Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ. Người căn dặn: “Máu đào của các liệt sỹ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của liệt sỹ đã làm cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sỹ…”.
Hãy sống xứng đáng với sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ
Hãy sống xứng đáng với sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ. Người căn dặn: “Máu đào của các liệt sỹ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của liệt sỹ đã làm cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sỹ…”.

 

Đất nước ta trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, biết bao thế hệ người Việt Nam với tinh thần yêu nước, với ý chí kiên cường, bất khuất và lòng thủy chung, nhân hậu đã đem máu xương, công sức, của cải của mình để gìn giữ độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, xây đắp giang sơn tươi đẹp cho muôn đời con cháu mai sau. Kế thừa truyền thống quý báu đó của dân tộc, trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã viết nên trang sử vẻ vang trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Hàng triệu người con ưu tú của dân tộc, phần lớn là thanh niên đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Nhiều người đã ngã xuống trên khắp các chiến trường hoặc khi trở về đã mang trên mình những thương tật suốt đời. Hàng triệu thân nhân liệt sĩ, những người cha, người mẹ, người chồng, người vợ và những người con đã mãi mãi không thể gặp lại những người thân yêu nhất của mình.

 

Năm 1947, trong khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang ở giai đoạn gay go, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị chọn một ngày trong năm làm “Ngày Thương binh” để bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc với những người đã không tiếc máu xương, cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Người, ngày 27/7/1947 - Ngày Thương binh toàn quốc được mở đầu bằng một cuộc mít tinh lớn tại Đại Từ, Thái Nguyên. Từ đó, ngày 27/7 hằng năm đã trở thành ngày kỷ niệm thiêng liêng, là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tưởng nhớ, tôn vinh và tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.

 

74 năm qua, nhất là trong 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, thấm nhuần đạo lý tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc, thực hiện lời Bác, cũng như thấu hiểu sâu sắc giá trị của sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh đối với đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và tổ chức vận động toàn dân tích cực tham gia các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi đối với người có công đã được ban hành; đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được bổ sung, hoàn thiện, đặc biệt, Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 được Quốc hội ban hành ngày 09/12/2020 về ưu đãi về người có công, có hiệu lực từ ngày 01/7/2021, đã sửa đổi cơ bản, toàn diện, bổ sung nhiều chính sách mới nhằm tiếp tục khẳng định nguyên tắc nhất quán của Đảng và Nhà nước: Chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của người có công và thân nhân của người có công với cách mạng là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội, thể hiện sự trân trọng, biết ơn, chăm lo của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, khẳng định sâu sắc tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.

 

Đến nay, cả nước đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có công, trong đó có trên 1,3 triệu người có công được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công được điều chỉnh tăng phù hợp với lộ trình điều chỉnh tăng mức tiền lương cơ sở. Đời sống người có công không ngừng được nâng lên, đến cuối năm 2020, có 99,7% hộ người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú. 99,5% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công. Phong trào “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”, ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình, hưởng ứng.

 

Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy

thăm, tặng quà ông Pờ Căng Y Dun. (Ảnh: Báo Khánh Hòa)

 

Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác thương binh, liệt sĩ, người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, cùng với cả nước, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, hiệu quả các chế độ, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, người có công, tạo điều kiện thuận lợi để các thương binh, bệnh binh, gia đình có công, tiếp tục phát huy ý chí tự lực tự cường, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và tham gia các hoạt động xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước. Năm 2021, theo kế hoạch của UBND tỉnh Khánh Hòa, sẽ có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ trên địa tỉnh, nổi bật như: tập trung chỉ đạo, hướng dẫn xác lập, xét duyệt hồ sơ, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ đối với người có công, đảm bảo không để sót đối tượng và theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, triển khai Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 41 nhà ở cho người có công với cách mạng của huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh khó khăn về nhà ở từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” với kinh phí 1,1 tỷ đồng...

 

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trao học bổng cho học sinh là con em gia đình chính sách tại

Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2020).

(Ảnh: Tỉnh Đoàn Khánh Hòa.)

 

74 năm qua, với ý chí tự lực, tự cường, nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và gia đình người có công đã vượt lên thương tật, khó khăn, hòa mình vào cuộc sống, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ trong lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu, học tập..., góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, xứng đáng là những “Công dân kiểu mẫu”, là tấm gương sáng cho cộng đồng và xã hội noi theo.

 

Chiến tranh đã lùi xa, với những hy sinh mất mát to lớn không gì bù đắp được, chúng ta càng thấm thía giá trị của độc lập, tự do, của hòa bình, thống nhất đất nước hôm nay. Biết bao thế hệ cha anh đã sống và chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, vì Tổ quốc thống nhất. "Máu nóng của các liệt sĩ đã nhuộm lá Quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ. Tiếng thơm của các liệt sĩ sẽ muôn đời lưu truyền với sử xanh". Tinh thần bất diệt, tấm gương sáng ngời của các anh hùng liệt sĩ sẽ sống mãi với non sông Việt Nam.

 

Tháng 7 về, mỗi người dân Việt Nam lại xúc động và tự hào về các thế hệ cha anh anh hùng, bất khuất, và ngày 27/7 trở thành ngày mà những người còn sống mãi mãi không được quên, không thể quên. Mặt khác, cần phải thể hiện lòng tri ân một cách thiết thực, hiệu quả, thường xuyên, xem đây là vinh dự của chúng ta để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã có công lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, góp phần thực hiện tốt an sinh xã hội, vun đắp, tô thắm thêm truyền thống nhân nghĩa, trung hiếu tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

 

Mỗi một người đang sống hôm nay hãy sống sao cho xứng đáng với sự ra đi của các anh, hãy tự răn mình bằng những việc làm hữu ích cho non sông đất nước, như lời nhắn nhủ: “Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn... Xin cho chúng tôi gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó, trong một thời đại vinh quang, lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa” (Một đoạn trích trong một bức thư được gói kỹ càng để lại giữa một cánh rừng nguyên sinh tại thượng nguồn sông Đồng Nai bên cạnh 3 bộ hài cốt của 3 chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1, Trung đội “Ký Con”, Trung đoàn Bình Giã, Quân giải phóng miền Nam), để ngọn lửa tri ân đối với người có công với cách mạng mãi được thắp sáng đến muôn đời sau.

 

Tấn Thanh

 

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ. Người căn dặn: “Máu đào của các liệt sỹ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của liệt sỹ đã làm cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sỹ…”.   Đất nước ta trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, biết bao thế hệ người Việt Nam với tinh thần yêu nước, với ý chí kiên cường, bất khuất và lòng thủy chung, nhân hậu đã đem máu xương, công sức, của cải của mình để gìn giữ độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, xây đắp giang sơn tươi đẹp cho muôn đời con cháu mai sau. Kế thừa truyền thống quý báu đó của dâ

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
          Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn