Cách đây tròn 105 năm, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (khi đó lấy tên là Văn Ba) ra đi tìm đường cứu nước. Sau chặng đường dài 30 năm mang theo khát vọng về một nước Việt Nam độc lập, “bình đẳng với các cường quốc năm châu”, trải bao gian truân, đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc mang theo những nhận định mới về tình hình thế giới và đề ra sách lược, chiến lược đối ngoại cho cách mạng Việt Nam.

Khát vọng của Người về một nước Việt Nam độc lập, bình đẳng
Khát vọng của Người về một nước Việt Nam độc lập, bình đẳng
Cách đây tròn 105 năm, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (khi đó lấy tên là Văn Ba) ra đi tìm đường cứu nước. Sau chặng đường dài 30 năm mang theo khát vọng về một nước Việt Nam độc lập, “bình đẳng với các cường quốc năm châu”, trải bao gian truân, đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc mang theo những nhận định mới về tình hình thế giới và đề ra sách lược, chiến lược đối ngoại cho cách mạng Việt Nam.



Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (tháng 7-1924).
Ảnh tư liệu

Ngày 28-1-1941 (mồng 2 Tết Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về tới biên giới Việt-Trung, thuộc địa phận xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Lúc này, tình hình thế giới không mấy lạc quan, phe phát-xít đang thắng thế, các lực lượng tiến bộ đang ở thế bất lợi, song với kiến thức, kinh nghiệm thu được trong suốt 30 năm bôn ba ở nước ngoài, với tầm nhìn chiến lược, Nguyễn Ái Quốc nhận định: Lực lượng tiến bộ sẽ chiến thắng chủ nghĩa phát-xít. Khi các kẻ thù lao vào cuộc chiến tranh, sẽ tạo những cơ hội quý báu cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Nguyễn Ái Quốc đã đặt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh chung của cuộc đấu tranh của toàn nhân loại chống chủ nghĩa phát-xít. Người tìm cách đặt mối liên hệ với lực lượng Đồng minh để cách mạng Việt Nam có cơ hội nhận được sự giúp đỡ trực tiếp bằng vật chất cho cuộc kháng Nhật, cứu nước. Các tư liệu lịch sử đều khẳng định: Mỹ thuộc lực lượng Đồng minh đã đứng cạnh Việt Minh trong cuộc chiến đấu chống phát-xít Nhật, giành độc lập dân tộc. Nhưng điều quan trọng hơn, sau những hoạt động không mệt mỏi của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trong giai đoạn gấp rút này là đã tạo ra những tiền đề cho việc xác lập vị thế của nước Việt Nam độc lập trên trường quốc tế sau này.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, từ những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã luôn chú trọng việc “mở rộng cánh cửa” để cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới, để cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là một bộ phận của cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì hòa bình, vì những giá trị nhân đạo, nhân văn. Trong giai đoạn trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập sau khi trở về Tổ quốc (1941-1945), điều này càng có ý nghĩa to lớn và đã được Người thực hiện với tất cả sự nỗ lực cao nhất, thu được nhiều thành quả to lớn.

Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng luôn coi trọng cuộc đấu tranh để xác lập quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia (dù lớn, dù nhỏ) chống lại mọi sự áp đặt, thống trị bất công của các nước “lớn”. Đây cũng là sự phát triển, hoàn thiện của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam, điều được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh từ rất sớm là: “Việt Nam muốn xây dựng quan hệ hữu nghị dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng quyền lợi lẫn nhau”. Với các nước láng giềng thì “hợp tác bình đẳng để sánh vai ngang hàng cùng tiến hóa”, với các nước “lớn” thì “sẵn sàng hợp tác thân thiện trên nguyên tắc bình đẳng, ủng hộ lẫn nhau” (trích Thông cáo về chính sách đối ngoại của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 3-10-1945).

Trong tình hình mới của thế giới và khu vực hiện nay, hợp tác, đối thoại cùng với cạnh tranh, thời cơ và thách thức đan xen…, bài học từ đường lối linh hoạt, sáng tạo và những hoạt động đối ngoại phong phú của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” rất cần tiếp tục được kế thừa, phát huy. Theo đó, điều “bất biến” là độc lập và toàn vẹn chủ quyền cho dân tộc, thống nhất cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta vẫn cần vận dụng linh hoạt nguyên tắc, sáng tạo đề ra các giải pháp để “ứng vạn biến”. Trước mỗi thời cơ và nguy cơ, thách thức, càng rất cần sự năng động cùng trí tuệ sáng suốt và một tầm nhìn xa trong hoạch định chính sách.
Theo qdnd.vn
Cách đây tròn 105 năm, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (khi đó lấy tên là Văn Ba) ra đi tìm đường cứu nước. Sau chặng đường dài 30 năm mang theo khát vọng về một nước Việt Nam độc lập, “bình đẳng với các cường quốc năm châu”, trải bao gian truân, đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc mang theo những nhận định mới về tình hình thế giới và đề ra sách lược, chiến lược đối ngoại cho cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (tháng 7-1924). Ảnh tư liệu Ngày 28-1-1941 (mồng 2 Tết Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về tới biên giới Việt-Trung, thuộc địa phận xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Lúc này, tình hình thế giới kh&oc

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn