Cách đây 90 năm, vào sáng ngày 16-7-1930, đoàn biểu tình với hơn 500 người của huyện Tân Định (thị xã Ninh Hòa ngày nay) dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng còn hết sức non trẻ đã rầm rập tiến vào huyện đường. Đoàn biểu tình vừa đi vừa hô khẩu hiệu đả đảo đế quốc Pháp và chế độ Nam triều phong kiến, đòi giảm sưu thuế, ủng hộ phong trào công - nông Nghệ Tĩnh… Trước khí thế hừng hực của quần chúng, viên tri huyện đã phải cúi đầu nhận và ký vào bản yêu sách. Khi đó, tổ chức Đảng của Ninh Hòa chỉ có 4 chi bộ với 20 đảng viên đã lãnh đạo nhân dân làm nên sự kiện lịch sử.
Hào khí Khánh Hòa!
Hào khí Khánh Hòa!

Cách đây 90 năm, vào sáng ngày 16-7-1930, đoàn biểu tình với hơn 500 người của huyện Tân Định (thị xã Ninh Hòa ngày nay) dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng còn hết sức non trẻ đã rầm rập tiến vào huyện đường. Đoàn biểu tình vừa đi vừa hô khẩu hiệu đả đảo đế quốc Pháp và chế độ Nam triều phong kiến, đòi giảm sưu thuế, ủng hộ phong trào công - nông Nghệ Tĩnh… Trước khí thế hừng hực của quần chúng, viên tri huyện đã phải cúi đầu nhận và ký vào bản yêu sách. Khi đó, tổ chức Đảng của Ninh Hòa chỉ có 4 chi bộ với 20 đảng viên đã lãnh đạo nhân dân làm nên sự kiện lịch sử.


Cuộc biểu tình 16-7-1930 ở huyện Tân Định giành thắng lợi vang dội đã có ý nghĩa rất lớn đối với phong trào cách mạng trong tỉnh. Tinh thần cách mạng của cuộc biểu tình ngày 16-7-1930 đã in một dấu son chói ngời trong lịch sử truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đảng bộ, nhân dân Tân Định và Khánh Hòa.

Tinh thần 16-7 quật cường.
Tinh thần 16-7 quật cường.


Sự kiện ngày 16-7 là niềm tự hào, là sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn, giúp nhân dân Khánh Hòa vượt qua mọi khó khăn, thử thách đi đến thắng lợi cuối cùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Theo dòng chảy của lịch sử, sự kiện 16-7 càng thể hiện khí phách của người Khánh Hòa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng bộ tỉnh thành lập ngày 24-2-1930 chỉ sau 20 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Cuộc biểu tình ngày 16-7 là cuộc biểu tình đầu tiên ở các tỉnh Nam Trung Bộ giành thắng lợi sau khi Đảng thành lập. Ngày 17-8-1945 Ninh Hòa đã đứng lên khởi nghĩa thành công trước cả Hà Nội, cùng với Nha Trang khởi nghĩa thành công ngày 19-8 đã góp phần cùng với cả nước làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.


Ánh sáng của lịch sử là định hướng cho tương lai phát triển. Truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân Khánh Hòa mãi mãi là nguồn sức mạnh kỳ diệu, là ánh sáng soi đường cho nhân dân Khánh Hòa đi lên dưới sự lãnh đạo của Đảng.


Chúng ta kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Khánh Hòa trong thời điểm vô cùng khó khăn. Khánh Hòa cùng với cả nước đang tập trung phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế 6 tháng đầu năm của tỉnh tăng trưởng âm 12,02%, thu ngân sách giảm 31% so cùng kỳ, hàng vạn người mất việc làm, trong khi đó khô hạn gay gắt đang đe dọa đời sống nông thôn... Dự báo, thu ngân sách năm nay sẽ chỉ đạt khoảng 70% dự toán, hụt thu ước 2.780 tỷ đồng. Những khó khăn đó đòi hỏi cấp ủy và chính quyền các cấp phải phát huy truyền thống cha ông, có những giải pháp quyết liệt, đồng bộ để đưa tỉnh sớm vượt qua, đảm bảo an sinh xã hội.


Kỷ niệm 90 năm sự kiện 16-7 trong thời điểm Đảng bộ thị xã Ninh Hòa đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đại hội là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân Ninh Hòa, quyết định sự phát triển của khu vực nam Vân Phong. Lúc này hơn lúc nào hết, toàn Đảng bộ đoàn kết, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo để đại hội thành công tốt đẹp.


Hào khí ngày 16-7 mãi mãi là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, động viên, khích lệ các thế hệ sau vươn tới.


Khánh Hòa

Theo Báo Khánh Hòa điện tử

https://baokhanhhoa.vn/chinh-tri/202007/chao-mung-90-nam-ngay-truyen-thong-dau-tranh-cach-mang-cua-dang-bo-va-nhan-dan-tinh-khanh-hoa-16-7-1930-16-7-2020-hao-khi-khanh-hoa-8173994/

Cách đây 90 năm, vào sáng ngày 16-7-1930, đoàn biểu tình với hơn 500 người của huyện Tân Định (thị xã Ninh Hòa ngày nay) dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng còn hết sức non trẻ đã rầm rập tiến vào huyện đường. Đoàn biểu tình vừa đi vừa hô khẩu hiệu đả đảo đế quốc Pháp và chế độ Nam triều phong kiến, đòi giảm sưu thuế, ủng hộ phong trào công - nông Nghệ Tĩnh… Trước khí thế hừng hực của quần chúng, viên tri huyện đã phải cúi đầu nhận và ký vào bản yêu sách. Khi đó, tổ chức Đảng của Ninh Hòa chỉ có 4 chi bộ với 20 đảng viên đã lãnh đạo nhân dân làm nên sự kiện lịch sử. Cuộc biểu tình 16-7-1930 ở huyện Tân Định giành thắng lợi vang dội đã có ý nghĩa r

Tin khác cùng chủ đề

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 1 năm 2023
Đây mùa mong ước
Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh  Khánh Hòa:  Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng tại Quảng trường 2 tháng 4
Khai mạc Hội báo xuân Giáp Thìn năm 2024
Tưởng niệm 54 năm Tàu C235 và 14 cán bộ, chiến sĩ hy sinh
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 - 3-3-2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 - 3-3-2024)  Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh

Gửi bình luận của bạn