Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, hợp với lòng dân và trở thành phong trào rộng khắp trên toàn quốc nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng, đã tạo được động lực mạnh mẽ, tập hợp được sự đoàn kết của mọi tầng lớp trong xã hội, huy động được sức mạnh về tinh thần và vật chất nhằm xây dựng khu vực nông thôn ngày càng khởi sắc, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, nhất là khu vực đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

 Khánh Hòa: Dấu ấn sau 03 năm thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Khánh Hòa: Dấu ấn sau 03 năm thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Sau 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 11/01/2021 của Tỉnh ủy về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2025, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu của nghị quyết đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới và Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy. Tổ chức bộ máy thực hiện chương trình cơ bản bảo đảm; năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngày càng nâng cao. Các tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực, chung tay góp sức trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo.

Đoạn đường bê tông tại thôn Ngã Hai, xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh. Ảnh: Tác giả

Đến hết tháng 12/2023, tỉnh Khánh Hòa có đã có 64/92 xã (69,6% số xã) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 10/92 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (10,9% số xã); số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới bình quân chung trên địa bàn toàn tỉnh là 14,9 tiêu chí/xã (theo bộ tiêu chí giai đoạn 2022 - 2025).

Kinh tế nông thôn có chuyển biến tích cực, một số địa phương đã chủ động phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các cây, con có giá trị kinh tế cao, bước đầu hình thành được vùng sản xuất quy mô tập trung; nhiều địa phương đã xây dựng được các mô hình hợp tác, liên kết hiệu quả theo chuỗi sản phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi. Mạng lưới y tế cơ sở đã được củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả của y tế cộng đồng, góp phần quan trọng phòng, chống bệnh lây nhiễm, cung cấp dịch vụ sức khỏe cho người dân vùng đặc biệt khó khăn; các địa phương bước đầu đã quan tâm đầu tư bảo tồn giá trị các di sản văn hóa, nhất là di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số; phục hồi và phát triển các lễ hội truyền thống lành mạnh, các trò chơi dân gian; các hoạt động văn hóa cộng đồng, văn nghệ quần chúng được duy trì và thu hút được người dân tích cực tham gia.

Hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố, kiện toàn. Vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội, già làng trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng được phát huy, nâng cao; khả năng tiếp cận pháp luật được tăng cường. Một số xã đã thực hiện hiệu quả công tác điều động, luân chuyển cán bộ để đẩy mạnh công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở cơ sở. Các tổ chức chính trị - xã hội cũng lựa chọn các tiêu chí phù hợp để vận động các hội viên thực hiện. Người dân ngày càng thay đổi rõ nét cả về nhận thức và hành động.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Chương trình vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc: Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện chương trình; vai trò của cơ quan tham mưu, điều phối chương trình chưa được thể hiện rõ; việc cụ thể hóa Nghị quyết số 08-NQ/TU còn chậm; công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân tham gia thực hiện chương trình ở một số nơi còn qua loa, hình thức; việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư, doanh nghiệp tham gia vào chương trình chưa cao; còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh thấp hơn bình quân chung cả nước đạt 68,5% (cả nước bình quân đạt 73,65%), một số tiêu chí về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm còn thấp. Bên cạnh những hạn chế nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Cơ quan có thẩm quyền chưa lãnh đạo, chỉ đạo để hướng dẫn giải quyết dứt điểm những lúng túng của một số địa phương trong việc lựa chọn phân bổ nguồn lực đầu tư xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn hay chương trình phát triển đô thị; chưa có kế hoạch cụ thể điều chỉnh, bổ sung việc tham gia chương trình nông thôn mới đối với một số xã bị ảnh hưởng trong quá trình lập và phê duyệt các đồ án quy hoạch; một số cơ chế, chính sách cụ thể thuộc thẩm quyền của tỉnh chưa được cụ thể hóa kịp thời.

Thời gian tới, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu theo Nghị quyết số 08- NQ/TU, cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, các cơ quan liên quan xác định một số nhiệm vụ trọng tâm sau: (1) Nâng cao trách nhiệm của hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp về việc quyết tâm hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết số 08-NQ/TU, góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII của tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2020 - 2025; (2) Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc thực hiện Chương trình đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; (3) Triển khai đồng bộ các giải pháp hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2021 - 2025 theo lộ trình đề ra; rà soát, xây dựng và cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, nguồn lực để triển khai thực hiện chương trình, bảo đảm tính khả thi và đúng quy định pháp luật; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của cấp uỷ, chính quyền trong thực hiện Chương trình; (4) Phát huy dân chủ ở cơ sở, thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện trong triển khai thực hiện chương trình, kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của người dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội./.

Hải Quang

 

Sau 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 11/01/2021 của Tỉnh ủy về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2025, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu của nghị quyết đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới và Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy. Tổ chức bộ máy thực hiện chương trình cơ bản bảo đảm; năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngày càng nâng cao. Các tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực, chung tay góp sức trong việc thực hiện chương trình m

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn