Năm 2022 được coi là năm “Chiến lược - chính sách” của tỉnh Khánh Hòa, với ba nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ gồm: Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị “về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết số 42/CP-NQ, ngày 21/3/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW; Nghị quyết số 55/2022/QH15, ngày 16/6/2022 của Quốc hội “về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa”, đã tạo cơ sở và động lực thúc đẩy sự phát triển và khơi dậy khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa, hướng đến mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, trở thành đô thị thông minh, thân thiện, giàu bản sắc, ngang tầm khu vực Châu Á vào năm 2045.

KHÁNH HÒA: TỪNG BƯỚC HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU GIÀU ĐẸP VÀ PHÁT TRIỂN
KHÁNH HÒA: TỪNG BƯỚC HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU GIÀU ĐẸP VÀ PHÁT TRIỂN

Hướng đến những mục tiêu ấy, cả hệ thống chính trị Khánh Hòa đã nhanh chóng các nghị quyết vào cuộc sống bằng những nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hăng hái, sôi nổi thi đua lao động sản xuất, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Toàn tỉnh đang tràn đầy khí thế, luồng sinh khí mới cùng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm đưa các tiềm năng, nguồn lực xã hội vào quá trình phát triển, tạo những lợi thế cạnh tranh và cơ hội để “đi tắt đón đầu”.

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa và 48 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa

Nhờ vậy, GRDP năm 2022 của tỉnh tăng 20,7% (cao nhất của cả nước), GRDP quý I năm 2023 tăng 9,07%, đứng thứ 4 cả nước; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6%; doanh thu du lịch tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2022 tăng 28 bậc so với năm 2021, từ vị trí 44 lên vị trí 16; chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI tăng 32 bậc, từ vị trí 48 lên vị trí 16/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, đây là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua. Các chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn luôn được quan tâm thực hiện tốt; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh được giữ vững.

Đặc biệt từ đầu năm 2023 đến nay, trong bối cảnh Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Khánh Hòa đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng như: Lễ kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa, 48 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa, Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa lần thứ 10; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao vào Du lịch tổ chức chuỗi hoạt động của Chương trình “liên kết phát triển thương hiệu Du lịch qua điện ảnh”... Khánh Hòa tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, tạo cơ sở quan trọng để tỉnh phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Trình diễn ánh sáng với 1.653 thiết bị bay không người lái (drone) tại Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

 

Hội nghị Công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa năm 2023

Một tín hiệu đáng mừng, tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư ngày 02/4/2023, tỉnh đã trao chấp thuận chủ trương đầu tư và trao giấy chứng nhận đầu tư cho 8 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 32.250 tỷ đồng; trao biên bản ghi nhớ phát triển dự án cho 15 doanh nghiệp với tổng vốn dự kiến khoảng trên 80.000 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực giáo dục, phát triển công nghệ, sản xuất phần mềm là 4.804 tỷ đồng, lĩnh vực phát triển nhà ở xã hội là 600 tỷ đồng, lĩnh vực phát triển hạ tầng Khu công nghiệp là 14.707 tỷ đồng, hạ tầng giao thông (cảng biển, sân bay) là 23.190 tỷ đồng, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp là 35.000 tỷ đồng, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao là 2.352 tỷ dồng với tổng vốn đăng ký khoảng hơn 80.000 tỷ đồng.

Cùng với đó, Tỉnh ủy đã thông qua: Đề án xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước; Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa; Đề án tổng thể giảm nghèo bền vững của huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh giai đoạn 2022 - 2025; chỉ đạo xây dựng Đề án thành lập Trung tâm nghiên cứu quốc gia về công nghệ đại dương; Đề án phân loại đô thị tỉnh Khánh Hòa đạt tiêu chí đô thị loại I. Hệ thống giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh (gồm cao tốc Vân Phong - Nha Trang, Nha Trang - Cam Lâm) đã cơ bản hoàn thành; giao thông kết nối Khánh Hòa với khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung bộ (gồm cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột) đã được khởi công xây dựng; tuyến đường kết nối Ninh Thuận với huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn (Khánh Hòa) và Lâm Đồng vừa được Quốc hội phê duyệt… tạo nhiều tiềm năng phát triển mới trong tương lai.

Khánh thành công trình đường cao tốc Bắc – Nam, đoạn Nha Trang - Cam Lâm

Với quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu, khát vọng phát triển, hiện nay, các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đang đổi mới mạnh mẽ, thực chất phong cách lãnh đạo, lề lối làm việc, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, trách nhiệm nêu gương trong đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan, địa phương, đơn vị, giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn đọng kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân.

Trên cơ sở Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, điều chỉnh quy hoạch các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; tập trung thu hút, mời gọi các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước, trong đó tập trung vốn ngoài ngân sách vào các dự án hạ tầng khu công nghiệp và đô thị, nhất là ở Khu Kinh tế Vân Phong và huyện Cam Lâm. Đồng thời, tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm của quốc gia, của tỉnh; quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, không để phát sinh tham nhũng, tiêu cực, lãng phí nguồn lực. Thực hiện hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực miền núi, đưa 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh thoát nghèo vào năm 2025; tạo sinh kế, tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án... 

Với những kết quả đạt được trong thời gian qua và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng lòng, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, chắc chắn, Khánh Hòa sẽ có những bước phát triển toàn diện, bứt phá trong những năm tới, hướng đến mục tiêu xây dựng một Khánh Hòa giàu đẹp và phát triển theo tinh thần mà Đảng, Nhà nước đề ra và nhân dân mong đợi./.

Hồng Vân

Hướng đến những mục tiêu ấy, cả hệ thống chính trị Khánh Hòa đã nhanh chóng các nghị quyết vào cuộc sống bằng những nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hăng hái, sôi nổi thi đua lao động sản xuất, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Toàn tỉnh đang tràn đầy khí thế, luồng sinh khí mới cùng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm đưa các tiềm năng, nguồn lực xã hội vào quá trình phát triển, tạo những lợi thế cạnh tranh và cơ hội để “đi tắt đón đầu”. Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa và 48 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa Nhờ vậy, GRDP năm 2022 của tỉnh tăng 20,7% (cao nh

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn