Nghị quyết 55 của Quốc hội đã tạo ra một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, phân cấp quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho Khánh Hòa phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, chính sách này chỉ có hiệu lực 5 năm (từ 1-8-2022); do đó, chỉ trong một thời gian ngắn, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã thực hiện hàng loạt phần việc để tận dụng cơ hội, vươn ra biển lớn. 

Kỳ 2: Thần tốc hành động
Kỳ 2: Thần tốc hành động

Nghị quyết 55 của Quốc hội đã tạo ra một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, phân cấp quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho Khánh Hòa phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, chính sách này chỉ có hiệu lực 5 năm (từ 1-8-2022); do đó, chỉ trong một thời gian ngắn, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã thực hiện hàng loạt phần việc để tận dụng cơ hội, vươn ra biển lớn. 

 

TP. Nha Trang sẽ phát triển mang đẳng cấp quốc tế
TP. Nha Trang sẽ phát triển mang đẳng cấp quốc tế.

 

Cụ thể hóa các nghị quyết

 

Ngay từ khi Nghị quyết 09 và Nghị quyết 55 được ban hành, bên cạnh việc triển khai các công việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội như thường lệ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã khẩn trương cụ thể hóa các nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ thành các chương trình, kế hoạch cụ thể. Trong đó, ngày 23-2, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 30-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; ngày 29-4, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1165/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai Chương trình hành động của Chính phủ và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết 09 và 15-7, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 6524/KH-UBND để triển khai thực hiện Nghị quyết số 55 của Quốc hội.

 

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh kiểm tra thực địa tại khu vực bắc Vân Phong
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh kiểm tra thực địa tại khu vực bắc Vân Phong.

 

Trong 6 tháng cuối năm, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục tập trung triển khai thực hiện nhanh chóng và hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương. Đối với các nội dung quy định tại Nghị quyết 55 của Quốc hội, tỉnh sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện các nội dung trong nghị quyết. Riêng các nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND, UBND tỉnh, tỉnh đã có kế hoạch triển khai thực hiện và hoàn thành trước khi Nghị quyết 55 của Quốc hội có hiệu lực.

 

Ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhấn mạnh, việc thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết 55 của Quốc hội không chỉ có ý nghĩa cho riêng tỉnh Khánh Hòa mà trên cơ sở thí điểm, tỉnh sẽ tổ chức sơ kết, tổng kết, tìm ra những kinh nghiệm tốt để báo cáo Chính phủ, Quốc hội nghiên cứu, mở rộng phạm vi áp dụng cho các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đồng thời, những kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn tổ chức thực hiện nghị quyết này sẽ góp phần tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn và cách thức hành động, hướng tới mục tiêu đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 theo đúng quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 09.

 

Quan tâm đến công tác cán bộ  

       

Trong vòng 5 đến 10 năm tới, trách nhiệm và công việc đối với đội ngũ cán bộ, lãnh đạo các cấp là rất lớn. Mọi sự thành bại quá trình phát triển của tỉnh phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ lãnh đạo hiện có. Trong lần vào làm việc với tỉnh Khánh Hòa vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu lãnh đạo tỉnh phải quan tâm đầu tư cho công tác bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh cán bộ. Thủ tướng khẳng định, công tác cán bộ là vô cùng quan trọng. Đây là khâu "then chốt của then chốt". Đầu tư cho nhân lực là đầu tư cho phát triển; phải xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, chủ động, sáng tạo, thích ứng tình hình, chuyên nghiệp, tận tụy, đam mê, trách nhiệm, vì nhân dân phục vụ...

 

Thực hiện chỉ đạo này, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã thực hiện quyết liệt về công tác cán bộ. Có thể nói, chưa bao giờ Tỉnh ủy, UBND tỉnh lại thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ nhiều như thời gian vừa qua. Nếu như trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 và năm 2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện luân chuyển 13 nhân sự về các địa phương và 4 vị trí được điều động về tỉnh thì chỉ trong 8-2022, Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện luân chuyển, điều động tới 9 cán bộ để sắp xếp lại bộ máy cho phù hợp với tình hình phát triển mới. Các cán bộ được điều động, luân chuyển là những cán bộ được đào tạo bài bản, tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. 

 

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng các cán bộ được điều động, luân chuyển
Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng các cán bộ được điều động, luân chuyển.

 

Phát biểu trong Lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ trong tháng 8 vừa qua, ông Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết: “Trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 55 của Quốc hội, đề nghị các cán bộ được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm tiếp tục nỗ lực rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn, phát huy năng lực, trí tuệ, bản lĩnh và trách nhiệm; khắc phục mọi khó khăn, tiếp cận nhanh công việc, đổi mới, sáng tạo, xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong nội bộ, thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, công tác quản lý nhà nước ở địa phương, cơ quan, đơn vị nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao; góp phần xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa để sớm đưa Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, đáp ứng kỳ vọng của Trung ương và nhân dân tỉnh nhà”.

 

Bên cạnh đó, UBND tỉnh tập trung thực hiện các giải pháp sắp xếp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước như: Rà soát chức năng, nhiệm vụ, phân công hợp lý giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh quản lý; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan. Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước ở trong tất cả các lĩnh vực; phát huy tính chủ động sáng tạo của các địa phương. UBND tỉnh sẽ rà soát, tinh gọn đầu mối bên trong của các cơ quan hành chính nhà nước, giảm cấp trung gian. Đồng thời, toàn tỉnh sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, cải cách công vụ và  tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; liên tục xem xét, đánh giá và quyết tâm đưa các chỉ số PCI, PAPI, PAR-index… trở lại nhóm đầu, tương xứng với vị thế của Khánh Hòa.

 

Lấy quy hoạch làm trọng tâm

 

Để thực hiện khát vọng đưa Khánh Hòa phát triển lên tầm cao mới, đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển, lãnh đạo tỉnh xác định công tác quy hoạch tỉnh có vai trò vô cùng quan trọng. Tỉnh ủy đã liên tiếp tổ chức các cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn, cũng như góp ý kịp thời cho đơn vị tư vấn về việc cập nhật các quy hoạch ngành và yếu tố phù hợp vào quy hoạch chung. UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ban, ngành và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Nha Trang đến năm 2040; điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm; quy hoạch phân khu thuộc đô thị mới Cam Lâm; Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Nha Trang thời kỳ 2021 - 2030.

 

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Khánh Hòa còn yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành rà soát, tổ chức Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; đồng thời, xây dựng cụ thể Kế hoạch phủ kín quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch khu đô thị và các quy hoạch chi tiết trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp tục xây dựng Quy hoạch tỉnh đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra; cập nhật đầy đủ các dự án, quy hoạch các địa phương, các ngành khác để tích hợp đầy đủ vào Quy hoạch tỉnh. 

 

Bắc Vân Phong được quy hoạch thành đô thị công nghiệp
Nam Vân Phong được quy hoạch thành đô thị công nghiệp.

 

Theo ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, để đạt được mục tiêu “xây dựng tỉnh Khánh Hòa ngày càng giàu đẹp, trở thành trung tâm kinh tế - du lịch, khoa học và công nghệ, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch và chăm sóc sức khỏe nhân dân của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và của cả nước”, đề nghị Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa tiếp tục tập trung triển khai tốt các nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Sớm hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, là công cụ quản lý và cơ sở cho việc thu hút đầu tư và quản lý phát triển tỉnh. Nội dung quy hoạch cần có sự thống nhất và phân chia một cách hợp lý mục tiêu phát triển, đảm bảo bố trí đầy đủ nguồn lực nhằm khai thác hiệu quả và phát huy được tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

 

Ông Nguyễn Hải Ninh – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Nghị quyết 55 chỉ có thời hạn 5 năm. Do đó, nếu không hành động nhanh thì sẽ không kịp thực hiện các mục tiêu đã đề ra; bỏ lỡ các chính sách, cơ chế đặc thù mà Trung ương dành cho Khánh Hòa. Để thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Trung ương, tỉnh sẽ quyết tâm đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy, lề lối làm việc, cách thức điều hành của chính quyền các cấp để triển khai nhanh chóng và thực sự có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ chú trọng công tác cán bộ, từ việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bố trí nhân sự để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ trong tình hình mới.

 

 

Đình Lâm

 

 

Kỳ 1: Quyết tâm đặc biệt cho cơ chế đặc thù

 

 

 

 

 

Nghị quyết 55 của Quốc hội đã tạo ra một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, phân cấp quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho Khánh Hòa phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, chính sách này chỉ có hiệu lực 5 năm (từ 1-8-2022); do đó, chỉ trong một thời gian ngắn, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã thực hiện hàng loạt phần việc để tận dụng cơ hội, vươn ra biển lớn.    TP. Nha Trang sẽ phát triển mang đẳng cấp quốc tế.   Cụ thể hóa các nghị quyết   Ngay từ khi Nghị quyết 09 và Nghị quyết 55 được ban hành, bên cạnh việc triển khai các công việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội như thường lệ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã khẩn trương cụ thể hóa các nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc h

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn