Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22-4-2019 về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp (DN) trong giải quyết công việc (Chỉ thị số 10).

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22-4-2019 về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp (DN) trong giải quyết công việc (Chỉ thị số 10).

Ðây là động thái quan trọng nhằm tạo thuận lợi trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ thị số 10 nêu rõ, không được yêu cầu người dân, DN bổ sung hồ sơ, tài liệu quá một lần; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý; thực hiện nghiêm túc đánh giá sự hài lòng của người dân và DN… Ðiều này cho thấy sự quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành, khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" diễn ra ở không ít nơi thời gian qua.

Chính phủ luôn yêu cầu cải cách, các bộ, ngành cũng nêu cao tinh thần cải cách, cắt giảm giấy phép con, điều kiện kinh doanh, nhưng hiện số DN phá sản, dừng hoạt động còn cao cho thấy môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải thiện. Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), tính chung 5 tháng đầu năm, cả nước có gần 54 nghìn DN đăng ký thành lập mới, tăng 3,2%, tuy nhiên cũng có hơn 19 nghìn DN tạm dừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,4% so với cùng kỳ. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, song chắc chắn không thể không nhắc tới câu chuyện chính sách thì tốt, nhưng thực thi lại chưa quyết liệt và hiệu quả. Vẫn còn một số cán bộ lợi dụng vị trí công tác, kẽ hở về cơ chế, chính sách pháp luật, lòng tin của một bộ phận người dân, DN để sách nhiễu, gây phiền hà; kéo dài thời gian giải quyết công việc, không giải thích rõ quy trình, cố tình bắt lỗi DN, để các DN phải "bôi trơn", "cảm ơn" hay "lại quả", gây lãng phí thời gian, tăng chi phí, tạo tâm lý bức xúc cho người dân và DN. Mặt khác, không phải DN nào cũng có thái độ ứng xử đúng đắn, rất ít DN dám đưa ra lý lẽ, yêu cầu cán bộ, công chức thực hiện đúng các quy định mà thường chấp nhận trả phí "bôi trơn" để được giải quyết nhanh các thủ tục hành chính. Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2018 (PCI 2018) cũng cho thấy, chi phí không chính thức đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, khi có tới 58% số DN trong nước còn bị nhũng nhiễu, 54% số DN vẫn phải trả chi phí "bôi trơn". Như vậy, chính các DN cũng đang góp phần tạo ra vòng luẩn quẩn của tham nhũng, tiêu cực để một số cán bộ, công chức lại có động cơ tiếp tục gây khó dễ.

Chính vì vậy, các DN cần kiên quyết hơn trước tình trạng nhũng nhiễu của một số cán bộ công chức, cũng như cần thay đổi tư duy về chi phí "bôi trơn" nhằm đạt mục đích của mình. Cùng với đó, Chính phủ cần đóng vai trò quan trọng trong tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh. Trong đó, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 10 một cách nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả. Ðặc biệt, cần thúc đẩy cải cách thể chế theo hướng công khai minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính và đẩy mạnh thực hiện Chính phủ điện tử để giảm, tránh những nguy cơ có thể nảy sinh qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa người dân, DN với các công chức nhà nước. Ðồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, DN. Yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại cơ quan, đơn vị được giao phụ trách. Sự phối hợp đồng bộ, nhất quán chắc chắn sẽ góp phần ngăn chặn nạn tham nhũng vặt, nhũng nhiễu DN và người dân.

Minh Dũng

Theo nhandan.com.vn

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22-4-2019 về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp (DN) trong giải quyết công việc (Chỉ thị số 10). Ðây là động thái quan trọng nhằm tạo thuận lợi trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ thị số 10 nêu rõ, không được yêu cầu người dân, DN bổ sung hồ sơ, tài liệu quá một lần; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý; thực hiện nghiêm túc đánh giá sự hài lòng của người dân và DN… Ðiều này cho thấy sự quyết liệt của người đứng đầu Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành, khắc phục tình trạn

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn