủ quyền. Từ cậu học trò mảnh khảnh, thư sinh, nay Đại đã dần trưởng thành. Đại chia sẻ, ban đầu mới ra đảo, không thể tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ và lạ lẫm với môi trường sinh hoạt mới. Nhưng được sự động viên, quan tâm và giúp đỡ của các cán bộ, chiến sĩ trên đảo, Đại đã dần quen với sóng gió và nhận thức ngày càng sâu sắc về nhiệm vụ của mình. Đại trải lòng: “Ở đảo, nhiệm vụ trực gác được duy trì liên tục cả ngày lẫn đêm, bất kể thời tiết. Nắng gió ở ngoài đảo gay gắt hơn trong đất liền, lại đeo thêm các thiết bị nặng, ban đầu, tôi thấy mệt, nhưng qua thời gian huấn luyện nên nay đã quen dần. Tôi cảm thấy rất vinh dự và tự hào khi được cống hiến một phần sức trẻ để giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

 

Chiến sĩ trẻ canh gác bên cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa.
Chiến sĩ trẻ canh gác bên cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa.
 
Chiến sĩ Trần Lê Nguyên Lãm dù đang học Đại học Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) năm thứ nhất song đã xin bảo lưu kết quả, xung phong thực hiện nghĩa vụ quân sự ở đảo Núi Le (huyện Trường Sa). Hôm gặp chúng tôi, Lãm cười tươi chia sẻ: “Qua thời gian thực hiện nhiệm vụ trên đảo, tôi thấy mình ngày càng trưởng thành hơn. Càng trải qua vất vả, gian lao, tôi càng rèn luyện được bản lĩnh, ý chí, nghị lực. Sau này trở về, tôi sẽ tiếp tục học đại học để theo đuổi ước mơ của mình là trở thành giáo viên”.
 
Tiếp nối truyền thống anh hùng
 
Ở Trường Sa, nơi “sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa” (thơ Nguyễn Việt Chiến), thiên nhiên khắc nghiệt luôn thách thức ý chí kiên cường, bất khuất của những người con đất Việt. Ở nơi được nhắc đến với cái tên “quần đảo bão tố”, mỗi cơn bão đến mang theo những con sóng cao gần chục mét đánh trùm lên đảo, nhà giàn, kè chắn sóng, những đồ vật nặng hàng tấn cũng bị xô đi. Nhiều cây xanh được bao thế hệ bộ đội Trường Sa nâng niu bị quật ngã, không chỉ rau xanh mà cả đất trồng rau cũng nhuộm trắng màu muối... Thế nhưng, không có con sóng nào vùi dập được sức sống mãnh liệt ở Trường Sa, không có thách thức nào có thể quật ngã được ý chí kiên cường của quân và dân trên đảo. Cứ mỗi lần các cơn bão đi qua, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo lại cùng chung tay khắc phục, kiến thiết lại. Những cây xanh bị đổ đã được trồng lại, vườn rau nhiễm mặn được cải tạo, khu nhà kính trồng rau được sửa chữa và gieo trồng rau mới...

 

Những chiến sĩ trẻ đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa.
Những chiến sĩ trẻ đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa.
 
Đã 20 năm cống hiến sức trẻ cho biển, đảo, Nhà giàn DK1, Thượng úy Nguyễn Hữu Cường (Tiểu đoàn DK1, Vùng 2 Hải quân) chia sẻ, đằng sau mỗi người lính Trường Sa, Nhà giàn DK1 đều có câu chuyện gia đình riêng nên có những lúc rất nhớ nhà, nhớ vợ con. Thế nhưng, vượt lên tất cả, các anh luôn được gia đình ủng hộ, động viên cùng sự sẻ chia của cấp trên, đồng đội nên luôn vững vàng công tác. Tiếp nối truyền thống của Quân chủng Hải quân anh hùng, Tiểu đoàn DK1 với quyết tâm “Còn biển là còn người, còn người là còn trạm”, các anh luôn sẵn sàng đến bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần.
 
Thiếu tá Nguyễn Đức Trung -  Chỉ huy Nhà giàn DK1 chia sẻ, để mỗi nhà giàn là thế đứng Việt Nam giữa ngàn khơi đất nước, 33 năm qua kể từ ngày những nhà giàn DK1 đầu tiên trụ giữa biển ra đời năm 1989, đã có 10 liệt sĩ nằm lại ở biển, trong đó có 7 liệt sĩ Nhà giàn DK1. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân chủng Hải quân, những thế hệ nhà giàn liên tục được nâng cấp, tăng cường các trang, thiết bị kỹ thuật đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của chiến sĩ cũng như các hoạt động đảm bảo hàng hải. Hiện nay, kết cấu Nhà giàn DK1 có thể chịu được sóng gió cấp 12. Ánh sáng khi màn đêm buông xuống từng là ước mơ của mỗi người lính nhà giàn trước đây, nay đã thành hiện thực khi hệ thống điện năng lượng mặt trời lắp đặt trên nóc nhà giàn đã làm cho nhà giàn rực sáng giữa biển đêm, đáp ứng được nhiệm vụ, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội trên nhà giàn.
 
Đại tá Nguyễn Quốc Toản - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình: “Từ đất liền, chúng tôi ra Trường Sa và Nhà giàn DK1, với suy nghĩ ban đầu là mang hơi ấm, tình cảm của mình ra đảo để động viên, khích lệ các đồng chí. Nhưng khi ra đến đây thì ngược lại, chính các đồng chí mới là người tiếp thêm nghị lực cho chúng tôi. Sau chuyến hải trình này, tôi trở về sẽ tuyên truyền cho nhân dân ở đất liền hiểu thêm về biển, đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1; về sự anh dũng, kiên trung của những người lính đảo và nhà giàn. Qua đó, để mỗi người dân thêm yêu đất nước, trân trọng những gì ông cha ta đã vượt trùng khơi ra đảo, đánh đổi bằng máu xương, mồ hôi và nước mắt để xây dựng được như ngày hôm nay”.
 
THÁI THỊNH
 
 
47 năm trôi qua kể từ ngày Trường Sa hoàn toàn giải phóng (29-4-1975), những người lính hôm nay lại tiếp nối các thế hệ cha ông chắc tay súng bảo vệ vùng biển, đảo và thềm lục địa của Tổ quốc như lớp lớp con sóng Trường Sa nối dài bất tận…   Lễ duyệt binh ở đảo Trường Sa.   Tuổi 20 bên cột mốc chủ quyền   Có dịp theo đoàn công tác của tỉnh đến Trường Sa, chúng tôi đã rất xúc động khi bắt gặp hình ảnh những chiến sĩ trẻ đang bồng súng, đứng trang nghiêm bên cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.   Hôm chúng tôi đến đảo Tốc Tan B (huyện đảo Trường Sa), binh nhất Lê Công Đại (20 tuổi, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) vừa nhận nhiệm vụ được 5 tháng, đang bồng súng đứng g&aacut

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn