Ngày 21-8-1941, trong khi làm nhiệm vụ kìm chân đối phương, bảo vệ đồng đội từ căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai rút lên Cao Bằng, cánh quân do đồng chí Phùng Chí Kiên và Lương Văn Tri (Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ) chỉ huy bị địch phục kích. Bị thương nặng, đồng chí Phùng Chí Kiên đã anh dũng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Dù bị địch bắt, nhưng ý chí sắt đá và lòng dũng cảm của đồng chí đã giúp đồng đội thoát khỏi vòng vây. Đồng chí bị địch hành hình rất dã man hòng uy hiếp tinh thần cán bộ và nhân dân địa phương. Hy sinh khi vừa tròn 40 tuổi, đồng chí là tấm gương ngời sáng về chí khí người cộng sản kiên trung.

Ngày 21-8-1941, trong khi làm nhiệm vụ kìm chân đối phương, bảo vệ đồng đội từ căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai rút lên Cao Bằng, cánh quân do đồng chí Phùng Chí Kiên và Lương Văn Tri (Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ) chỉ huy bị địch phục kích. Bị thương nặng, đồng chí Phùng Chí Kiên đã anh dũng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Dù bị địch bắt, nhưng ý chí sắt đá và lòng dũng cảm của đồng chí đã giúp đồng đội thoát khỏi vòng vây. Đồng chí bị địch hành hình rất dã man hòng uy hiếp tinh thần cán bộ và nhân dân địa phương. Hy sinh khi vừa tròn 40 tuổi, đồng chí là tấm gương ngời sáng về chí khí người cộng sản kiên trung.

 

Trọn tuổi thanh xuân vì cách mạng

Sinh ra trong gia đình nông dân ở làng Mỹ Quan, tổng Vạn Phần (nay là xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), từ thuở ấu thơ, đồng chí Phùng Chí Kiên (tên thật là Nguyễn Vĩ) được nuôi dưỡng và trưởng thành trong cái nôi giàu truyền thống cách mạng. Mới học hết bậc sơ học, do hoàn cảnh khó khăn, Nguyễn Vĩ phải nghỉ học ở nhà làm ruộng. Vốn thông minh, có ý chí, lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, từ nhỏ trong ông đã hun đúc những khát khao, hoài bão về con đường cứu nhà, cứu nước, cứu dân.

Trong thời gian làm thuê ở ga Yên Lý (Diễn Châu) khoảng năm 1925, ông được tiếp cận nhiều người, nhiều luồng tư tưởng, trong đó có người từng tham gia Hội Duy Tân của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Nguyễn Vĩ được giác ngộ tư tưởng tiến bộ từ đó; được nghe về thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, về phong trào Cộng sản quốc tế, về những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc)… Sau đó, ông được dìu dắt, kết nạp vào Hội. Tháng 10-1926, Nguyễn Vĩ được tổ chức cử đến Quảng Châu, dự lớp huấn luyện chính trị đầu tiên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức, và đổi tên là Phùng Chí Kiên. Sau khóa học, ông được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gửi vào học Trường Quân sự Hoàng Phố. Tháng 12-1927, khi khởi nghĩa ở Quảng Châu nổ ra, Phùng Chí Kiên chỉ huy một đơn vị của đội quân cộng sản, bị quân Tưởng bắt giam trong nhà tù Quảng Châu, chín tháng sau, được trả tự do và trở lại Trường Quân sự Hoàng Phố. Tháng 12-1929, Phùng Chí Kiên được kết nạp vào Ðảng Cộng sản Trung Quốc. Ðúng một năm sau, Ðảng Cộng sản Ðông Dương gọi đồng chí về Hồng Công, gặp lại lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và được truyền đạt những chủ trương, đường lối mới của Ðảng sau Hội nghị hợp nhất, và được kết nạp Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Tháng 3-1935, Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Ðảng họp tại Ma Cao (Trung Quốc), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, được chỉ định vào Ban Thường vụ của Ðảng.

Giữa năm 1937, đồng chí Phùng Chí Kiên được cử về Sài Gòn, cùng đồng chí Hà Huy Tập trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước, sau đó trở lại Hồng Công, thay cho đồng chí Lê Hồng Phong về nước hoạt động. Giữa năm 1939, đồng chí có mặt tại Côn Minh, sẵn sàng cho những công việc mới của Ðảng, của cách mạng trong hoàn cảnh mới. Ðầu năm 1940, sự kiện Chính phủ Pháp đầu hàng phát-xít Ðức theo lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nhận định "là thời cơ thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước để tranh thủ nắm thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng".

Ngày 28-1-1941, mở ra trang sử mới cho phong trào cách mạng Việt Nam, khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài về nước qua Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Cùng đi với Bác có đồng chí Phùng Chí Kiên. Tại đây, đồng chí được giao soạn thảo các bài viết về "Con đường giải phóng dân tộc", về đấu tranh vũ trang, chiến tranh cách mạng, chiến thuật chiến tranh du kích, đồng thời tổ chức các lớp huấn luyện quân sự cho các địa phương ở Cao Bằng, đào tạo cán bộ Việt Minh cho các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và các tỉnh miền xuôi. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng lần thứ tám (tháng 5-1941), đồng chí Phùng Chí Kiên được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và được phân công phụ trách công tác quân sự Ðảng, trực tiếp chỉ đạo khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai và Ðội Cứu quốc quân. Tháng 9-1940, khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra, gây tiếng vang lớn trong cả nước, làm thực dân Pháp ra sức tìm cách đối phó. Cuối tháng 6-1941, chúng mở cuộc càn quét lớn vào khu căn cứ cách mạng hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của Việt Minh và lực lượng vũ trang cách mạng mới hình thành. Ðồng chí Phùng Chí Kiên chỉ huy Ðội Cứu quốc quân Bắc Sơn chiến đấu, phá một số trận càn lớn của Pháp. Do chênh lệch lực lượng và vũ khí, Ban lãnh đạo căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai quyết định để lại một tiểu đội chặn đối phương, còn hai tiểu đội phá vòng vây, rút lên Cao Bằng để bảo toàn lực lượng. Ngày 21-8-1941, đơn vị do đồng chí Phùng Chí Kiên chỉ huy bị phục kích trên đường đi Cao Bằng. Mặc dù bị thương nặng, đồng chí Phùng Chí Kiên vẫn anh dũng, giữ vững chí khí, chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, phá vòng vây của địch, để đồng đội thoát về phía sau. Ðồng chí bị địch bắt và hành hình sau đó.

Cuộc đời, sự nghiệp của đồng chí Phùng Chí Kiên để lại gương sáng mẫu mực của người chiến sĩ cộng sản trọn vẹn lòng yêu nước, thương dân, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, giữ vững chí khí cách mạng đến hơi thở cuối cùng.

Nhà chính trị, quân sự song toàn và sắc lệnh phong tướng đầu tiên

Dù hy sinh khi còn rất trẻ, 40 tuổi đời, 16 năm hoạt động cách mạng chuyên nghiệp, đồng chí Phùng Chí Kiên được lịch sử cách mạng Việt Nam ghi nhận công lao của người cộng sản mẫu mực, nhà chính trị, quân sự song toàn. Từ những năm tháng hoạt động ở nước ngoài, khi phong trào cách mạng Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn, đồng chí đã học tập, nghiên cứu lý luận, khảo sát và hoạt động thực tiễn, đặc biệt chuẩn bị những nội dung cho Ðại hội Ðảng lần thứ I, bước ngoặt đưa phong trào cách mạng nước ta bước sang giai đoạn mới. Những năm tháng hoạt động bên cạnh lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, với nhiều trọng trách khác nhau như huấn luyện, đào tạo cán bộ, chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, bảo vệ, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Bắc Sơn - Võ Nhai…, đồng chí để lại dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển cách mạng của Ðảng, của quân đội, không chỉ về tổ chức mà cả đường lối cách mạng.

Là nhà chính trị, quân sự song toàn, được đào tạo cơ bản, tài năng quân sự của đồng chí Phùng Chí Kiên được bộc lộ rõ nhất trong thời kỳ hoạt động ở Pác Bó (Cao Bằng). Ngay sau khi nhận nhiệm vụ do Tổng Bí thư Trường Chinh giao, đồng chí Phùng Chí Kiên bắt tay ngay vào củng cố, xây dựng các cơ sở cách mạng, tổ chức đảng, đoàn thể. Một trong những bài học lớn và có giá trị nhất được đồng chí vận dụng sáng tạo trên cương vị Chỉ huy trưởng Ðội Cứu quốc quân là dựa vào dân, bám trụ vào dân, có dân là có tất cả. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phùng Chí Kiên, Ðội Cứu quốc quân đã bảo vệ an toàn Khu căn cứ Bắc Sơn, giúp xây dựng và phát triển các đội tự vệ, du kích tại các địa phương khác; bảo vệ an toàn cho các đồng chí cán bộ Trung ương Ðảng về quán triệt Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Ðảng; tổ chức đánh các đồn lẻ của địch, thu vũ khí…

Từ kinh nghiệm thực tiễn của mình, đồng chí truyền đạt những kiến thức cơ bản về quân sự, nhất là chiến thuật du kích cho các cán bộ về dự Hội nghị quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, để khi trở về địa phương họ phổ biến cho tự vệ và quần chúng cách mạng. Ðồng chí cùng toàn Ðội tổ chức họp đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng, củng cố khu căn cứ; đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động, củng cố lực lượng, phát triển phong trào cách mạng, sẵn sàng chống địch khủng bố. Kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng trong thời kỳ chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa còn đang dang dở thì thực dân Pháp điên cuồng khủng bố, hòng tiêu diệt lực lượng cán bộ nòng cốt của ta ở Khu căn cứ. Trước tình hình đó, đồng chí đã vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm cơ bản về kháng chiến toàn dân, kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nguyên tắc tác chiến du kích để bảo vệ an toàn cho cán bộ về dự hội nghị, đồng thời đưa các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Ðảng về xuôi an toàn. Với phương châm phải bảo vệ "vốn liếng" quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này, các đồng chí Phùng Chí Kiên và Lương Văn Tri chủ trương rút quân ra khỏi vòng vây của địch, chỉ để lại một tiểu đội bí mật hoạt động. Tháng 8-1941, Ðội Cứu quốc quân chia làm hai cánh rút về phía Cao Bằng và Lạng Sơn. Cánh quân rút về phía Lạng Sơn do đồng chí Hoàng Văn Thái và Ðặng Văn Cáp chỉ huy từ Khuổi Nọi sang huyện Bình Gia lên Văn Mịch, Thất Khê, sau đó sang biên giới Việt Nam - Trung Quốc an toàn. Cánh quân rút về phía Cao Bằng, bị địch phục kích, đồng chí Phùng Chí Kiên đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh khi tài năng đang nở rộ.

Ghi nhận tấm gương trọn đời cống hiến và hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, giữ vững ý chí người cộng sản của đồng chí Phùng Chí Kiên, ngày 23-9-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh truy phong cấp tướng. Ðây là sắc lệnh phong tướng đầu tiên của Nhà nước ta.

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Phùng Chí Kiên, là dịp để toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ôn lại cuộc đời, sự nghiệp và tôn vinh công lao, cống hiến to lớn của đồng chí đối với cách mạng Việt Nam; giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới.

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Phùng Chí Kiên (18-5-1901 - 18-5-2021), Ðoàn đại biểu Tỉnh ủy, HÐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương tại Khu lưu niệm đồng chí ở xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu.

Trước anh linh đồng chí Phùng Chí Kiên, Ðoàn đại biểu tỉnh Nghệ An đã dâng hoa, dâng hương bày tỏ lòng thành kính, cảm phục, biết ơn và tri ân sâu sắc đối với công lao, sự hy sinh cao cả của đồng chí. Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, những năm qua, Ðảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Nghệ An đã kiên trì vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, tạo thế và lực mới để xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng đáng là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và các vị tiền bối cách mạng tiêu biểu.

PV

 
Lê Vy
Theo https://nhandan.com.vn/chinhtri/ngoi-sang-chi-khi-nguoi-cong-san-kien-trung-646507/
Ngày 21-8-1941, trong khi làm nhiệm vụ kìm chân đối phương, bảo vệ đồng đội từ căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai rút lên Cao Bằng, cánh quân do đồng chí Phùng Chí Kiên và Lương Văn Tri (Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ) chỉ huy bị địch phục kích. Bị thương nặng, đồng chí Phùng Chí Kiên đã anh dũng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Dù bị địch bắt, nhưng ý chí sắt đá và lòng dũng cảm của đồng chí đã giúp đồng đội thoát khỏi vòng vây. Đồng chí bị địch hành hình rất dã man hòng uy hiếp tinh thần cán bộ và nhân dân địa phương. Hy sinh khi vừa tròn 40 tuổi, đồng chí là tấm gương ngời sáng về chí khí người cộng sản kiên trung.   Trọn tuổi thanh xuân

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
          Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn